Giải pháp điều hành nhân lực, tiền lương phù hợp quy mô kinh doanh

4 tháng cuối năm 2021 được dự báo còn rất nhiều bất lợi, khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và ý thức của mỗi thành viên trong từng hành động, suy nghĩ chính là điều kiện tiên quyết để VNA vững vàng vượt qua giai đoạn thử thách này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những thách thức mang tính lịch sử và sống còn

Theo Hiệp hội vận tải Hàng không thế giới (IATA), năm 2020, ngành Hàng không thế giới đã chịu số lỗ kỷ lục lên tới 126,4 tỷ USD và dự báo sẽ tiếp tục lỗ 47,7 tỷ USD trong năm 2021. Để hỗ trợ ngành Hàng không vượt qua khó khăn, Chính phủ các nước đã hỗ trợ trên 200 tỷ USD. Tính đến hết tháng 3/2021, số này đã lên tới 227 tỷ USD.  

Tại Việt Nam, khó khăn chồng chất khó khăn, đợt bùng phát dịch bệnh ngay trong đợt cao điểm 30/4 – 1/5 với diễn biến rất phức tạp và kéo dài chưa có điểm dừng đã một lần nữa gây ảnh hưởng nặng nề đến tình hình SXKD của ngành hàng không Việt Nam nói chung và VNA nói riêng.

Liên tục trong 2 tháng 5,6 số chuyến bay hàng ngày của VNA Group chỉ đạt trung bình khoảng 60 chuyến bay đến cuối tháng 7, tháng 8 thì chúng ta gần như không thực hiện các chuyến bay thương mại thường lệ (điểm mốc lịch sử ngày 02/8/2021 chỉ có 01 chuyến bay HAN-SGN). Nếu không có các giải pháp, TCT dự kiến năm 2021 sẽ lỗ hơn 20.000 tỷ đồng, trong đó, 6 tháng đầu năm đã lỗ gần 10.000 tỷ đồng.

Dịch bệnh Covid-19 với biến thể Delta bắt đầu từ cuối tháng 7 diễn biến tốc độ nhanh và lan rộng, Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam bắt buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian giãn cách còn tiếp tục cho đến khi diễn biến dịch có tín hiệu cải thiện tích cực.

Trước những quy định về giãn cách xã hội, hạn chế đi lại trong cả nước dẫn đến sản lượng chuyến bay sụt giảm nghiêm trọng, thị trường nội địa đóng băng. Trong tháng 8 và tháng 9, số lượng chuyến bay chỉ bằng 1/3 so với KH 2021 và chỉ bằng 15% so với năm 2019. Các chuyến bay trong giai đoạn này chủ yếu chuyên chở đối tượng khách chuyên gia, công dân hồi hương và vận chuyển hàng hóa.

alt text
Trước những quy định về giãn cách xã hội, hạn chế đi lại trong cả nước dẫn đến sản lượng chuyến bay sụt giảm nghiêm trọng. (Ảnh: VNA).

Trước thách thức mang tính lịch sử và sống còn, Hội đồng quản trị, Ban Lãnh đạo và toàn thể các cơ quan, đơn vị TCT đã nỗ lực, triển khai quyết liệt tổng thể nhiều giải pháp về điều hành SXKD như đàm phán, giãn, hoãn thanh toán, cắt giảm tối đa chi phí; đưa ra các phương án tái cấu trúc về tổ chức, tìm mọi khả năng, cơ hội thị trường để tối đa hóa doanh thu, tháo gỡ từng bước các khó khăn. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, tiếp tục đẩy TCT vào tình trạng thua lỗ và thâm hụt dòng tiền nghiêm trọng, một lần nữa, TCT buộc phải có những điều chỉnh chính sách nhân lực, tiền lương từ 1/9/2021 nhằm phù hợp với diễn biến mới. Đây là một trong những giải pháp tự thân để góp phần giúp VNA có thể vượt qua khó khăn hiện tại với hy vọng ổn định và hướng đến sự phục hồi.

Điều chỉnh kế hoạch khai thác từ nay đến cuối năm

Trong 06 tháng đầu năm, TCT đã hướng dẫn cơ quan, đơn vị triển khai phương án sử dụng luân phiên (đối với Phi công, Tiếp viên ), bố trí phân công lao động theo sản lượng chuyến bay (đối với lao động trực tiếp) và sử dụng 70% lao động kế hoạch năm 2020 (đối với lao động gián tiếp). 

Tuy nhiên, việc chưa kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong những tháng vừa qua làm cho tình hình 04 tháng cuối năm tồi tệ hơn so với dự báo. TCT bắt buộc phải tính toán lại các kịch bản để đưa ra phương án điều chỉnh kế hoạch khai thác từ nay đến cuối năm. Theo đó, giai đoạn 4 tháng cuối năm, VNA khai thác trung bình 4.800 chuyến bay/tháng, bằng 60% so với kế hoạch trình ĐHĐCĐ và chỉ bằng 44% so KH 2020. Về giờ bay, trung bình mỗi tháng thực hiện hơn 9.200 giờ, bằng 65% so với kế hoạch trình ĐHĐCĐ và chỉ bằng 1/3 so với KH 2020. Trong số này, sản lượng các chuyến bay hàng hóa ít bị ảnh hưởng bởi dịch, việc khai thác của đội tàu bay thân rộng A350 và B787 ít điều chỉnh so với kế hoạch trước tháng 8/2021.

Vì vậy, việc TCT điều chỉnh chính sách nhân lực, tiền lương phù hợp với quy mô hoạt động trong giai đoạn này là cần thiết. 

alt text
TCT bắt buộc phải tính toán lại các kịch bản để đưa ra phương án điều chỉnh kế hoạch khai thác từ nay đến cuối năm. (Ảnh: VNA).

Điều chỉnh chính sách nhân lực ứng phó với đại dịch, duy trì hoạt động

Ngày 24/8/2021, HĐQT TCT đã ban hành Nghị quyết số 1171/NQ-HĐQT/TCTHK về điều chỉnh chính sách nhân lực, tiền lương tháng 09-12/2021. Ngày 25/8/2021, TGĐ TCT triển khai hướng dẫn số 1882/HD-TCTHK-TCNL thực hiện điều chỉnh chính sách nhân lực, tiền lương ứng phó khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 từ tháng 9-12/2021.

Phương án sử dụng nhân lực lao động trực tiếp

Phi công, Tiếp viên: TCT căn cứ sản lượng thực tế để điều hành, đảm bảo duy trì năng định, chứng chỉ, hạn chế bay giãn cách và sử dụng nguồn lực hiệu quả, an toàn; cập nhật việc thực hiện giảm thời gian cách ly y tế theo quy định của Bộ Y tế, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đối với trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine và có giấy chứng nhận tiêm chủng. TCT điều hành nguồn lực linh hoạt, luân phiên để giữ năng định, chứng chỉ nhằm duy trì các chỉ số an toàn trong khai thác, giảm tối đa chi phí do sử dụng giãn cách; đồng thời sẵn sàng nguồn lực, chiếm lĩnh thị trường, thị phần khi thị trường phục hồi.

Đối với Phi công nước ngoài, TCT tiếp tục triển khai rà soát, đánh giá nhu cầu sử dụng và các giải pháp sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhưng cũng đảm bảo sẵn sàng khai thác khi thị trường phục hồi; kêu gọi sự đồng lòng, chia sẻ, đóng góp của NLĐ trong giai đoạn sản lượng thấp.

Đối với lao động trực tiếp khối mặt đất: Bố trí trên cơ sở bám sát sản lượng chuyến bay thực tế, khung giờ thực hiện hoạt động bay khai thác, định mức lao động, vị trí làm việc, sử dụng nhân lực tập trung, tiết kiệm, không dàn trải.

Phương án sử dụng nhân lực lao động gián tiếp

Thắt chặt sử dụng nguồn lực, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; cắt giảm tối đa nhân lực ở các khâu, công việc chưa cần thiết nhằm tiết kiệm tối đa các chi phí. Sử dụng tối đa bằng 50% lao động KH2020 đã được phê duyệt (KH2021 sử dụng 70% KH2020). Ưu tiên sử dụng nhân lực đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, đa nhiệm trong công việc. Không sử dụng nhân lực luân phiên.

Nhân sự chưa đủ tiêu chuẩn cần tập trung đào tạo, tự đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng; khi sản xuất kinh doanh phục hồi, ưu tiên quay trở lại làm việc theo thứ tự đánh giá, chấm điểm, yêu cầu công việc và đáp ứng tiêu chuẩn.

Ngừng thực hiện chế độ nghỉ 4-6 ngày không lương đối với người lao động được bố trí làm việc từ tháng 9/2021. TCT thực hiện ký thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ đối với NLĐ ngoài kế hoạch sử dụng.

Đối với CNNN: TCT tiếp tục chính sách sử dụng nguồn lực tối thiểu để phục vụ các hoạt động khai thác hàng hóa, giải cứu. Các chi nhánh triển khai tiết kiệm tối đa các chi phí, trong đó có CPNC đảm bảo tương quan hợp lý chi phí của các chi nhánh và sản lượng, nhân lực được sử dụng.

Với phương châm xuyên suốt: “Người lao động là tài sản quý giá nhất”, HĐQT và Ban lãnh đạo TCT đã cân nhắc và rất thận trọng khi lựa chọn giải pháp về nhân lực, tiền lương. Giải pháp phải vừa đảm bảo việc làm, lợi ích của người lao động, vừa hài hòa, phù hợp với thực trạng khó khăn hiện hữu của TCT. Mọi quyền lợi của người lao động cần phải được đảm bảo tối đa trong khả năng cho phép của TCT. 

Hy vọng rằng, khoảng thời gian này cũng là cơ hội tốt để người lao động tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sẵn sàng cho ngày các đường bay được khôi phục trở lại.

alt text
TCT ưu tiên sử dụng nhân lực đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, đa nhiệm trong công việc. Không sử dụng nhân lực luân phiên. (Ảnh: VNA).

Chính sách tiền lương: Nỗ lực đảm bảo tối đa quyền lợi cho NLĐ

Lao động gián tiếp

Lãnh đạo TCT, lãnh đạo cấp Ban, cấp Phòng và tương đương chia sẻ với TCT trong giai đoạn đặc biệt khó khăn. Trong đó, Lãnh đạo cấp Ban gương mẫu nhận tiền lương chức danh từ Tháng 9 đến Tháng 12/2021. Cán bộ Phòng ngoài tiền lương chức danh, nhận 20% tiền lương năng suất.

Đối với đội ngũ lao động (Chuyên viên, Nhân viên) được bố trí đi làm, do những áp lực về khối lượng công việc, tiến độ hoàn thành và hiện là những lao động có mức thu nhập tương đối thấp, TCT chi trả mức lương tương đương mức lương đã thực hiện trong Quý I, Quý II/2021 nhằm ổn định tâm lý, thu nhập cho NLĐ.

Lao động trực tiếp

Đối với Phi công, Tiếp viên: TCT thực hiện trả lương theo giờ bay khai thác, giờ quy đổi khác (nếu có). Tiền lương cách ly thực hiện theo quy định hiện hành.

Đối với lao động trực tiếp khác: TCT chi trả lương theo ngày công làm việc thực tế. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bố trí thời gian làm việc đảm bảo đủ ngày công đóng hưởng BHXH và mức lương tính theo ngày công làm việc thực tế không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của TCT. Trường hợp vì lí do lịch bay bị cắt giảm đột ngột trong tháng, nếu thu nhập tiền lương tháng thực tế thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (4.729.400 VND) thì được hưởng mức lương tối thiểu vùng.

Chính sách khuyến khích đối với lao động có thành tích xuất sắc

Trong giai đoạn này, TCT ban hành chính sách khuyến khích đối với Cán bộ quản lý cấp Phòng và tương đương, Giáo viên, Kỹ sư, chuyên viên, cán sự, nhân viên đạt thành tích đặc biệt xuất sắc, vượt mức về khối lượng, chất lượng và áp lực về thời gian hoàn thành; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong THCV được giao. Cụ thể, TCT mở khung lương đánh giá THCV (bổ sung Mức 5) với mức tiền lương năng suất cao hơn Mức 4 theo vị trí chức danh). Trong điều kiện tình hình SXKD của TCT đang trong giai đoạn rất khó khăn, hình thức động viên, khuyến khích này cũng là một trong những nỗ lực thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo TCT đến những NLĐ đã gắn bó và có nhiều cống hiến cho TCT.

alt text
Dự báo 04 tháng cuối năm 2021 và sang năm 2022 còn vô vàn thách thức, một lần nữa kêu gọi tập thể NLĐ đoàn kết nhất trí, đồng lòng chia sẻ những khó khăn với VNA. (Ảnh: TT – Chụp trước ngày 27/4/2021).

Có thể thấy, ngay khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát và có những ảnh hưởng nặng nề tới ngành Hàng không trong 2 năm qua, TCT đã luôn nhận được sự đồng thuận của CBNV khi triển khai các chính sách về nhân sự, tiền lương. Đã có rất nhiều người lao động phải ngừng việc hoặc làm việc part-time trong năm 2020, 2021 nhưng vẫn sắp xếp đi làm trọn thời gian để hoàn thành công việc, với mong muốn đưa TCT sớm trở lại với đà hồi phục.

Dự báo 04 tháng cuối năm 2021 và sang năm 2022 còn vô vàn thách thức, một lần nữa kêu gọi tập thể NLĐ đoàn kết nhất trí, đồng lòng chia sẻ những khó khăn với VNA và vững tâm hướng về một tương lai tươi sáng. Mỗi thành viên chắc chắn sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để Hãng hàng không quốc gia Việt Nam nắm bắt mọi cơ hội, vượt qua khó khăn một cách nhanh chóng và tiếp tục vươn cao, vươn xa hơn.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.