Thúc đẩy văn hoá an toàn tại TOC

Trong nhiều năm qua Văn Hoá An Toàn (VHAT) luôn được Ban Giám đốc TOC chú trọng, dành nhiều sự quan tâm, động viên khích lệ và gương mẫu đi đầu trong các hoạt động như trực tiếp tham gia, xuống sân đậu tàu bay để kiểm tra các công trình thi công, phát hiện FOD (Foreign Object Damage).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trung tâm khai thác Tân Sơn Nhất (TOC), được thành lập tháng 1/1999. Đến nay đã hơn 20 năm hoạt động với bề dày thành tích, TOC là đại diện của TCT tại sân bay Tân Sơn Nhất. 

TOC thay mặt TCT toàn quyền giải quyết các công việc với các cơ quan đơn vị theo phân cấp ủy quyền, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo an toàn, an ninh cho các chuyến bay đi và đến TSN; chịu trách nhiệm quản lý tài sản, nguồn lực và tài chính của TCT theo phân cấp.

Đối với công tác giám sát, quản lý chất lượng dịch vụ: thực hiện quản lý chung tất cả các chuyến bay trong một ca trực và xử lý các tình huống bất thường nằm ngoài quy định hay hợp đồng. TOC tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ theo phương thức hậu kiểm, tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo các quy trình, quy định của VNA được thực hiện đúng và đủ.

Đối với hoạt động điều phối, TOC thực hiện điều phối chung các hoạt động với nhà chức trách và các cơ quan chức năng đảm bảo hoạt động khai thác, phục vụ các chuyến bay của VNA được thực hiện tốt.

TOC chủ trì các phương án phục vụ phát sinh bất thường ngoài quy định hoặc quy định chưa nêu rõ hoặc những vấn đề đã có trong quy định như các trường hợp ảnh hưởng lớn đến an ninh – an toàn, hiệu quả khai thác, chậm chuyến dây chuyền, dịch bệnh, hình ảnh, uy tín của TCT. 

An toàn là số 1, An toàn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nghành Hàng Không!

Trong tất cả các nhiệm vụ chức năng mà TOC đang thực thi thì vấn đề đảm bảo an toàn cho các chuyến bay luôn được đặt lên hàng đầu. Theo đại diện TOC, trong nhiều năm qua Văn Hoá An Toàn (VHAT) luôn được Ban Giám đốc TOC chú trọng, dành nhiều sự quan tâm, động viên khích lệ và gương mẫu đi đầu trong các hoạt động như trực tiếp tham gia, xuống sân đậu tàu bay để kiểm tra các công trình thi công, phát hiện FOD (Foreign Object Damage).

Đặc biệt phong trào phát hiện, thu nhặt FOD trên sân đậu đã hình thành ý thức, thói quen của toàn thể cán bộ nhân viên đang làm việc tại khu vực sân đậu, làm cơ sở cho việc xây dựng ý thức về văn hóa an toàn nói chung.

alt text
Phong trào phát hiện, thu nhặt FOD trên sân đậu đã hình thành ý thức, thói quen của toàn thể CBNV. (Ảnh: TOC).

Bên cạnh việc thường xuyên tổ chức team building giữa các phòng lồng ghép các hoạt động tìm hiểu về VHAT (khi chưa có dịch), Ban lãnh đạo còn phát động phong trào phát hiện FOD trên sân đậu tạo phong trào rộng rãi, sôi nổi, rèn luyện ý thức cho người lao động trong các hoạt động hàng ngày để hình thành thói quen tốt. 

Từ nhân viên lái xe chở tổ lái, chuyên viên điều phái bay (từ tháng 8/2021 do tái cơ cấu nên không còn ở TOC), đến chuyên viên Giám sát sân đỗ đều nhiệt tình tham gia phong trào phát hiện FOD. Các phòng khác hoạt động ở nhà ga và văn phòng cũng thường xuyên nhận diện rủi ro, quản lý sự thay đổi để giảm thiểu các ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.

Song song với đó là việc truyền thông về Văn hóa chính trực để mọi nhân viên đều chịu trách nhiệm về hành động của mình, và bù lại, sẽ được đảm bảo đối xử công bằng, chính trực sau mỗi sự việc hay sự cố xảy ra. Mọi sự việc liên quan đến an toàn, đặc biệt là các lỗi cá nhân hay hệ thống, đầu tiên phải được coi là cơ hội quý giá để học hỏi và hoàn thiện quy trình hoạt động thông qua quá trình phản hồi và phân tích sự việc. 

Từ việc hiểu được nhân viên sẽ có được sự ủng hộ cho hệ thống an toàn của đợn vị, trong năm 2020, trung tâm tiếp tục truyền thông đến người lao động về Bộ định nghĩa hành vi an toàn và cách viết báo cáo trên hệ thống AQD. 

alt text

Khi toàn bộ CBNV đều hiểu và nhận thức được an toàn là số 1, là đơn vị làm công tác giám sát thường xuyên phải ghi nhận sự việc, lập biên bản báo cáo nên khí có thêm hệ thống báo cáo AQD, CBNV TOC không ngỡ ngàng, họ dễ dàng tiếp nhận và sử dụng. Và do đã được truyền thông về Văn hoá chính trực nên người lao động không còn thấy ngại khi viết báo cáo trên hệ thống AQD. 

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục đó là: Người lao động chỉ nghĩ khi có sự việc mới làm báo cáo mà chưa có những báo cáo tự nguyện, báo cáo bí mật về những nhận diện rủi ro an toàn trong quá trình giám sát. Người lao động tại các phòng thuộc lực lượng gián tiếp còn ít quan tâm đến việc báo cáo trên hệ thống AQD. Người lao động mong muốn nhận được kết quả xử lý sau khi nhận được thư phản hồi đã chấp nhận từ hệ thống AQD.

alt text
Khen thưởng những nhân viên có thành tích thu nhặt FOD và báo cáo kịp thời. (Ảnh: TOC).

Một số gương điển hình thường xuyên viết báo cáo: 

Nguyễn Thị Mỹ Lệ

 Huỳnh Thiện Tâm

Ngô Mạnh Tú

Đỗ Ngọc Chơn

Đỗ Xuân Trường

Nguyễn Thắng Lợi

Trần Thị Huyền Trang

Nguyễn Lê Thành Vinh

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.