“Vàng trong lửa”!

Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Việc tạm dừng toàn bộ chuyến bay quốc tế và hầu hết các chuyến bay nội địa lúc này quyết định vô cùng khó khăn. Nhưng trong thách thức luôn có cơ hội. Người VNA bằng bản lĩnh và trí tuệ của mình đang cho thấy chúng ta là những cây sồi cứng cáp nhất của ngành hàng không trước mọi thách thức đang bủa vây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Một số hãng hàng không tuyên bố phá sản bởi “bóng ma” Covid-19

Toàn thế giới, đặc biệt là các nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Italia,… đang chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của dịch bệnh với số ca nhiễm mới và số người chết tăng kỷ lục mỗi ngày. Lệnh phong tỏa, bán phong tỏa đã được nhiều nước áp dụng khiến mọi hoạt động gần như ngưng trệ.

Dịch bệnh Covid-19 như “bóng ma” giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, vượt xa các trận dịch trước đây. Ngành công nghiệp hàng không thế giới tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng khi một loạt hãng hàng không lớn phải cắt giảm hầu hết các chuyến bay quốc tế và nội địa trước sự bùng phát của dịch bệnh.

alt text
Tại nhiều sân bay lớn trên thế giới, các đường băng, đường lăn và cả hangar bảo dưỡng tại các sân bay lớn đang được chuyển đổi thành bãi đỗ khổng lồ cho hơn 2.500 máy bay (Ảnh: Internet). 

Rất nhiều hãng hàng không đã rơi vào tình trạng phá sản theo lí thuyết hoặc chìm đắm trong nợ nần ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, nhiều hãng đang chuẩn bị rút cạn tiền mặt trong bối cảnh các máy bay không thể cất cánh hoặc nếu có cất cánh cũng chỉ có tỉ lệ lấp đầy chỗ với số lượng thấp kỷ lục.

Thực tế, đã có một số hãng hàng không tuyên bố phá sản ở thời điểm hiện tại. Flybe, Hãng hàng không có 8 triệu khách mỗi năm với tần suất khai thác gần 40%  chuyến bay nội địa của Vương quốc Anh và có mặt ở 57 sân bay trên toàn châu Âu, tuyên bố phá sản vào 5/3, trở thành hãng thứ hai phá sản trong vòng 6 tháng ở Anh. Ước tính hơn 2.000 người sẽ mất việc từ vụ phá sản này.

Theo Business Insider, CAPA không phải là đơn vị duy nhất gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vụ phá sản hàng không do Covid-19. Tại Mỹ, hai hãng hàng không Trans States Airlines và Compass Airlines đã đưa ra thông báo dừng tất cả mọi hoạt động của mình kể từ tháng 4 này và đang đứng trên bờ vực phá sản.

alt text
Trước một tương lai không mấy sáng sủa, các hãng hàng không chỉ còn cách thắt lưng buộc bụng để “sống sót” qua ngày (Ảnh: Internet).

Hàng nghìn nhân sự hàng không đối mặt với nguy cơ mất việc

Trước một tương lai không mấy sáng sủa, các hãng hàng không chỉ còn cách thắt lưng buộc bụng để “sống sót” qua ngày. Có thể kể tới như một số hãng khác như SAS của Thụy Điển, phải tạm thời sa thải hầu hết nhân viên.

Hãng hàng không Cathay Pacific có trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc đã phải yêu cầu gần 40.000 nhân viên của mình tự nguyện luân phiên đăng ký nghỉ phép ba tuần không được trả lương từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 tới. Cathay Pacific là một trong số những hãng hàng không bị thiệt hại nặng nề nhất ở châu Á do hãng này phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, với khoảng 1/5 trong tổng số chuyến bay của Cathay Pacific là hướng tới Trung Quốc Đại lục. Trong tháng Ba, Cathay Pacific đã hủy bỏ gần 80% số chuyến bay hàng tuần. Hãng bay Hong Kong tuyên bố sẽ cắt giảm 96% lưu lượng hành khách trong tháng 4 và tháng 5. Đại diện của Cathay Pacific cũng cho biết công ty lỗ 260 triệu USD trong tháng 2 do dịch Covid-19.

Tại Trung Quốc, các nhà chức trách cho biết nếu doanh nghiệp nào ngừng hoạt động hơn 1 chu kỳ lương tương đương 1 tháng thì doanh nghiệp có thể không giao việc cho người lao động và trả mức lương bằng lương tối thiểu của địa phương đó x 70%.

Tương tự, hãng hàng không quốc gia Hà Lan KLM dự định cắt giảm 2.000 việc làm. Bristish Airways cũng cắt giảm 75% tần suất bay. Trong một động thái mới đây, công ty điều hành hàng không giá rẻ Easyjet PLC (EZJ.L) có trụ sở tại Anh và nghiệp đoàn phi công ở Anh đã ký thỏa thuận sa thải phi công ở Anh trong 18 tháng tới, bao gồm ngừng trả lương và yêu cầu tất cả phi hành đoàn nghỉ phép từ 23/3 đến 22/6.

alt text
Theo thống kê sơ bộ của các hãng hàng không, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là khoảng hơn 30.000 tỉ đồng và đến nay có thể lên đến 100.000 tỉ đồng (Ảnh: Internet).

Mới nhất là Hãng hàng không Air Canada đã cho nghỉ không lương 16.500 nhân viên bắt đầu từ tuần này khi hãng phải vật lộn với sự sụt giảm do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. “Kỳ nghỉ” bất đắc dĩ của 15.200 nhân viên và 1.300 quản lý sẽ kéo dài đến hết tháng 4 và tháng 5 trong bối cảnh các chuyến bay giảm mạnh.

Tại Mỹ Latinh, các hãng hàng không lớn đã cắt giảm mạnh các chuyến bay quốc tế và trong khu vực trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng. Hồi đầu tháng này, LATAM Airlines cho biết giảm một nửa lương của 43.000 nhân viên sau khi hãng hàng không lớn nhất khu vực này buộc phải cắt giảm 90% đường bay quốc tế và 40% đường bay trong nước.

Trong khi đó, Hãng hàng không Emirates của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), một trong những hãng lớn nhất thế giới, vừa thông báo sẽ dừng mọi chuyến bay chở khách. Về nhân sự, hãng khuyến khích nhân viên nghỉ có lương hoặc không lương trước tình hình giảm khai thác bay. cắt giảm lương đến 50% do tác động từ đại dịch Covid-19 trong thời gian ba tháng.

Ngoài ra, Singapore Airlines (SIA) đã cắt giảm lương của nhân viên quản lý. Cụ thể, kể từ đầu tháng 3, giám đốc điều hành đã giảm 15% và hai phó giám đốc giảm 12% tiền lương hằng tháng. Các nhân viên của SIA cũng bị ảnh hưởng lớn về thu nhập tiền lương.

Quyền lợi của CBNV luôn là ưu tiên số một của VNA

Trong bối cảnh các Hãng hàng không lớn trên thế giới đều giảm mạnh tần suất, thực hiện chính sách cắt giảm, sa thải nhân viên, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản thì với giá trị cốt lõi “Người lao động là tài sản quý giá nhất”, VNA vẫn đang thực hiện các chính sách trên tinh thần đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho CBNV.

alt text
Ngay từ những ngày đầu có thông tin về dịch bệnh, ban LĐ TCT đã lên kế hoạch áp dụng chặt chẽ, triệt để các giải pháp để quyền lợi của người lao động được bảo vệ một cách tốt nhất (Ảnh: VNA).

Xác định những khó khăn sẽ phải đương đầu, chỉ trong một thời gian ngắn trong tháng 3, Ban Lãnh đạo TCT đã lên kế hoạch áp dụng chặt chẽ, triệt để các giải pháp áp dụng tạm thời chính sách lương trong giai đoạn ảnh hưởng bệnh dịch, trong đó nỗ lực hết sức để quyền lợi của người lao động được bảo vệ một cách tốt nhất.

Cụ thể, VNA cho tới thời điểm này chủ trương không áp dụng chính sách sa thải nhân viên như nhiều hãng hàng không trên thế giới đang áp dụng. Với nỗ lực san sẻ khó khăn cùng TCT trong khoảng thời gian này, lãnh đạo cấp cao trong Hội đồng quản trị, lãnh đạo Tổng Công ty, cấp Ban tự nguyện không nhận lương cho đến hết tháng 6. Trong thời điểm hoạt động khai bay gần như “đóng băng”, TCT đang duy trì chính sách điều chỉnh thu nhập, luân phiên nghỉ không lương (vẫn có lương cơ bản) dành cho tất cả CBNV.

alt text
Nhiều CBNV không nhận lương chức danh, ủng hộ chính sách cắt giảm lương, nghỉ ko lương (Ảnh: VNA).

TCT hiểu rằng những thay đổi tạm thời sẽ ảnh hưởng, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của CBNV nhưng VNA đang cần sự sẻ chia từ tất cả thành viên trong mái nhà chung. Và trân quý hơn tất cả trong thời điểm này có lẽ chính là sự đồng lòng, hưởng ứng tích cực từ CBNV của tất cả đơn vị. Có thể kể đến như tại khối cơ quan, các anh chị em đã nhất loạt hoàn thành đăng ký luân phiên nghỉ không lương tối thiểu mỗi người từ 10 đến 15 ngày trong 3 tháng liền kề, đồng thời, cam kết hoàn thành khối lượng, chất lượng công việc theo kế hoạch cũng như nhiệm vụ đột xuất vào bất cứ thời điểm nào khi đơn vị có yêu cầu.

Bên cạnh đó, nhiều tiếp viên VNA cho biết trước khó khăn của hãng khi tần suất bay bị cắt giảm mạnh, khó khăn đang bủa vây ngành hàng không nên đã chủ động đề xuất với lãnh đạo hãng bay không nhận lương chức danh trong vòng 2-3 tháng.

Đối với khối các đội bay, đến thời điểm này, đã có gần ba mươi phi công bố trí thời gian, sắp xếp công việc, làm đơn đề nghị được nghỉ không hưởng lương với thời gian từ 7 ngày cho đến 2 tháng; có phi công của Đội bay A350 đã làm đơn đề nghị chỉ hưởng 50% lương chức danh trong 3 tháng, và một số phi công đề nghị được làm việc không hưởng lương từ tháng 4 cho đến hết tháng 6/ 2020 để ủng hộ, chia sẻ với TCT lúc khó khăn.

alt text
Với những giải pháp chủ động, nội tại cùng với sự đồng lòng, vững tâm của tất cả CBNV, VNA sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn này! (Ảnh: VNA).

VNA chưa bao giờ phải đột ngột dừng gần như toàn bộ hoạt động với gần 100 máy bay trong tổng số 106 máy bay phải tạm ngừng khai thác. Tuy nhiên, chưa một thời điểm nào sự đồng lòng, thấu cảm của từng cá nhân trong tập thể lại lớn đến như vậy, mặc dù mọi người biết rằng phía trước là nỗi lo công việc sụt giảm, thu nhập ít đi và chi tiêu sẽ rất khó khăn.

Đại dịch Covid-19 là thời điểm mà người VNA cần huy động mọi “vũ khí” tinh nhuệ, khẳng định chữ “tầm” về chiến lược, chữ “tâm” về trách nhiệm xã hội cùng bản lĩnh vững vàng trước khó khăn bủa vây. Với những giải pháp chủ động, nội tại cùng với sự đồng lòng, vững tâm của tất cả CBNV, những chiến binh “sen vàng” chắc chắn sẽ sớm trở lại và tung cánh vươn cao trên bầu trời!

Vu Hoang Quy-COMM

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.