[VHAT] Giải mã “văn hóa chính trực” của ngành hàng không

Văn hóa chính trực là yếu tố cốt lõi để xây dựng nền tảng văn hóa an toàn, trong đó các lỗi và hành động mất an toàn sẽ không bị trừng phạt nếu là hành vi không cố ý và được chủ động báo cáo trung thực. Tuy nhiên, với những hành vi bất hợp pháp hoặc vi phạm có chủ tâm thì sẽ bị xử lý.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Văn hóa chính trực trong lĩnh vực hàng không là gì?

“Việc xây dựng Văn hóa Chính trực là bước đi ban đầu vô cùng quan trọng trong một quá trình xây dựng VHAT, bởi sẽ còn rất nhiều những yếu tố khác phụ thuộc vào việc xây dựng và thực hiện Văn hóa Chính trực này như thế nào. Văn hóa Chính trực là môi trường mang tính tin tưởng mà mọi người đều được khích lệ hay khen thưởng khi cung cấp thông tin quan trọng về an toàn, nhưng họ cũng biết rõ sự khác biệt giữa hành vi chấp nhận được và không chấp nhận được. Một Văn hóa Chính trực hiệu quả luôn khuyến khích thái độ cân nhắc thận trọng, chống lại sự tự mãn, cam kết thực hiện những điều xuất sắc. Điều đó nuôi dưỡng cả trách nhiệm giải trình của cá nhân và tập thể về các vấn đề an toàn” – Theo TS. James Reason, Đại học Manchester.

Văn hóa Chính trực là Văn hóa mà mọi nhân viên đều chịu trách nhiệm về hành động của mình, và ngược lại, sẽ được đảm bảo đối xử công bằng, chính trực sau mỗi sự việc hay sự cố an toàn.         

alt text

Một Văn hóa Chính trực thành công phải kẻ được ranh giới giữa các hành vi chấp nhận được và không thể chấp nhận, từ đó khuyến khích việc tuân thủ các quy trình, quy định liên quan, cổ vũ việc thực hiện các hoạt động vận hành an toàn và thúc đẩy phát triển VHAT ở mức cao hơn thông qua nhiều hơn các hành vi an toàn làm tốt cho tổ chức và hệ thống.

Tại sao hàng không cần văn hóa chính trực?

Just Culture – Văn hóa chính trực – một trong 5 thành tố của VHAT tạo ra một môi trường làm việc tin tưởng, nhân viên được khuyến khích cung cấp thông tin an toàn, việc xử phạt phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng dựa trên kết quả điều tra khách quan. Xác định ranh giới giữa hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận là một trong những nội dung của Văn hoá chính trực 

Theo đó, văn hóa chính trực là yếu tố cốt lõi để xây dựng nền tảng văn hóa an toàn, trong đó các lỗi và hành động mất an toàn sẽ không bị trừng phạt nếu là hành vi không cố ý và được chủ động báo cáo trung thực. Tuy nhiên, với những hành vi bất hợp pháp hoặc vi phạm có chủ tâm thì sẽ bị xử lý.

Một khi Văn hóa Chính trực được tạo dựng thành công sẽ tạo ra các hiệu ứng có thể đo lường được, chẳng hạn như số lượng báo cáo tăng cao và các hành động khắc phục được thực hiện cũng như các lợi ích vô hình về tổ chức và quản lý. Văn hóa Chính trực khuyến khích quá trình học tập rút kinh nghiệm liên tục từ các sự việc an toàn nhằm cải thiện nhận thức về an toàn của tổ chức qua việc phân tích sâu những trường hợp mất an toàn. Văn hóa Chính trực giúp phát triển phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề và chia sẻ thông tin an toàn.

alt text
Văn hóa chính trực là yếu tố cốt lõi để xây dựng nền tảng văn hóa an toàn. (Ảnh minh hoạ: Reuters).

Văn hóa chính trực ở VNA

“VNA luôn kiên định, an toàn là nguyên tắc số một, không thể đánh đổi trong mọi hoạt động của hãng”.

Trong suốt hơn 20 năm thành lập và phát triển, VNA không ngừng nỗ lực xây dựng VHAT hàng không với việc xác định đây là một quá trình kiên trì mỗi ngày, kết hợp cùng nhiều biện pháp để có được sự thay đổi nhận thức, quan niệm và hành động của mỗi cá nhân.

Năm 2008, VNA là đơn vị đầu tiên của ngành Hàng không Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và là mô hình tiêu biểu để được học tập và nhân rộng trong Ngành HKVN. Theo số liệu của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế (IATA) những chỉ số trọng yếu liên quan đến an toàn bay của VNA đều vượt trội so với các hãng hàng không khác trong nước và ở mức cao so với mặt bằng chung thế giới trong nhiều năm qua.            

Tham gia chương trình trao đổi dữ liệu bay (FDX) của IATA, trong vòng 12 tháng qua, tỷ lệ xảy ra sự vụ, sự cố của VNA trong 3 tiêu chí bao gồm Chuyến bay qua địa hình (CFIT), Tiếp cận mặt đất không ổn định (Unstable Approach), An toàn đường băng khi hạ cánh (Runway Safety Landing) đều ở mức thấp hơn so với trung bình khu vực Châu Á trong 12 tháng qua và được IATA đánh giá cao.

alt text
VNA luôn kiên định, an toàn là nguyên tắc số một, không thể đánh đổi trong mọi hoạt động của hãng. (Ảnh: Hải An).

Ủy ban An toàn họp vào ngày 22/01/2019 đã kết luận việc thúc đẩy mạnh mẽ Văn hóa An toàn, đặc biệt là Văn hóa chính trực toàn Tổng công ty. Bộ định nghĩa Hành vi và Hướng dẫn thực hiện Văn hóa Chính trực đã được ban hành theo Quyết định số 205/QĐ-TCTHK-ATCL ngày 25/02/2019 nêu rõ định nghĩa về hành vi chấp nhận được và không thể chấp nhận; tạo khung pháp lý phòng ngừa hành vi xử phạt không công bằng đối với tai nạn, sự cố  không do hành vi cố tình hay thiếu trách nhiệm gây ra; tạo điều kiện phát triển văn hóa thông tin, văn hóa báo cáo, văn hóa học hỏi và văn hóa thích ứng linh hoạt.

Tiếp nối các chương trình thúc đẩy VHAT diễn ra sôi nổi trong những năm vừa qua (khảo sát VHAT, huấn luyện đào tạo, cuộc thi trò chơi số hóa gamification về VHAT, Hội thảo VHAT), ngày 18/3/2021, Ban ATCL đã khai mạc khóa huấn luyện VHAT 2021 với mục tiêu duy trì VHAT mức 4 (Chủ động) TCT đã đạt được năm 2020 cũng như hướng tới mức VHAT cao nhất mức 5 (Tiên tiến) vào năm 2025 theo định hướng của Ủy ban An toàn. 

Tham dự buổi khai mạc có các Lãnh đạo Ban ATCL, Đại diện Ban TCNL cùng các giáo viên và 30 học viên -CBNV làm công tác an toàn của các cơ quan, đơn vị. Đây là lớp đầu tiên trong tổng số 7 lớp triển khai trực tiếp tại 3 khu vực Bắc-Trung-Nam và 1 lớp trực tuyến dành cho đối tượng chi nhánh nước ngoài.

Các lớp huấn luyện VHAT 2021 nằm trong tổng thể chương trình chung về nâng cao an toàn đã được Chủ tịch UBAT – TGĐ VNA, ông Lê Hồng Hà phê duyệt triển khai. Theo đó, TCT sẽ tổ chức huấn luyện VHAT cho các cơquan, đơn vị, từ đó sẽ tiến hành phổ biến rộng rãi VHAT tới đội ngũ người lao động trực tiếp, đồng thời làm giàu Bộ định nghĩa hành vi an toàn tại  chính cơ quan, đơn vị mình.

alt text
Ông Nguyễn Đăng Quang, Trưởng ban ATCL, người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát an toàn của VNA khai mạc khóa huấn luyện VHAT 2021 (Ảnh: SQD)

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như trong nước, cùng với sự khó khăn chung của ngành hàng không thế giới nói chung và ngành hàng không trong nước nói riêng, Ban lãnh đạo TCT đã, đang và sẽ luôn nỗ lực không ngừng củng cố, nâng cao văn hóa an toàn và giữ vững giá trị cốt lõi bảo đảm an toàn khai thác trong toàn hệ thống.  

Đỗ Lệ Hoa- SQD

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.