Tình hình thị trường 2019, cơ hội và thách thức
Tại Hội nghị, Trưởng Ban KHPT Nguyễn Quang Trung đã trình bày các nội dung về tình hình thị trường 2019, cơ hội và thách thức.
Báo cáo tập trung vào 4 nội dung chính gồm: Tổng quan chung về thị trường, tình hình thị trường trong nước, thị trường Việt Nam tại nước ngoài và tình hình thị trường quốc tế.
Trưởng Ban KHPT – Nguyễn Quang Trung báo cáo về ình hình thị trường 2019, cơ hội và thách thức.
Đánh giá chung về thị trường, Trưởng Ban Nguyễn Quang Trung cho biết tổng quan chung về thị trường dựa trên khảo sát của IATA vào tháng 7/2018 là trong 12 tháng tới, 57% các hãng hàng không tin rằng lợi nhuận của họ sẽ tăng thêm do nhu cầu di chuyển của khách qua đường hàng không tăng, trong khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa ta tăng so với cùng kỳ.
CAPA có những đánh giá cho năm 2019 khá tương đồng với IATA, nhưng với tốc độ tăng trưởng của nghành hàng không mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, ông Nguyễn Quang Trung còn nêu ra các số liệu mới nhất các yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến nghành Hàng không nói chung và các hãng hàng không nói (tình hình kinh tế của đất nước, ngành dịch vụ khách sạn, lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam, giá nhiên liệu).
Về cạnh tranh, thị trường Việt Nam sẽ có sự xuất hiện của hãng hàng không mới (Bamboo Airway) và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến VNA, đặc biệt tại thị trường nội địa. Các đối thủ cạnh tranh truyền thống có trên thị trường sẽ tiếp tục gia tăng sức ép trên cả thị trường quốc tế và trong nước.
Từ những số liệu trên, Khối Thương mại đã đề ra những mục tiêu như: VNA sẽ đạt doanh thu ở mức 77.200 tỷ vào năm 2019 (tăng 12,7% so với năm 2018). Số lượng hành khách của hãng sẽ tăng 12,3%; hàng hóa 10,9%; chuyến bay charter và VIP 12,3% và các hạng mục khác là 23,8% so với cùng kỳ.
Để đạt được những con số trên, Trưởng Ban TTBSP cho rằng, VNA thúc đẩy kênh bán trực tiếp (website và mobile app), tìm kiếm, phát triển các nguồn khách mới, củng ốc nguồn khách hàng doanh thu cao, phát triển thêm các sản phẩm phụ trợ cùng hoạt động tiếp thị,…
Đối với kênh truyền thông, tiếp thị chúng ta đã là Hãng hàng không quốc tế 4 sao cùng với đội bay hiện đại, chỉ số đúng giờ cao và hàng triệu hội viên BSV… vậy để chúng ta có thể truyền thông mạnh mẽ hơn đến khách hàng, VNA cần sự phối hợp và nỗ lực không chỉ là các ban chuyên môn mà của cả TCT.
Đánh giá về thách thức của VNA trong thời gian tới, Trưởng Ban Nguyễn Quang Trung cho biết đó chính là: Các hãng hàng không mới được thành lập, hạ sân bay tắc nghẽn, chính phủ yêu cầu giá trần…
Với những thách thức trên, chúng ta cần đặt ra những kế hoạch, chiến lược marketing tập trung vào khách công vụ, khách doanh thu cao, khách BSV. Đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ vì đây là tương lai của sự phát triển của chúng ta. Về sản phẩm, dịch vụ chúng ta tập trung tìm kiếm cơ hội tại đường bay mới mới (TP.HCM – Vân Đồn), dịch vụ mới (wireless streaming), hợp tác với Vingroup, phát triển các phương thức bán mới vào mùa thấp điểm hay triển khai bán sản phẩm mùa thấp điểm trước qua Web, MobileApp…
Đánh giá về các đường bay quốc tế, VNA chỉ đang có lãi ở các đường bay đi/về ở Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan. Một số đường bay quốc tế tiềm năng khác vẫn đang bị bỏ ngỏ trong khi các hãng cạnh tranh như VJA đang khai thác mạnh.
Trong năm 2018, VNA đã thu được lợi nhuận cao tại TQ, tuy nhiên để tiếp tục phát triển tại TQ trong thời gian tới là rất khó do đồng nhân dân tệ của nước này đang mất giá. Hàn Quốc (đặc biệt là các đường bay như Busan) có thể giúp VNA thu được lợi nhuận cao, nhưng môi trường cạnh tranh tại đây rất khốc liệt khi các hãng hàng không của Mỹ đẩy mạnh khai thác ở đây. Doanh thu cao của VNA tại thị trường Nhật Bản đã thu hút VJA vào đầu tư tại thị trường này, do đó trong thời gian tới, VNA cần khẩn trương có những biện pháp để tăng khả cạnh tranh trong các thị trường tiềm năng trên.
Tại thị trường trong nước, Ban TTBSP dự kiến trong thời gian tới, Hà Nội và Sài Gòn sẽ không còn là thị trường thu lại nhiều lợi nhuận nhất cho VNA; vị trí này sắp tới sẽ bị Đà Nẵng và Phú Quốc soán ngôi.
Ngoài ra, ông Nguyễn Quang Trung nhận định rằng VNA là hãng có nhiều đường bay thẳng nhất trong nước, tuy nhiên hãng lại khai thác các chuyến này bằng tàu bay nhỏ trong khi cùng trên đường bay này, các hãng hàng không khác (Cathay Pacific,…) lại dùng tàu bay to với mức giá tương đương nhau. Điều này được cho là một trong những điểm yếu lớn của VNA.
Để hướng tới các mục tiêu và khắc phúc các điểm yếu đã đề trên, BTTSP đã đề ra các kế hoạch cụ thể phù hợp riêng với và sẽ sớm triển khai với từng CN. Chương trình hành động chung – Marketing 4P (đường bay mới vào năm 2019, nâng cấp tàu bay, …) vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện.
Thông điệp truyền thông 2019: Thế giới đang thay đổi, còn bạn?
Tiếp nối Hội nghị, Trưởng Ban TTTH Lê Trường Giang đã trình bày về kế hoạch truyền thông thương hiệu 2019 với 3 nội dung chính, gồm: Một số thông tin chung về TTTH Việt Nam – Thế giới, Hoạt động TTTH của VNA và Quảng cáo chiến lược 2019.
Trưởng Ban TTTH Lê Trường Giang trình bày kế KH TTTH năm 2019.
Theo Trưởng Ban Lê Trường Giang, đối với một doanh nghiệp, việc đưa thương hiệu của đơn vị xuất hiện trước các khách hàng tiềm năng càng nhiều càng tốt chính là phương pháp hiệu quả để mang lại doanh thu. Các phương pháp tiếp thị truyền thống như TV, phát thanh, ấn phẩm quảng cáo hiện vẫn đang mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 hiện nay, nhiều kênh quảng cáo mới với công nghệ tiên tiến đã xuất hiện để giúp các doanh nghiệp phát triển hiệu quả hơn. Trong năm 2018, VNA đã sử dựng 71 đầu kênh sở hữu, 120 kênh mua.
Với định hướng phát triển của mình, VNA tập trung quảng cáo theo hai hướng chủ đạo là quốc tế và trong nước. Đối với quốc tế, quảng cáo chiến lược tập trung chính vào kênh Digital (60% ngân sách trở lên – gồm online banner và iTVC), còn lại là báo và tạp chí. Để tiếp tục tăng cường nhận diện thương hiệu trên thế giới, VNA sẽ đẩy mạnh vào các kênh có độ phủ rộng như TripAdvisor, CNN.
Đối với thị trường Việt Nam, VNA sẽ tập trung tăng tỷ lệ của truyền thông, sự kiện và CSR. VNA dự kiến tiếp tục tập trung vào kênh Digital và TV với giải pháp tổng thể.
Để tạo dấu ấn riêng cho việc nhận diện thương hiệu VNA, TCT đã đưa ra 4 định hướng truyền thông cho sự phát triển trong năm 2019, bao gồm: Hành trình tự hào (Flight of Nation); Hành trình đẳng cấp (Flight of You); Hành trình yêu thương (Flight of Love) và Hành trình hoàn thiện (Flight of Us). Từ các trụ cột này chúng ta sẽ xây dựng các sản phẩm truyền thông hàng năm.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác truyền thông nội bộ và các quảng cáo chiến lược cũng như đồng nhất hình ảnh thương hiệu trên toàn TCT…
Tại Hội nghị, Trưởng Ban Lê Trường Giang cũng đã giới thiệu về phim quảng cáo chiến lược của VNA tại thị trường nội địa trong giai đoạn 2019 – 2020 với thông điệp “Thế giới đang thay đổi, còn bạn”?.
Thông điệp của phim dựa trên những thay đổi nhanh chóng của thế giới và VNA chính là cầu nối đưa mọi người khám phá những thay đổi của thế giới. Đồng thời, đây cũng là thông điệp khẳng định của VNA với những thay đổi không ngừng về chất lượng dịch vụ để hướng tới hãng hàng không 5 sao.
Hình ảnh của TVC với thông điệp “Thế giới đang thay đổi, còn bạn”?.
Tiếp tục buổi làm việc, BTC đã chia 6 nhóm thảo luận về cơ hội 2019 tại một số nhóm thị trường và trình bày kết quả.
Các nhóm thảo luận về cơ hội 2019 tại một số nhóm thị trường.
Báo cáo kết quả thảo luận, đại diện nhóm nội địa trình bày chiến lược nội địa 2019 bao gồm: chiến lược cạnh tranh với Bamboo Airway. Theo đó, điểm mạnh của đường bay nội địa VNA: giờ bay ổn định và đẹp trên các nhóm đường bay chủ đạo, đội bay, tàu bay chất lượng 4 sao, chỉ số an toàn và đúng giờ cao, nhiều tiện ích. Tuy nhiên, nhóm chỉ ra điểm yếu là sản phẩm VNA holiday mặc dù ra đã lâu nhưng chưa được quản bá mạnh gây nên nhiều lãng phí.
Nhóm đề xuất, về chính sách giá: tiếp tục đơn giản hóa điều kiện vé, cho phép đổi tên 1 phần có thu phí, mua vé trả góp lãi suất 0%, xây giá không hành lý, tặng gói cước hành lý cho khách mua vé khứ hồi; Mở rộng kênh phân phối: nghiên cứu hợp tác bán vé máy bay tại hệ thống các cửa hàng tiện lợi, siêu thị; Kênh phân phối trực tuyến: kết hợp với các OTA lớn như Traveloka, … để có thể tiếp cận nhiều đối tượng hơn.
Nhóm Đông Bắc Á báo cáo, TQ và HK mua vé trên mạng nhiều. Tuy nhiên, công tác bán vé trên mạng tại các thị trường Đông Bắc Á còn thụ động. Nhóm đề xuất hợp tác với các web, app bán vé như Traveloka, Skyscanner… song song với việc đăng quảng cáo của các kênh này; Hàng tháng đã có chính sách vé rẻ trong 5 ngày nên nhiều hơn, vé giá shock theo ngày trong tuần, vé không hành lý để sau có thể bán thêm các dịch vụ khác…
Trưởng Ban TTBSP Đặng Anh Tuấn kết luận Hội nghị ngày 1 và giới thiệu lịch làm việc ngày mai.
Vào ngày mai, 1/12, Hội nghị tiếp tục với sự góp mặt của hai chuyên gia đến từ Skaiblue với các giải pháp nâng cao hiệu quả kênh bán E-commerce thông qua các OTAs và chuyên gia tư vấn Sabre về công tác giá. Đồng thời, Hội nghị cũng sẽ lắng nghe báo cáo của Ban KHPT về công tác giá.