Nâng cao nhận thức về Văn hóa an toàn – Trách nhiệm của mỗi cá nhân

Là tiếp viên hàng không của VNA, mỗi cá nhân chúng ta hãy chủ động tìm hiểu về văn hóa an toàn, văn hóa chính trực của VNA. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền và lan tỏa đến cho tất cả đồng nghiệp không chỉ trong Đoàn Tiếp viên mà còn cả TCT về văn hóa an toàn, văn hóa chính trực.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

An toàn là 1 từ quen thuộc được chúng ta sử dụng thường xuyên trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng có thể đưa ra 1 định nghĩa chính xác. Theo từ điển pháp luật, an toàn (Safety) được hiểu là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh hoặc tiềm ẩn do các nguyên nhân chủ quan hay khách quan trong cuộc sống.

Đối với ngành hàng không, văn hóa an toàn là nền tảng cho sự phát triển bền vững, an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Trong suốt hơn 25 năm hình thành và phát triển của VNA, văn hóa doanh nghiệp trong đó có văn hóa an toàn được xác định là giá trị cốt lõi, đã được kết tinh, bảo tồn và phát triển không ngừng nghỉ. Tất cả các hoạch định chiến lược của Ban lãnh đạo đều nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển một hệ thống văn hóa an toàn bền vững và liên tục từ mức chủ động hiện tại hướng tới mức tiên tiến ưu việt vào năm 2025. 

alt text
Lớp học định kỳ An toàn bay hàng năm tại TTHLB (Ảnh: FTC).

Văn hóa an toàn hàng không tại VNA từ khi bắt đầu đến nay là một môi trường văn hóa an toàn tích cực, được đánh giá dựa trên sự tin tưởng trao đổi và chia sẻ  các thông tin an toàn giữa người quản lý và nhân viên, được khuyến khích, ủng hộ từ các cấp lãnh đạo. Mọi cá nhân VNA đều có  trách nhiệm tham gia vào công tác đảm bảo an toàn của tổ chức.

Xuất phát từ chỉ đạo của nguyên Tổng giám đốc Dương Trí Thành về việc đẩy mạnh văn hóa an toàn, Văn hóa chính trực trong toàn tổng công ty tại Hội thảo Văn hóa an toàn 2018, VNA đã lần đầu tiên ban hành và áp dụng bộ định nghĩa hành vi và hướng dẫn thực hiện Văn hóa chính trực, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động an toàn.

Từ  31/8 – 30/9/2020, tôi và tất cả các anh chị em đồng nghiệp đã được tham gia khảo sát văn hóa an toàn với 2 nội dung: Văn hóa an toàn và quản lý mệt mỏi. Đặc biệt TCT đã hoàn thiện, nâng cấp website về văn hóa an toàn tại địa chỉ: https://vhat.vietnamairlines.com/, ứng dụng trên di động Bộ định nghĩa hành vi và hướng dẫn thực hiện văn hóa chính trực. Đây là 1 địa chỉ rất hữu ích để không chỉ đội ngũ tiếp viên mà còn tất cả cán bộ nhân viên VNA có thể tra cứu, tìm hiểu và học tập bất cứ lúc nào.

alt text
Tiếp viên Nguyễn Thị Minh Trâm 34 – LĐTV6. (Ảnh: NVCC).

Đối với các hoạt động nâng cao nhận thức về văn hóa An toàn của Đoàn Tiếp viên, ngoài các lớp học định kỳ An toàn bay hàng năm diễn ra tại Trung tấm Huấn luyện bay (FTC), đội ngũ tiếp viên chúng tôi còn được tham gia định kỳ các buổi tập huấn nhóm bay để được ôn luyện, cập nhật các kiến thức, kỹ năng về An toàn, an ninh, dịch vụ. Đặc biệt, các buổi bình giảng về An toàn bay do Phòng ATCL tổ chức đã giúp chúng tôi học hỏi và rút kinh nghiệm được rất nhiều qua những tình huống cụ thể. Từ đó tự mỗi cá nhân ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với việc duy trì và đảm bảo an toàn trong khi làm nhiệm vụ trên mỗi chuyến bay. 

Là tiếp viên hàng không của VNA, mỗi cá nhân chúng ta hãy chủ động tìm hiểu về văn hóa an toàn, văn hóa chính trực của VNA. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền và lan tỏa đến cho tất cả đồng nghiệp không chỉ trong Đoàn Tiếp viên mà còn cả TCT về văn hóa an toàn, văn hóa chính trực. Từ đó làm tăng niềm tin của CBNV, xây dựng ý thức báo cáo an toàn và luôn tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.