[Vaccine Covid-19] Hiệu quả phòng bệnh ra sao?

Để phòng tránh những mất mát khủng khiếp do Covid-19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là vaccine. Hiệu quả phòng bệnh ra sao? Lịch tiêm vaccine covid gồm mấy mũi?…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vaccine Covid-19 là gì?

Vaccine Covid-19 là chủng loại vaccine phòng viêm đường hô hấp cấp, giúp ngăn ngừa vi rút Corona. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị công bố sản xuất vaccine ngừa Corona virus thành công và cho hiệu quả khá tích cực.

alt text
Việc tìm kiếm một loại vaccine an toàn và hiệu quả đề phòng ngừa nguy cơ nhiễm Covid-19 đang là vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay.

Cơ chế sinh miễn dịch của vaccine Covid-19

1. Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động chống Covid-19 có thể đạt được nhờ huyết thanh từ bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm virus Sars-Cov-2, huyết thanh này chứa lượng lớn kháng thể miễn dịch, từ Globulin siêu miễn dịch – chẳng hạn như globulin miễn dịch với cytomegalovirus (CMVIG) được thu thập từ nhiều người hiến khác nhau hoặc với kháng thể trung hòa đơn dòng.

2. Miễn dịch chủ động

Hiện nay, có đến hơn 100 loại vaccine Covid-19 đang ở các giai đoạn phát triển tiền lâm sàng. Các loại vaccine tác động theo những cơ chế khác nhau để tạo ra miễn dịch, nhưng với tất cả các loại vaccine Covid-19 đều có cơ chế chung là ngoài việc tạo ra kháng thể chống lại virus, vaccine còn có thể tạo ra tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh, chống lại chúng nếu bị tấn công trong tương lai.

Cho đến hiện tại, các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu xem thời gian mà các tế bào ghi nhớ này bảo vệ cơ thể khỏi virus Sars-Cov-2 là bao lâu.

Đối với COVID-19 Vaccine AstraZeneca, cơ thể phát triển khả năng miễn dịch, phòng tác nhân gây bệnh virus SARS-CoV-2. Những loại vaccine khác nhau sẽ có những tác động khác nhau để cơ thể đáp ứng miễn dịch, tuy nhiên có một điểm chung trong cách thức hoạt động của vaccine là ngoài việc tạo ra kháng thể chống lại virus, vaccine còn có thể tạo ra tế bào miễn dịch, gọi là tế bào lympho T, lympho B ghi nhớ để chống lại “kẻ xâm lược” – virus trong tương lai.

Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được sản xuất theo theo cơ chế vector, tức là vaccine sử dụng virus adeno mất khả năng sao chép của tinh tinh, dựa trên phiên bản suy yếu của virus adeno (virus cúm gây bệnh ở tinh tinh), có chứa vật chất di truyền là protein gai bề mặt của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có tên là Spike hoặc S. Protein. Mặt khác, Spike là thành phần tiên phong mở đường tiến công cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể con người và cũng là mục tiêu tấn công của hệ miễn dịch khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập.

Sau khi tiêm vaccine, protein gai bề mặt được sản xuất, hệ thống miễn dịch tiếp tục tạo ra các tế bào ghi nhớ. Những tế bào này sẽ phát hiện ra virus SARS-CoV-2 nếu loại virus này tấn công cơ thể trong tương lai, bằng cách nhận ra protein tăng đột biến trên bề mặt của virus. Nếu các tế bào miễn dịch đi qua virus SARS-CoV-2 trong cơ thể, chúng sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể và tế bào T rất nhanh, điều này ngăn chặn virus lây lan và làm giảm biến chứng, nguy hiểm do bệnh COVID-19 gây ra.

Tính đến hiện tại, gần 14.500 phi công, tiếp viên và nhân viên mặt đất của VNA Group đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19, tương đương xấp xỉ 100% lực lượng lao động tuyến đầu. VNA đang tiếp tục tổ chức các đợt tiêm khác nhau cho CBNV của hãng nhằm bảo vệ người lao động – tài sản quý giá của

Có những loại vaccine Covid nào?

Một trong những đặc điểm độc đáo của cuộc chạy đua sản xuất vaccine corona là sự khác biệt giữa các ứng viên vaccine và công nghệ sản xuất vaccine. Theo đó, các loại vaccine Covid-19 hiện tại đang được sản xuất theo 3 cơ chế:

Vaccine mRNA: Vaccine đưa phân tử RNA được tổng hợp vào tế bào của cơ thể. Khi đã vào trong tế bào, mRNA tổng hợp của vaccine hoạt động như một mRNA tự nhiên, khởi động tổng hợp protein mới (bình thường protein này do virus tổng hợp). Đến lượt protein mới này kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể (adaptive immune response) chống lại protein của virus. Như vậy cơ thể được nhận vaccine, vừa tạo kháng nguyên (protein của virus), vừa tạo đáp ứng miễn dịch chống lại protein này (kháng thể + đáp ứng tế bào).

Vaccine protein: Vaccine này bao gồm các mảnh protein tinh khiết của virus Sars-Cov-2. Sau khi tiêm vaccine vào cơ thể, hệ miễn dịch ghi nhận rằng protein này là “kẻ xâm nhập” và phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể. Đồng thời, vaccine giúp tế bào ghi nhớ nhận diện tác nhân gây bệnh, tiến hành tiêu diệt chúng nếu bị tấn công trong tương lai.

Vaccine vector: Các loại vaccine dựa trên vi rút vector khác với hầu hết các loại vaccine thông thường ở chỗ chúng không thực sự chứa kháng nguyên, mà sử dụng chính tế bào của cơ thể để sản xuất chúng. Vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng một loại virus đã được biến đổi (vector) để vận chuyển mã di truyền cho kháng nguyên. Đối với vaccine phòng virus Sars-Cov-2, mã di truyền là các protein gai trên bề mặt của virus. Khi vaccine tiêm vào trong cơ thể, nó sẽ kích thích cơ thể tạo ra một lượng lớn kháng nguyên. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vaccine bắt chước những gì xảy ra trong quá trình lây nhiễm tự nhiên với một số mầm bệnh – đặc biệt là vi rút. Điều này có lợi thế là kích hoạt phản ứng miễn dịch tế bào mạnh mẽ của tế bào T cũng như sản xuất kháng thể của tế bào B.

Công nghệ vector virus của AstraZeneca là công nghệ mới, đa năng, cho hiệu suất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh, công nghệ này cũng được đánh giá phù hợp để sản xuất các vaccine đối phó với các đại dịch toàn cầu.

1. Các loại vaccine phòng Covid-19 đang nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam

Trong cuộc “chạy đua với thời gian” để nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vaccine Covid-19, Việt Nam đã ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất vaccine này. Có 4 đơn vị được chỉ định nghiên cứu, trong đó có đến 3 đơn vị có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam.

Theo đó, dự kiến sẽ có 4 loại vaccine phòng Covid-19 do Việt Nam sản xuất là:

alt text

2. Các loại vaccine phòng Covid-19 khác đang nghiên cứu và sản xuất trên thế giới

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân toàn thế giới, các nhà khoa học đang nỗ lực chạy đua với thời gian, để có thể sớm ra đời loại vaccine an toàn và hiệu quả, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Đến nay, đã hơn một năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, các loại vaccine phòng Covid-19 đã được sản xuất sản xuất và tiếp tục nghiên cứu trên thế giới hiện nay là:

alt text

Công dụng của vaccine phòng vi rút Sars-Cov-2

Lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao là sự kết hợp đặc biệt nguy hiểm của virus Sars-Cov-2. Từ khi Covid-19 xuất hiện, hệ thống y tế hiện đại khắp toàn cầu đã rơi vào tình trạng quá tải, hàng triệu bác sĩ, nhân viên y tế bị mắc bệnh phải phát tín hiệu cầu cứu đến chính phủ. Ngay trong thời điểm khẩn cấp y tế công cộng quốc tế, việc thúc đẩy sản xuất vaccine và chia sẻ vaccine là vấn đề cực kỳ quan trọng được WHO lan tỏa nhằm chấm dứt đại dịch trên toàn cầu.

Cuộc đua sản xuất vaccine Covid-19 hiện đang bước vào giai đoạn bứt phá với hy vọng sớm chấm dứt đại dịch. Chính phủ các nước và tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới đang dốc sức trên chặng nước rút này. Nhiều hãng đã ghi nhận những thành công bước đầu, bên cạnh một số thử nghiệm lâm sàng vẫn còn đang được tiếp tục.

alt text
VNA Group đã phối hợp với các đơn vị y tế tiến hành tiêm chủng với đầy đủ quy trình và đảm bảo an toàn Covid-19, từ kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc trước tiêm, thực hiện tiêm cho đến theo dõi sau tiêm.

Tại Việt Nam, sự xuất hiện của vaccine corona như một sự kiện lớn mang đến niềm vui chung cho hàng triệu người dân. Có vaccine, hiệu quả miễn dịch trong cộng đồng được nâng cao, cuộc chiến Covid-19 sẽ chấm dứt, người dân được bảo vệ khỏi Covid-19, tái thiết lập cuộc sống bình thường, an toàn và khỏe mạnh.

Vaccine là vũ khí giảm số ca tử vong và mắc Covid-19 nghiêm trọng, duy trì hoạt động chức năng của xã hội, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm áp lực kinh tế, gia tăng cơ hội để người dân được hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần toàn diện.

Các câu hỏi liên quan về vaccine phòng Covid-19

1. Có nên tiêm vaccine Covid-19 không?

CHẮC CHẮN CÓ. Hơn một nửa dân số trên thế giới phải sống trong giãn cách xã hội do Covid-19 là một điều chưa từng có trong tiền lệ. Covid-19 đã và đang gây ra cái chết cho hơn 4,24 triệu người, đe dọa sức khỏe, cuộc sống, hạnh phúc của hàng tỷ người.

Trong bối cảnh các nước đang khẩn thiết yêu cầu quyền tiếp cận công bằng đối với vaccine Covid-19, thì Hệ thống tiêm chủng VNVC đã mang được một trong những loại vaccine tốt nhất về Việt Nam với mục tiêu giúp người dân Việt Nam có cơ hội được tiêm vaccine sớm nhất. Hành trình đưa thành công vaccine Covid-19 mới nhất về Việt Nam là kết quả mang tính “cột mốc”, giúp người Việt Nam có quyền được tiếp cận và tiêm vaccine Covid cùng thời điểm với nhiều cường quốc khác trên toàn cầu.

2. Loại vaccine Covid nào hiệu quả và được công nhận?

Đến nay, thế giới có 4 đơn vị phát triển vaccine Covid-19 đã thông báo kết quả hoàn chỉnh hoặc sơ bộ nghiên cứu lâm sàng. Trong đó, vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford có hiệu quả vượt mức mong đợi của WHO với tác dụng từ 62-90% tùy liều lượng.

Vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca được thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn để xác định tính an toàn và hiệu quả. Các kết quả cho thấy, vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca không ghi nhận bất kỳ trường hợp phản ứng nghiêm trọng nào sau khi được tiêm liều vaccine thứ 2.

3. Đã nhiễm virus Corona tiêm phòng có tác dụng không?

Căn cứ vào nghiên cứu lâm sàng, vaccine phòng virus Corona sẽ được chỉ định cho từng nhóm đối tượng thử nghiệm khác nhau. Tại Việt Nam, COVID-19 vaccine AstraZeneca không được chỉ định để tiêm cho người đã từng nhiễm virus SARS-COV-2.

4. Tiêm vaccine xong có bị nhiễm Covid lại không? (Tiêm trong bao lâu để có kháng thể và phát huy hiệu quả)

CÓ THỂ. Không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với việc chủng ngừa giống như nhau. Với hầu hết các vaccine, tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, vaccine Covid-19 cũng tương tự. Điều này gây ra do nhiều nguyên nhân:

  • Do tiêm vaccine không đúng lịch, tiêm không đủ mũi;
  • Do hệ thống miễn dịch không đáp ứng tốt trong việc tạo kháng thể;
  • Do người bệnh đã phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh khi vừa mới tiêm vaccine, hệ miễn dịch chưa kịp tạo ra kháng thể;
  • Do các tác nhân khác.
  • Để vaccine phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa khỏi virus Sars-Cov-2, cần phải tiêm vaccine đúng lịch, đủ mũi theo chỉ định của bác sĩ.

5. Tiêm vaccine phòng bệnh cúm rồi có miễn nhiễm với Virus Corona không?

Virus cúm và virus Sars-Cov-2 là hai loại virus hoàn toàn khác nhau, do đó vaccine cúm không có tác dụng bảo vệ khỏi virus Sars-Cov-2. Tuy nhiên, vaccine cúm có khả năng kích thích miễn dịch đặc hiệu đối với bệnh cúm, cũng như miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu mang lại sự bảo vệ bổ sung, giảm nguy cơ biến chứng nặng và chăm sóc đặc biệt (ICU) do Covid-19 gây ra.

6. Có nên tiêm chủng phòng bệnh trong giai đoạn dịch bệnh này không?

CÓ. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đe dọa các chương trình tiêm chủng định kỳ, làm gián đoạn các dịch vụ chăm sóc y tế, sụt giảm nghiêm trọng tỷ lệ trẻ em và người lớn được bảo vệ bằng vaccine, đe dọa nguy cơ nhiều dịch bệnh quay trở lại. Vaccine là công cụ phòng bệnh hiệu quả nhất, nếu vì Covid-19 mà hoãn tiêm phòng, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm có thể còn lớn hơn so với con số nhiễm Covid-19.

Tiêm vaccine Covid-19 là định kỳ, do đó không vì bất kỳ lý do gì mà khước từ cơ hội bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng bằng vaccine.

Theo: VNVC

Nguyen Mai Huong-COMM

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.