Câu hỏi mà BBT đưa ra trong tuần 2 như sau:
1. Những loại nào sau đây sau khi thải bỏ được coi là rác thải nhựa?
2. Tác hại của hạt vi nhựa (microbeads) có trong kem đánh răng, mỹ phẩm, kim tuyến trang trí…
Đáp án chính xác:
Câu 1: E. Phương án A, B và C.
Câu 2: C. Cả 2 phương án trên
Với hình thức lựa chọn ngẫu nhiên (random), BBT xin chúc mừng đã là người may mắn nhận giải tuần 2, mỗi giải là 01 mũ bảo hiểm Vietnam Airlines là 2 anh/chị có số thứ tự bình luận trong bài viết là 11 và 17 với nickname doc và hienpt.
Để nhận giải thưởng: Các CBNV làm việc tại Khối cơ quan TCT và các đơn vị tại Gia Lâm, đại diện Ban ATCL sẽ liên hệ và tặng quà trực tiếp tại Ban ATCL – tầng 9 tòa nhà Cục Hàng không Việt Nam 119 Nguyễn Sơn. Đối với CBNV làm việc tại các cơ quan, đơn vị khác, TTNB sẽ liên hệ và gửi quà tới các anh/chị qua đường bưu điện.
Tuần 3
NHỰA VÀ NILON: HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG TỚI CON NGƯỜI, MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
Dùng đồ nhựa không đảm bảo, các loại túi nilon và hộp xốp để đựng thực phẩm có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người về lâu dài:
– Mất cân bằng hóoc môn cơ thể
– Gia tăng phát triển nhiều bệnh lý sau này như béo phì và tiểu đường type 2, ung thư vú hay tuyến tiền liệt, rối loạn hệ thần kinh hành vi
– Ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản
Những vi nhựa xuất hiện do sự phân hủy nhựa không hoàn toàn hoặc tồn tại trong các loại mỹ phẩm, kem đánh răng, đồ trang trí được thải ra môi trường sẽ theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể con người và dần dần gây ảnh hưởng tới con người. Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện vi nhựa tồn tại trong nước uống đóng chai, nước máy và thức ăn của con người. Chưa có một phương pháp nào được công nhận là lọc được vi nhựa ra khỏi nước uống.
Không chỉ có mỗi con người bị ảnh hưởng, môi trường và các sinh vật sống đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các chất thải nhựa
Và gần đây nhất, khi một chiếc vỏ của gói bún ăn liền sản xuất tại Việt Nam được tìm thấy trong bụng của một chú cá heo chết dạt tại Thái Lan sẽ khiến bạn giật mình trước những tác động ghê gớm của con người đến môi trường sinh thái.
Các nhà nghiên cứu của tổ chức bảo vệ đại dương The Ocean Cleanup phát hiện có ít nhất 79.000 tấn rác thải nhựa trôi nổi ở đảo rác Thái Bình Dương. Số lượng rác này lớn gấp 4 – 6 lần so với ước tính từ hai nghiên cứu năm 2014.
Đảo rác Thái Bình Dương là khu vực có diện tích 1,6 triệu km2 nằm giữa Hawaii và California, Mỹ. Diện tích đảo rác trên biển này rộng hơn gần ba lần so với nước Pháp (643.801 km2). Những mảnh vụn trôi nổi từ vi hạt nhựa đến các mẩu kích thước lớn hơn như dây thừng và lưới đánh cá bị các dòng hải lưu cuốn đi và tích tụ. Những đảo rác tương tự cũng hình thành trên các đại dương khác.
Và cuối cùng, hãy cũng nhìn xem đại dương của chúng ta đang bị xâm chiếm bơi rác thải từ nhựa và nilon như thế nào.
Hãy đón đọc bài viết tuần tiếp theo để biết những hành động bạn có thể làm để hạn chế rác thải từ nhựa và nylon, cứu lấy môi trường và trái đất của chúng ta.
Câu hỏi kỳ 3:
1. Tính tới thời điểm hiện tại, diện tích đảo rác Thái Bình Dương đang gấp khoảng bao nhiêu lần diện tích nước Pháp:
A. 10 lần
B. 3 lần
C. 7 lần
D. 5 lần
2. Quốc gia nào đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa ra luật cấm sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn, nước uống
A. Mỹ
B. Anh
C. Singapore
D. Pháp
Giải thưởng: 02 giải bốc thăm ngẫu nhiên (đối với những người trả lời đúng cả 02 câu hỏi), mỗi giải là 01 mũ bảo hiểm Vietnam Airlines.
Các thành viên VNA tham gia chương trình vui lòng trả lời câu hỏi bằng cách bình luận dưới bài viết này.
Thời hạn: 17h ngày 25/6/2018.