Khám phá thế giới bên trong xưởng bảo dưỡng máy bay hàng đầu Việt Nam

Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO) hiện đang vận hành và khai thác 02 xưởng sửa chữa máy bay tại sân bay Nội Bài, xưởng sửa chữa số 1 chứa được 01 máy bay thân hẹp, trong khi đó xưởng sửa chữa số 02 rộng 12.000 m2 có thể chứa 4 máy bay thân hẹp hoặc 2 máy bay thân rộng trong cùng một thời điểm. Các dòng máy bay được VAECO bảo dưỡng tại gồm: máy bay A319, A320, A321, A330, A350, B777, B787 và ATR.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

VAECO là tổ chức bảo dưỡng duy nhất tại Việt Nam được phê chuẩn năng định bảo dưỡng Nội trường bởi Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng không Liên bang Mỹ, Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu và nhiều nhà chức trách hàng không khác, hiện đang cung cấp dịch vụ bảo dưỡng nội trường cho toàn bộ đội bay của Vietnam Airlines, Cambodia Angkor Air. Ngoài ra VAECO cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho các Hãng hàng không khác trong nước, đóng góp vào sự an toàn của các chuyến bay, thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của dịch vụ vận tải hàng không trong nước. 

Ngoài bảo dưỡng máy bay, VAECO còn được phê chuẩn năng định sửa chữa bảo dưỡng thiết bị máy bay, dịch vụ quản lý phụ tùng vật tư, bảo dưỡng nội thất, đào tạo chuyên ngành hàng không…VAECO cũng đã hợp tác với đối tác ST Aerospace (Singapore) thành lập liên doanh tổ chức bảo dưỡng, thực hiện bảo dưỡng các thiết bị trên tàu bay như thiết bị khẩn nguy, phanh bánh, tang trống…

Các tàu bay của Vietnam Airlines đang trong giai đoạn bảo dưỡng định kỳ tại VAECO

Bảo dưỡng động cơ máy bay được các kỹ sư thực hiện kỹ lưỡng trước khi được đưa vào sử dụng

Kỹ sư kiểm tra, bảo dưỡng cánh tàu bay. Với nguyên tắc “An toàn là số 1”, các tàu bay đều được kiểm tra kỹ thuật và bảo dưỡng kỹ lưỡng từng bộ phận trước khi cất cánh. Đây là công tác đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm an toàn bay, qua đó hành khách có thể hoàn toàn yên tâm trên các chuyến bay.

Bảo dưỡng tang trống. Trong ba bộ phận quan trọng cấu tạo thành bánh máy bay bao gồm lốp, tang trống và phanh thì tang trống là một trong những điểm khó bảo dưỡng nhất.

Động cơ tàu bay có kích thước rất lớn nên khi di chuyển đi đại tu, phải tách nhỏ thành các phần khác nhau và lắp lại thành khối hoàn chỉnh sau đó.

Những bộ phận khác của tàu bay như lốp, phanh, càng… đều được kiểm tra tỉ mỉ trước khi tàu bay được đưa vào khai thác.

Tháo lắp lốp tàu bay. Mặt lốp máy bay được tạo rãnh chạy dọc lốp chứ không phải từng mảng tạo hoa lốp như trên ôtô. Những mảng hoa lốp như vậy có thể bị vỡ ở áp lực cao vì liên kết giữa các khối bị tách rời. Với cấu trúc riêng của mình, loại lốp cứng nhất của máy bay có khả năng chịu tốc độ hạ cánh khoảng 463 km/h.

Các kỹ sư lắp hệ thống thổi ngược của động cơ. Hệ thống này có nhiệm vụ bảo vệ bộ phận chính của động cơ và giúp làm giảm tốc độ máy bay khi hạ cánh. Vì vậy, theo các kỹ sư, lắp ráp này cần sự chính xác tuyệt đối

Kiểm tra càng. Theo các kỹ sư, tùy theo tình trạng của máy bay, việc bảo trì, sửa chữa một chiếc có thể mất vài ngày đến cả tháng.

Các nhân viên kỹ thuật đang thực hiện bảo dưỡng động cơ. Tất cả công việc thao tác khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng đều phải tuân thủ theo tài liệu có sẵn, để tránh sai sót trong quá trình thực hiện.

Shop ắc-quy máy bay

Phí công và nhân viên kỹ thuật VAECO trao đổi trước chuyến bay

Nhân viên kỹ thuật thực hiện Sơn tang trống

Kiểm tra cánh tàu bay. Để tháo các thiết bị lớn như cánh tà phải cần nhiều người và cẩu trục để thực hiện.

Các kỹ sư cho biết, khi máy bay hoạt động sẽ xảy ra rung lắc, dễ khiến các con ốc hoặc đường ống có thể bị nới lỏng ra gây mất an toàn. Việc kiểm tra, siết chặt các ốc giúp ngăn ngừa nguy cơ này.
Truyen Thong Noi Bo-COMM
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.