8. Hóa đơn để thanh toán bồi thường
Q: Mục chi phí y tế do tai nạn: chi trả cho chi phí xe cấp cứu/ xe cứu thương (loại trừ SOS, IPA và đường hàng không) nhưng vận chuyển bằng xe taxi chỉ giới hạn 500.000 VND/vụ và phải có hóa đơn tài chính theo quy định đúng không?
A: Bắt buộc phải có hóa đơn tài chính theo Quy định. Chi phí cấp cứu phải thỏa mãn điều kiện cấp cứu theo định nghĩa tại Quy tắc của HĐBH
*Vận chuyển khẩn cấp
Chi phí cho việc vận chuyển khẩn cấp và sơ cấp cứu để đưa Người được bảo hiểm trong tình trạng nguy kịch đến điều trị tại phòng cấp cứu của bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất với điều kiện chăm sóc y tế thích hợp.
Q: Toa thuốc của tôi có tẩy, xóa và sửa chữa lỗi. CTBH có chấp nhận chứng từ đó không? Nếu không, thì tôi cần phải làm gì để xác nhận lại các chi phí này?
A: Không chấp nhận chứng từ có tẩy xóa và sửa chữa. Trường hợp lỗi do bác sĩ kê đơn, cần bác sĩ ký, đóng dấu của Bệnh viện trên phần sai sót
Q: Tôi đi viện nhưng không lấy được hóa đơn đỏ thì có được thanh toán không?
A: Bắt buộc phải có hóa đơn tài chính với chi phí lớn hơn 200.000 VND.
Chấp nhận 2 hóa đơn bán lẻ/biên lai tiền khám trên 1 hồ sơ, trong đó 1 hóa đơn/biên lai tiền khám và 1 hóa đơn/biên lai tiền thuốc. Tối đa mỗi hóa đơn bán lẻ nhỏ hơn hoặc bằng 200.000 VND.
Q: Trên hóa đơn đỏ phải ghi thông tin của công ty không hay ghi thông tin cá nhân?
A: Yêu cầu bắt buộc tên người mua hàng trên hóa đơn là Người thực hiện khám chữa bệnh, các thông tin khác như địa chỉ/đơn vị, có thể ghi thông tin cá nhân hoặc công ty
Q: Bản sao Hóa đơn bệnh viện có được chấp nhận là tài liệu chứng minh khiếu nại hợp lệ không?
A: Đối với hóa đơn, BH chỉ chấp nhận hóa đơn bản gốc
Q: Tôi chưa hiểu rõ về hóa đơn điện tử, khi đi khám bệnh tôi được trả về hóa đơn điện tử, hóa đơn đó hợp lệ để yêu cầu bồi thường chứ?
A: Hiện nay, hóa đơn điện tử đã được sử dụng hầu hết ở các bệnh viện/phòng khám/nhà thuốc.
Hóa đơn điện tử có 2 dạng: hóa đơn điện tử bản chuyển đổi và hóa đơn điện tử bản thể hiện. Người được BH có thể sử dụng Hóa đơn bản chuyển đổi hoặc Hóa đơn bản thể hiện này đều được trong Hồ sơ yêu cầu bồi thường, cụ thể như sau:
Hóa đơn điện tử bản chuyển đổi là bản hóa đơn có chữ kí tươi của người chuyển đổi. Đây là bản gốc duy nhất của 1 liên hóa đơn. Nên khi nộp hóa đơn chuyển đổi, NĐBH có thể nộp kèm chứng từ y tế bản copy có đóng dấu treo của CQ/ĐV hoặc xác nhận sao y bản chính của Bảo Minh. BM không trả lại bản Hóa đơn điện tử bản chuyển đổi.
Hóa đơn điện tử bản thể hiện: là hóa đơn được in từ link in hóa đơn gửi qua email, trên hóa đơn không có chữ kí tươi, như vậy có thể in nhiều lần. Nên khi nộp hóa đơn điện tử bản thể hiện, thì chứng từ y tế đi kèm phải là bản gốc. BM không trả lại bản gốc chứng từ y tế này.
9. Người thân
Q: Điều kiện tham gia chương trình bảo hiểm người thân là Người thân không bị tâm thần. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều dạng tâm thần, ví dụ như stress, rối loạn lo âu cũng là tâm thần, thì những người đang có tình trạng này cũng không được tham gia vào chương trình bảo hiểm này đúng không?
A: Các tình trạng tâm thần cần điều trị dài ngày được liệt kê trong mục V – danh mục bệnh kèm theo thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ trưởng bộ Y tế thì sẽ không đủ điều kiện tham gia vào chương trình BHSK cho NLĐ và người thân. Còn các tình trạng khác không được liệt kê trong thông tư 34 nêu trên thì vẫn đủ điều kiện tham gia BH.
Q: Nếu Người thân chuyển sang mua ở đơn này có được nối tiếp không? Người thân có bao gồm anh chị em của tôi không? Có mức nào của Người thân cao hơn mức này không?
A: Hợp đồng BH cho người thân không được nối tiếp do đơn BH cũ đã hết hiệu lực. Người thân bao gồm Bố/mẹ (bố/ mẹ đẻ, bố mẹ chồng/ vợ, bố mẹ kế theo luật); vợ/chồng; con (con đẻ, con nuôi theo quy định của luật, con riêng thuộc trách nhiệm chăm sóc). Chỉ có 1 mức BH áp dụng với người thân.
Q: BH cũ của người thân hết hạn trước khi hiệu lực bảo hiểm người thân bắt đầu thì tôi phải làm như thế nào?
A: Anh/Chị đăng kí tham gia cho người thân từ đầu.
Q: Tôi có thể đóng thêm phí để mua chương trình cho mình/cho người thân mức cao hơn không?
A: Chương trình người thân cấp đã được xác định duy nhất tại hồ sơ dự thầu BHSK giai đoạn 2021-2023. Vì vậy không thể mua các mức khác với chương trình này.
Q: Nếu tôi nghỉ việc thì Hợp đồng Người thân có bị hủy theo không
A: Hợp đồng người thân duy trì đến hết năm bảo hiểm.
Q: Người thân muốn đóng phí 2 năm liền để không bị áp thời gian chờ có được không?
A: Không áp dụng.
Mức phí năm BH thứ hai (1/7/2022 – 30/6/2023) sẽ được xác định dựa trên tỷ lệ tổn thất của toàn bộ người thân trong năm BH thứ nhất. Nếu Người thân vẫn tiếp tục mua BH năm thứ hai thì sẽ không áp dụng thời gian chờ cho năm BH thứ hai hoặc thứ ba.
Q: Đối với chương trình của Người thân, NĐBH có phải kiểm tra y tế trước khi tham gia bảo hiểm không?
A: Không
Q: Người thân của tôi đã mua bảo hiểm tại Bảo Minh hoặc MIC, vậy khi tham gia vào chương trình này có được tính thời gian chờ liên tục không?
A: Đây là đơn bảo hiểm mới, không có điều khoản bảo hiểm liên tục, nên điều khoản về thời gian chờ vẫn được áp dụng.