Tham gia lớp học là các cán bộ chủ chốt làm công tác an toàn của ĐB, ĐTV, TTHL, TOC, CNMN (PQC, VCA), VAECO, VIAGS, SKYPEC. Ngoài ra còn có sự tham gia của đại diện cán bộ an toàn các Hãng trong VNA Group VASCO, PA, K6.
Xuyên suốt 2 ngày huấn luyện với các chủ đề về Văn hoá an toàn, Văn hoá báo cáo và Quản lý sự thay đổi, lớp học đã diễn ra sôi nổi với các trao đổi của cán bộ các CQĐV và các thông tin chia sẻ của PA, K6, VASCO trong bối cảnh TCT vừa ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Uỷ ban An toàn – VNA Group.
Các câu hỏi được đặt ra thảo luận trong quá trình huấn luyện là làm thế nào để nâng cấp VHAT đạt trên mức Chủ động (Proactive), hướng tới mức Tiên tiến (Generative) vào năm 2025; công tác phân quyền, phối hợp xử lý báo cáo an toàn, đặc biệt báo cáo bí mật như thế nào để thúc đẩy nhiều hơn nữa số lượng và chất lượng báo cáo; làm thế nào để công tác quản lý sự thay đổi chủ động, hiệu quả hơn…
Một trong các nội dung huấn luyện trọng tâm là thúc đẩy văn hóa báo cáo. Hệ thống báo cáo an toàn bao gồm báo cáo tự nguyện (trong đó có báo cáo bí mật), báo cáo bắt buộc và báo cáo định kỳ.
Toàn cảnh lớp huấn luyện (Ảnh: SQD)
Với việc áp dụng báo cáo điện tử trên hệ thống quản lý ATCL (AQD/RRSMS) thay thế phương thức báo cáo giấy với nhiều hạn chế trong thu thập và xử lý dữ liệu, các báo cáo an toàn khi “submit” trên hệ thống AQD sẽ được đồng bộ vào cơ sở dữ liệu an toàn, đồng thời thông tin ngay tức thì tới các đội ngũ làm an toàn của cả hệ thống, thuận tiện cho công tác xử lý, phản hồi các thông tin, vụ việc kịp thời, đồng bộ.
Mục tiêu nâng cấp VHAT đạt trên mức Chủ động (Proactive), hướng tới mức Tiên tiến (Generative) vào năm 2025 (Ảnh: SQD)
Tiếp nối thành công lớp đào tạo tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vừa qua, hy vọng rằng các lớp huấn luyện VHAT triển khai tiếp theo sẽ diễn ra hiệu quả, đồng thời cũng tạo diễn đàn trao đổi thông tin, đề xuất các giải pháp giúp cải tiến tốt hơn hệ thống quản lý an toàn của cả VNA Group.