Doanh nghiệp vốn góp đồng hành cùng TCT phát triển

Ngày 19/9, TCT đã tổ chức Hội nghị Khối các công ty con, công ty liên kết nhằm tổng kết, đánh giá tình hình SXKD 8 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm của các doanh nghiệp có vốn góp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Toàn cảnh Hội nghị giao ban Khối các công ty con, công ty liên kết. (Ảnh: Vũ Tuấn)

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PTGĐ Trịnh Hồng Quang cho biết, với việc tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên và Đại hội Đảng 2020, TCT đã xác định hướng đi quan trọng  trong giai đoạn 2021 – 2025 tới. Trên tinh thần “Đoàn kết, Sáng tạo, Bản lĩnh, Hành động”, Hội nghị Khối các công ty con, công ty liên kết sẽ phát huy trí tuệ, tự giác, đóng góp ý kiến để Hội nghị diễn ra hiệu quả, góp phần vào những tháng cuối năm 2020 thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của Đảng ủy TCT.

alt text
PTGĐ Trịnh Hồng Quang khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Vũ Tuấn)

Tại Hội nghị, Trưởng ban ĐTMS Lê Đức Cảnh cho biết, ngay từ khi dịch bùng phát, TCT đã có nhiều văn bản chỉ đạo người đại diện tại các doanh nghiệp có vốn góp. Theo đó, Ban ĐTMS đã triển khai đến người đại diện:

  • Triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho NLĐ và an toàn SXKD; Tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, vận động NLĐ chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp
  • Đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh; Cập nhật thường xuyên kế hoạch khai thác của TCT, các hãng hàng không và các chính sách kiểm soát dịch bệnh của Nhà nước để xây dựng nhiều kịch bản điều hành, có các giải pháp ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại.
  • Bố trí lao động, nguồn lực và thực hiện chính sách tiền lương phù hợp với tình hình SXKD trong từng giai đoạn.
  • Điều chỉnh, cắt giảm ngân sách, triệt để tiết kiệm: Giảm chi phí do giảm s/lượng; Đàm phán với các đối tác giảm giá, giãn/hoãn nợ; Cắt giảm các chi phí chưa cấp thiết.
alt text
Trưởng ban ĐTMS Lê Đức Cảnh trình bày tham luận về những kết quả đạt được cũng những công ty vốn góp. (Ảnh: Vũ Tuấn)

Trong 8 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành VTHK nói chung và TCT nói riêng gặp nhiều khó khăn. Do sản lượng của VNA và các Hãng hàng không khác đều sụt giảm nên các doanh nghiệp gắn với kinh doanh VTHK (PVMĐ, kỹ thuật, nhiên liệu, suất ăn) cũng bị ảnh hưởng nặng nề, sản lượng cung ứng suy giảm mạnh so với kế hoạch định hướng đầu năm. Các doanh nghiệp phục vụ hàng hóa nhìn chung chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh thấp hơn so với các doanh nghiệp khác do nhu cầu giao thương hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu và hàng cứu trợ.

Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, các doanh nghiệp đã nổ lực tìm kiếm mọi nguồn thu và thực hiện các giải pháp nhằm cắt giảm tối đa các khoản chi phí để cải thiện kết quả SXKD. Theo đó, tổng chi phí cắt giảm của các doanh nghiệp UTH 2020 là 25.094 tỷ VNĐ trong đó: Giảm theo sản lượng 23.451 tỷ VNĐ; Chủ động cắt giảm, tiết kiệm (bao gồm cắt giảm thêm quỹ lương) là 1.643 tỷ VNĐ so với kế hoạch định hướng.

alt text
alt text

Trưởng ban TCNL Nguyễn Chiến Thắng và Trưởng ban KHPT Nguyễn Quang Trung phát biểu tại Hội nghị.

Về lao động và tiền lương, Ban TCNL cho biết, chính sách nhân lực của các DN đã bám sát diễn biến của thị trường, phù hợp với đặc điểm SXKD của từng công ty tại từng thời điểm, chính sách tiền lương linh hoạt, phù hợp với phương án bố trí sử dụng nguồn lực của từng công ty trên cơ sở quỹ tiền lương năm 2020 được phê duyệt, góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của từng công ty. Tuy nhiên, tại một số DN công tác truyền thông chưa thực sự chú trọng vào việc nắm bắt, tâm tư nguyện vọng và giải đáp thỏa đáng thắc mắc của NLĐ, các tiêu chí, chấm điểm phân loại lao động để bố trí, sử dụng chưa rõ ràng.

VIAGS là một trong những đơn vị bị ảnh hưởng nặng nhất do dịch Covid-19. Với tính chất công việc đặc thù, nhân lực vẫn huy động thường xuyên, có những thời điểm lên đến hơn 5500 người, nhưng lương CBNV VIAGs trung bình giảm 1 nửa, từ 17 xuống 8,5 triệu tháng. Đây là một trong những vấn đề cần đặt ra để có những giải pháp giữ người lao động, quan tâm và lưu ý đến quyền lợi của NLĐ hơn cũng như cải tiến và thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu công ty phù hợp với thay đổi của thị trường.

Phát biểu tại Hội nghị, TGĐ Dương Trí Thành khẳng đinh, 8 tháng vừa qua TCT vẫn đứng vững và cố gắng vượt qua tác động của đại dịch. Trong những kết quả đạt được, TCT đã hoàn thành nhiệm vụ hãng hàng không quốc gia, được chính phủ, dư luận đánh giá cao. Trong thời kỳ khó khăn, các công ty con, công ty liên kết đã chủ động cắt giảm chi phí, tổ chức lại lao động và đạt được những kết quả đáng khen ngợi.

alt text
TGĐ Dương Trí Thành: “Nhiệm vụ của TCT đặt ra từ đầu 2020 đến giờ chỉ có thêm chứ không chỉ hoàn thiện, các doanh nghiệp cần tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, mở rộng, thay đổi, nâng cao quản trị công ty.” (Ảnh: Vũ Tuấn)

TGĐ Dương Trí Thành cho biết, IATA đánh giá đến năm 2024 thị trường hàng không mới phục hồi, ngay trong năm 2021 ngành hàng không toàn cầu sẽ co hẹp lại 30% và nền kinh tế thế giới sẽ diễn biến phức tạp sau đại dịch. Đối mặt với những thách thức này, TCT sẽ có nhiều giải pháp tài chính, thay đổi mô hình SXKD để ứng phó trong điều kiện hoàn toàn mới. Do đó, các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, mở rộng, thay đổi, nâng cao quản trị công ty.

Chính phủ xác định VNA là hãng hàng không quốc gia có tiềm lực lớn, có chuỗi đồng bộ lớn. Trong thời gian tới, nhiệm vụ của TCT sẽ phải tái cơ cấu đội máy bay, giải quyết máy bay thừa, giải quyết khó khăn cho người lao động. Các công ty thành viên dù 100% vốn và các công ty con, công ty liên kết đều phải xác định nhiệm vụ đóng góp vào chuỗi cung ứng, giảm chi phí, có chính sách chiến lược để tăng nguồn thu khác. Để đạt được những mục tiêu trên, các doanh nghiệp trong VNA Group phải đoàn kết, chia sẻ thông tin, quyết tâm đổi mới để phát triển.

alt text
Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa phát biểu chỉ đạo, yêu cầu NLĐ cần mạnh dạn, bứt phá trong năm 2021. (Ảnh: Vũ Tuấn)

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa đã triển khai thêm các nhiệm vụ cụ thể. Đối với TCTHK nói chung, Covid-19 đã làm thay đổi tất cả, vì vậy ở nhiệm kỳ sắp tới 2021-2025, toàn thể NLĐ có nhiệm vụ cụ thể là hồi phục hãng hàng không quốc gia, cần hành động mạnh mẽ để biến điều đó thành sự thật. Kế hoạch 5 năm của TCT hiện đã được đề ra, theo đó trong năm 2020 TCT dự báo lỗ 14,000 tỷ VND, năm 2021 dự kiến lỗ 8,000 tỷ VND, năm 2022 giảm mức lỗ xuống 2,900 tỷ VND, năm 2023 hòa vốn và lãi được ít nhất 100 tỷ VND, đến năm 2024 TCT sẽ khôi phục toàn bộ hoạt động SXKD.

Tuy nhiên, kế hoạch không phải là tất cả và có thể thay đổi, và đó nhiệm vụ của toàn thể NLĐ TCT phải làm sao để giảm bớt mức lỗ. Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa khẳng định, chúng ta phải mạnh dạn, đột phá, đưa ra những giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí, tái cơ cấu và tổ chức lại lao động. Mỗi một đồng chi phí ta tiết kiệm được đều có thể sử dụng vào mục đích tốt hơn. Khó khăn còn nhiều, nhưng Khối công ty con, công ty liên kết có nhiều tiềm năng, tiềm lực và sang năm 2021 sẽ phải bứt phá, đồng hành cùng với TCT vượt qua khó khăn.

alt text
Hội nghị giao ban Khối các công ty con, công ty liên kết diễn ra thành công với nhiều kết quả đạt được. (Ảnh: Vũ Tuấn)

Nguyen Xuan Nghia – COMM

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.