[VHAT] An toàn và hội nhập hướng tới 5 sao: Chia sẻ dữ liệu hàng không toàn cầu

Không nằm ngoài xu hướng hội nhập, chuyển đổi số của VNA và thế giới, Ban ATCL đã chủ động tham gia chương trình Quản lý Dữ liệu Hàng không toàn cầu (GADM) của IATA bao gồm chia sẻ dữ liệu bay (FDX) và chia sẻ sự cố (IDX).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Văn hóa chính trực, an toàn là số một hay không đánh đổi an toàn bằng bất cứ giá nào. Những khẩu hiệu này đối với VNAer nghe thật quen thuộc. Lý do là VNA đang trên đường phấn đấu đểtrở thành hãng hàng không 5 sao và an toàn được ưu tiên hàng đầu. 

Ngay từ năm 2007, VNA đã đầu tư hệ thống phân tích dữ liệu bay (AGS) để Ban ATCL giám sát an toàn cho tất các chuyến bay của hãng. Trong hơn 10 năm vận hành, hệ thống AGS đã giúp VNA kiểm soát rất tốt những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn lĩnh vực khai thác bay, là công cụ quan trọng trong công tác điều tra sự cố, vụ việc và hỗ trợ lĩnh vực kỹ thuật trong công tác sửa chữa, khắc phục hỏng hóc. 

alt text
Thống kê các vụ việc từ phân tích dữ liệu bay. (Ảnh: ATCL).

Theo thống kê từ năm 2010, số vụ việc có nguy cơ uy hiếp an toàn cao (Level 3) ở mức 143.5 vụ/10.000 chuyến bay và có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Đến năm 2021, trong 08 tháng đầu năm chỉ còn 0.27 vụ/ 10.000 chuyến bay. Điều này là minh chứng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt của VNA đã phát huy hiệu quả.

Không nằm ngoài xu hướng hội nhập, chuyển đổi số của VNA và thế giới, Ban ATCL đã chủ động tham gia chương trình Quản lý Dữ liệu Hàng không toàn cầu (GADM) của IATA bao gồm chia sẻ dữliệu bay (FDX) và chia sẻ sự cố (IDX). GADM là thoả thuận, là một nền tảng quản lý dữ liệu tích hợp tất cả các nguồn dữ liệu hoạt động nhận được từ nhiều nguồn, nhiều hãng khác nhau. Tất cả đều đưa vào một cấu trúc cơ sở dữ liệu chung của IATA và được liên kết với nhau. 

alt text
Các thành viên tham gia GADM. (Ảnh: ATCL).

Các kỹ thuật để cải thiện an toàn hàng không đã vượt ra ngoài phân tích các vụ tai nạn đơn lẻ và cần phải chuyển sang các phân tích dựa trên dữ liệu về các xu hướng và sự tương tác giữa các mắt xích trong chuỗi vận tải hàng không. Đây là nội dung của chương trình GADM. Chương trình cung cấp một phân tích toàn diện, cơ sở dữ liệu chéo, hỗ trợ cách tiếp cận chủ động theo hướng dữ liệu để phân tích xu hướng nâng cao và giảm thiểu rủi ro được dự đoán.

Chương trình trao đổi dữ liệu bay (Flight Data Exchange – FDX) tổng hợp dữ liệu các chuyến bay từ nhiều hãng hàng không trên thế giới vào một cơ sở dữ liệu toàn cầu nhằm nhận diện các rủi ro an toàn trong hoạt động bay. Hàng tháng, Ban ATCL chiết xuất dữ liệu từ FDX kết hợp với hệthống phân tích dữ liệu bay, đưa vào báo cáo Tổ công tác An toàn SAG1 để khối khai thác bay nhận biết tình hình an toàn của VNA và xu hướng những rủi ro an toàn mà các hãng hàng không trên thế giới gặp phải, từ đó chủ động đưa ra các giải pháp giảm thiểu các nguy cơ gây mất an toàn có thể dự báo. 

Khi tham gia chương trình trao đổi dữ liệu FDX, VNA nhận được những lợi ích như: Nhận các báo cáo phân tích, bản tin an toàn của IATA; Chủ động nhận diện các mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đó đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tại các sân bay, đường bay hiện đang và sẽ dự định khai thác; Rút kinh nghiệm và xác định được cấp độ an toàn của VNA trong IATA.

Kể từ khi tham gia FDX, các chỉ số khai thác của VNA thể hiện việc kiểm soát an toàn tốt so với các hãng hàng không khác trong IATA: Tiếp cận không ổn định (Unstable Approach): là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều vụ sự cố, tai nạn trên thế giới, hiện VNA đang ở mức thấp đáng kể so với mặt bằng chung của các hãng hàng không trong IATA.

alt text
Các chuyến bay Tiếp cận không ổn định. (Ảnh: ATCL).

Quản lý chuyến bay không tốt (Loss of Control): Việc quản lý chuyến bay của tổ lái cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát trạng thái tàu bay, sai lỗi của tổ lái có thể dẫn tới các vụ việc gây mất an toàn. Hiện tại, VNA đang có chỉ số rất thấp và thấp hơn nhiều so với các hãng trong IATA.

alt text
Hệ thống điều khiển  (Ảnh: ATCL).

Bay lại (Go-Around): Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chuyến bay phải thực hiện bay lại, việc thực hiện bay lại có thể là nguyên nhân phát sinh thêm chi phí, thời gian khai thác, chậm chuyến dây chuyền và phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của hành khách. Trong mùa mưa bão, thời tiết không thuận lợi, số lần bay lại tuy có xu hướng tăng trong tháng 7/2021, nhưng VNA vẫn duy trì thấp hơn so với các hãng. 

alt text
Các chuyến bay phải thực hiện bay lại. (Ảnh: ATCL).

Cảnh báo va chạm (TCAS): Đây là cảnh báo khi xuất hiện nguy cơ 2 tàu bay va chạm trên không, hiện VNA có tỷ lệ rất thấp và thấp hơn nhiều so với các hãng trong IATA. 

alt text
Tỷ lệ cảnh báo va chạm trên không. (Ảnh: ATCL).

Việc tham gia chia sẻ dữ liệu an toàn với IATA thể hiện đóng góp tích cực của VNA với tư cách làthành viên có trách nhiệm, bên cạnh đó cũng giúp Lãnh đạo VNA có bức tranh tổng thể để đưa ra những định hướng và các giải pháp an toàn trong giai đoạn tiếp theo trong lộ trình đưa VNA trởthành Hãng hàng không an toàn hàng đầu toàn cầu, góp phần sớm đưa VNA sánh ngang thứ hạng với các Hãng hàng không trên thế giới và đạt chứng nhận 5 sao trong tương lai gần.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.