Phát triển Văn hoá báo cáo – Nâng tầm Văn hoá an toàn

Từ đầu năm 2018, lãnh đạo TCT đã quyết tâm đưa phần mềm Quản lý ATCL tổng thể (AQD) vào hỗ trợ công tác tiếp nhận và xử lý báo cáo ATCL. Số lượng báo cáo từ các cơ quan đơn vị gửi về ban ATCL không ngừng tăng lên mặc dù số chuyến bay và sản lượng khai thác sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa báo cáo trong tổ chức, từ thái độ của lãnh đạo đối với nhân viên đến quan điểm lãnh đạo, biện pháp thực hiện.

Các nghiên cứu tập trung vào việc khuyến khích Báo cáo tình huống cận nguy hiểm (near-miss), có thể hiểu là những tình huống tai nạn không chấn thương, dựa trên quan điểm của Heinrich cho rằng một tai nạn bắt đầu từ những tình huống, vụ việc mất an toàn do lỗi, sơ xuất nhưng không được báo cáo, xem xét kịp thời và thỏa đáng. Báo cáo tình huống cận nguy hiểm là nhân tố chính của văn hóa báo cáo chủ động. Ngoài ra, trước khi phát triển một hệ thống báo cáo, tổ chức cần tìm hiểu tập quán báo cáo và những yếu tố chính ảnh hưởng đến tập quán đó.

alt text
Phát triển Văn hoá báo cáo – Nâng tầm Văn hoá an toàn. (Ảnh: VNA).

Văn hóa báo cáo của VNA có nhiều thuận lợi

► VNA trở thành thành viên chính thức của IATA từ năm 2006, được đánh giá định kỳ và gia hạn chứng chỉ IOSA đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ATKT, trong đó có các tiêu chí về SMS và VHAT. Vì vậy, VNA đã sớm xây dựng và không ngừng thúc đẩy văn hóa báo cáo an toàn trong đơn vị

► VNA sớm có quy định báo cáo vụ việc an toàn, tai nạn sự cố, cung cấp mẫu báo cáo theo từng lĩnh vực, được quy định trong tài liệu hoạt động của các khối KTB, Kỹ thuật, KTMĐ, được huấn luyện, tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ nhân viên trong công ty

► VNA đang thực hiện chương trình CĐS toàn diện, hình thức báo cáo được thay đổi phù hợp, sử dụng AQD hỗ trợ công tác tiếp nhận, xử lý báo cáo ATCL nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả

► Việc thay đổi nhận thức của lãnh đạo cấp cao mang tính chiến lược, coi “An toàn là giá trị cốt lõi”. Cấp lãnh đạo luôn quan tâm, khích lệ cán bộ nhân viên báo cáo an toàn và coi trọng người báo cáo, thể hiện trong cam kết của cấp lãnh đạo trong Chính sách ATCL của tổng công ty.

Nhưng cũng còn những trở ngại:

► Một số lãnh đạo cơ sở chưa thực sự là cầu nối giữa hệ thống ATCL và nhân viên, chưa chú trọng việc báo cáo và xử lý báo cáo nội bộ và phối hợp với các đơn vị khác

► Một bộ phận nhân viên chưa được huấn luyện, truyền thông đầy đủ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác báo cáo ATCL, thiếu niềm tin vào kết quả của báo cáo tích cực. Đa số tâm lý nhân viên ngại va chạm, tránh phiền phức, thiếu chủ động.

Từ đầu năm 2018, lãnh đạo TCT đã quyết tâm đưa phần mềm Quản lý ATCL tổng thể (AQD) vào hỗ trợ công tác tiếp nhận và xử lý báo cáo ATCL. Số lượng báo cáo từ các cơ quan đơn vị gửi về ban ATCL không ngừng tăng lên mặc dù số chuyến bay và sản lượng khai thác sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19.

Chỉ tính từ tháng 1 đến tháng 11/2021, có gần 2500 báo cáo an toàn khai thác gửi đến hệ thống AQD, tăng gấp nhiều lần so với số lượng 320 báo cáo của cả năm 2018. Tuy số lượng báo cáo tăng lên nhưng số vụ việc, sự cố an toàn mức C,D,E (mức nguy hiểm trung bình và nhỏ) lại giảm theo từng năm, cho thấy tác dụng rõ rệt của các biện pháp giảm thiểu rủi ro mà VNA đã thực hiện, trong đó văn hóa báo cáo của VNA đang phát triển theo hướng rất tích cực. VNA tự hào là hãng hàng không đạt chứng chỉ 5 sao cao nhất của Skytrax về An toàn phòng chống dịch Covid-19 và không có tai nạn, sự cố an toàn mức A,B (mức nghiêm trọng) trong suốt 25 năm qua.

alt text
(Số liệu: Bản tin an toàn VNA, AQD).

Do tính chất đặc thù công việc, cán bộ nhân viên của các đơn vị tuyến trước luôn là người gửi số lượng báo cáo an toàn nhiều nhất về hệ thống AQD như Đoàn bay, VIAGS, VAECO, Đoàn tiếp viên, Trung tâm khai thác Nội Bài, Tân Sơn Nhất…

Để đẩy mạnh văn hóa báo cáo, sự quan tâm khuyến khích của cấp quản lý an toàn và chính sách báo cáo không trừng phạt là hai yếu tố đóng vai trò quyết định.

► Người quản lý an toàn phải là cầu nối giữa từng cá nhân với việc thực hành quản lý ATCL, người quản lý có ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy văn hóa báo cáo trong đơn vị

► Cán bộ nhân viên cần được thông tin và huấn luyện đầy đủ về cách báo cáo điện tử trên AQD; Tích cực tuyên truyền văn hóa chính trực và văn hóa báo cáo; Tiếp tục duy trì, khuyến khích báo cáo an toàn bí mật

► Tăng tính hiệu quả của hệ thống xử lý báo cáo, ngăn ngừa rủi ro, luôn phản hồi người báo cáo

► Phát động văn hóa báo cáo, tổng kết số lượng, chất lượng, khen thưởng người báo cáo có chất lượng, đề xuất sáng tạo để khuyến khích cá nhân, đơn vị tích cực tham gia.

Để đẩy mạnh văn hóa báo cáo cũng như văn hóa an toàn, tổ chức cần phải đánh giá ảnh hưởng và hiệu quả của các hành động có đạt được mục đích đề ra hay không, chỗ nào cần thúc đẩy, chỗ nào cần điều chỉnh. Một vị lãnh tụ nước ngoài từng nói: thái độ và quan điểm của con người được hình thành sau cuộc sống hàng chục năm nên không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, với sự kiên trì đồng lòng và quyết tâm, chắc chắn văn hóa báo cáo của VNA sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa, góp phần xây dựng thành công văn hóa an toàn đạt mức tiên tiến vào năm 2025 như mục tiêu đề ra.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.