TCT huy động toàn lực lượng ứng phó bão số 9

Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến khu vực miền Trung Việt Nam từ trưa ngày 28/10, VNA đã triển khai công tác chuẩn bị ứng phó trên mọi chiến tuyến nhằm đảm bảo công tác an toàn tối đa cho người và tài sản.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt textVNA triển khai ứng phó bão số 9 khẩn cấp. (Ảnh: Windy)

Theo đánh giá của các cơ quan khí tượng khu vực, sau khi vượt Philippines, bão số 9 không giảm cấp như các cơn bão trước đây mà hiện vẫn đang rất mạnh, gần chạm cấp thảm họa. Để chủ động đối phó với cơn bão, TCT đã triển khai phương án lệnh ứng phó bão khẩn cấp tới các CQ, ĐV liên quan, yêu cầu các đơn vị triển khai phương án chống bão và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tàu bay, văn phòng, nhà xưởng, trang thiết bị mặt đất.

Theo đó, các CQ, ĐV sẽ cử lãnh đạo trực 24/24 từ 18h ngày 27/10, sẵn sàng phương án ứng phó, bám sát diễn biến cơn bão, sẵn sàng các biện pháp đảm bảo cho người và tài sản; đồng thời chú trọng các nội dung cụ thể sau:

Các CQ, ĐV khu vực miền Trung cần rà soát phương án chống bão, lực lượng, phương tiện và trang thiết bị được sử dụng cho bão số 8 để mua sắm kịp thời trước khi bão số 9 đổ bộ; đồng thời bổ sung thiết bị chiếu sáng, nguồn điện dự phòng, pin dự phòng, thiết bị thông tin, liên lạc cầm tay… phục vụ ĐHKT trong trường hợp mất điện lưới.

Đối với công tác ĐHKT, Trung tâm OCC và các OC bám sát thông tin thời tiết, lên phương án điều hành khai thác an toàn, hiệu quả và kịp thời thông bão cho các CQ, ĐV; phối hợp với Ban KHPT lập phương án điều chỉnh lịch bay, điều chỉnh đường bay linh hoạt; phối hợp với ĐB, ĐTV cử tổ bay có kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ trên những đường bay ảnh hưởng bởi bão.

Hoạt động của bão số 9 trên Biển Đông. (Ảnh: TTDB khí tượng thủy văn quốc gia)

Khối Thương mại và Dịch vụ cần nắm chắc kế hoạch khai thác, duy trì thông tin liên lạc, kịp thời cung cấp thông tin về thời tiết tại sân bay địa phương phục vụ công tác điều hành hiệu quả nhất; bên cạnh đó thông báo lịch hủy và bay bù của các chuyến bay đến đại lý và đến từng hành khách; sẵn sàng cung cấp thông tin, hỗ trợ hành khách về cảm chuyến bay chậm, hủy do ảnh hưởng của bão nhằm hạn chế ùn tắc nhà ga; làm việc với Cục KHVN cấp phép cho kế hoạch tăng chuyến, bay bù sau bão tan.

Khối Kỹ thuật sẽ đảm bảo an toàn cho tàu bay, hỗ trợ chằng néo tàu các hãng khác khi có yêu cầu. Đồng thời, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt cho tàu bay thực hiện các chuyến bay trong thời gian ảnh hưởng của bão và các chuyến bay tăng chuyến giải tỏa.

Để đảm bảo liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ huy và điều hành khai thác, Ban CNTT sẽ tiếp tục rà soát và kiếm tra các thiết bị cần thiết.

Các công ty thành viên VASCO, VIAGS, SKYPEC sẵn sàng phương án chống bão, theo dõi mọi thông tin từ Trung tâm OCC, phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh VNA và CQ, ĐV liên quan đảm bảo an toàn khai thác.

Dự báo trong 24h tới, bão số 9 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Đến 10h sáng ngày 28/10, vị trí tâm bão ở 14,8 độ Vĩ Bắc, 108,8 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền từ Quảng Nam tới Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-115 km/h), giật cấp 15.

Nguyen Xuan Nghia – COMM

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.