TOC tổ chức Hội thảo OSP và lịch bay mùa hè 2018

Nhằm nâng cao công tác phối hợp giữa các đơn vị, nâng chỉ số đúng giờ OTP, OSP đối với các chuyến bay của VNA tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 31/5 vừa qua, TOC đã tổ chức Hội thảo OSP và triển khai lịch bay mùa hè năm 2018.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hội thảo có sự tham dự của Ban Giám đốc TOC, đại diện CBNV trực tiếp của các cơ quan, đơn vị phối hợp trong công tác phục vụ hành khách và chuyến bay tại TSN: Trung tâm OCC, Đoàn bay, ĐTV, VIAGS TSN, Trung tâm Bảo dưỡng ngoại trường HCM-VAECO, Công ty VACS, Skypec KVMN, trung tâm điều hành bay sân bay TSN – TIA cùng đại diện các phòng trong nội bộ của TOC.

Phòng Điều hành khai thác TOC đã truyền thông cho CBNV trực tiếp về lịch bay cao điểm hè, tình hình thực trạng OTP, OSP đối với các chuyến bay (đường trung, đường dài) của VNA xuất phát từ Tân Sơn Nhất và đề xuất các biện pháp để cải thiện tình hình.

Hội thảo OSP và triển khai lịch bay mùa hè năm 2018 do TOC tổ chức.

Thời gian thực hiện cao điểm hè diễn ra từ 15/6 – 15/8, số chuyến bay đi tăng so với thường lệ khoảng 16-25 chuyến bay/ngày (~18%-25%), chủ yếu tăng chặng nội địa và du lịch (DAD, HAN, PQC, CXR, DLI, HUI, UIH).

Các đề xuất phối hợp điều hành của TOC trong cao điểm hè, bao gồm: đảm bảo OSP các chuyến bay đầu ngày, chuyến bay có GT lớn; phối hợp Trung tâm điều hành sân bay bố trí bãi đỗ phù hợp với thứ tự cất cánh, phân gate boarding hợp lý, ưu tiên ống lồng cho các chuyến bay tàu lớn; phối hợp nạp dầu trước cho tàu bay có sẵn, GT lớn; hạn chế đổi lịch bay sát giờ đối với các chuyến bay có tàu về trễ nhưng GT không quá ngắn; xin phép bay sớm cho các chuyến bay ferry đã sẵn sàng, nạp dầu trước, vệ sinh trước cho các chuyến bay ferry.

Trong vai trò đại diện hãng, TOC thống nhất cách hiểu và có khái niệm đúng định nghĩa về các chỉ số “OSP, OTP” để người lao động trực tiếp phối hợp phục vụ tại sân bay nắm rõ và xử lý các tình huống bất thường tránh chậm trễ chuyến bay.

Thực trạng tình hình OSP các đường bay trung – dài đi Châu Âu, Úc, Đông Bắc Á 04 tháng đầu năm được nêu với những thông số cụ thể của từng đường bay: SGN-LHR: 26.92%; SGN-CDG: 18%; SGN-FRA: 17.39%; SGN-MEL: 34.17%; SGN-SYD: 40%; SGN-NRT: 33.33%; SGN-KIX: 26.67%; SGN-ICN: 25.83%; SGN-PUS: 25%. Trong tổng số 891 chuyến bay thực hiện có 257 chuyến bay đạt OSP chiếm 28.84% tổng số chuyến bay; 634 chuyến không đạt OSP chiếm 71,16% tổng số chuyến bay.

Trong điều kiện hạ tầng hiện có, TOC đã chủ trì tổ chức và phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo chỉ số OTP như:

► Phối hợp Trung tâm điều hành sân bay tăng tỷ lệ tàu bay được vào ống lồng.

► Cung cấp số liệu cho Skypec, Tapetco nạp số liệu dầu trước theo CFP.

► Linh hoạt kiến nghị đổi tàu nếu nhận thấy tàu về muộn, chậm chuyến dây chuyền.

► Trong vai trò đại diện hãng, xử lý các tình huống bất thường tránh chậm trễ chuyến bay.

► Đối với những chuyến bay có ground time đủ hoặc dài hơn ground time tiêu chuẩn: Đảm bảo đạt OSP đối với các CB đầu ngày, tàu bay có sẵn tại sân; chủ động boarding sớm 40 phút đối với các chuyến bay bãi xa, 35 phút đối với các chuyến bay board ống lồng.

► Đối với những chuyến bay short ground time: Chủ động liên lạc với Trung tâm điều hành VIAGS yêu cầu tăng cường nhân sự hoặc rút ngắn thời gian vệ sinh tàu bay; chủ động cho khách qua máy, chờ tại khu vực ống lồng khi các đơn vị phục vụ chuẩn bị rút, đảm bảo giờ bàn giao tàu bằng giờ khách onboard.

Các đơn vị thảo luận sôi nổi về các giải pháp nâng cao chỉ số OTP và OSP năm 2018.

Tại Hội thảo, các đơn vị phát biểu và bàn luận rất sôi nổi ý kiến về vấn đề thời điểm các đơn vị có mặt phục vụ đối với chuyến bay có GT+20 có gì khác so với chuyến bay tiêu chuẩn, thời điểm khách onboard (bước chân vào máy bay) 40p trước ETD, thời gian đóng của trước D-5, thời gian rút hết trang thiết bị hay thời điểm tổ lái xin huấn lệnh khởi hành… để khắc phục các nguyên nhân chuyến bay không đạt OSP.

Liên quan đến tổ lái, tiếp viên, đại diện phòng an toàn của Đoàn bay đã đóng góp ý kiến, trong thời gian tới đơn vị sẽ có chương trình phân bay mới tích hợp trong một ứng dụng để cập nhật thông tin mới nhất cho tổ lái và hiển thị báo cáo trạng thái làm việc của tổ lái nhanh chóng. Liên quan đến sân bay, đại diện trung tâm điều hành sân bay TSN chia sẻ: Số lượng tàu VNA đỗ qua đêm đang vượt quá số lượng Cảng dự kiến do sự phát triển quá lớn của VNA và công tác mở rộng sân đỗ vào quý 3, đầu quý 4 đưa vào khai thác bãi đỗ bên quân sự; chia sẻ về cách thức phân chia ống lồng phục vụ cho tất cả các hãng, trong đó có VNA, cũng như các nỗ lực phối hợp với TOC, VIAGS, VAECO để nhằm tối ưu việc các chuyến bay VNA được vào ống lồng phục vụ. Bên cạnh đó các đơn vị liên quan đến kỹ thuật, phục vụ trên tàu, phục vụ mặt đất… đã đóng góp những ý kiến rất thiết thực cho hoạt động khai thác VNA được thuận lợi, những ý kiến đóng góp cho việc phục vụ khách hạng C ngày càng tốt hơn, những vướng mắc trong quá trình phục vụ, phối hợp giữa các đơn vị với nhau cũng được người lao động trực tiếp ở các đơn vị nêu ra, từ đó giải tỏa được những khúc mắc “nhỏ” mà lâu ngày tích tụ lại thành “to”.

Hội thảo là cơ hội để các đơn vị hiểu rõ hơn về công tác tăng cường phối hợp và trách nhiệm các bên về nguyên nhân không đạt OSP trong thời gian qua và mục tiêu OSP cho sân bay TSN năm 2018.

Kết thúc Hội thảo, Ban Lãnh đạo TOC nhấn mạnh tầm quan trọng các chỉ số đúng giờ OTP, OSP của các chuyến bay, đề xuất các đơn vị phối hợp tiếp tục truyền thông timing schedule D+0 của mỗi chuyến bay đến người lao động trực tiếp lan tỏa và ý thức cao hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Hy vọng việc truyền thông timeline của chuyến bay sẽ lan tỏa trên toàn mạng bay của VNA, góp phần giúp VNA ngày càng thể hiện uy tín của một hãng hàng không 4 sao về chỉ số đúng giờ trong mắt hành khách đã đồng hành với chúng ta hơn 25 năm qua.

Quế Minh – TOC

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.