“Digital Transformation Workshop”: Góc nhìn của những người tham dự

Dù đã kết thúc hội thảo “Digital Transformation Workshop” được một tuần nhưng những dư âm từ buổi đào tạo và giao lưu với những giáo sư, tiến sỹ hàng đầu từ trường Đại học RMIT vẫn còn khá rõ nét tại các đơn vị của TCT. Những cuộc trao đổi, thảo luận, những góc nhìn khác nhau đã được đưa ra sau buổi hội thảo, khẳng định rằng buổi hội thảo đã đến với “đúng người, đúng thời điểm”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hãy cùng VNA Spirit tìm hiểu sâu hơn về cảm nhận,  suy nghĩ của những người đã tham gia sự kiện trực tuyến bổ ích này.

Nằm trong kế hoạch tổng thể nhằm từng bước chuyển đổi sang hãng hàng không số, TCT đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến “Digital Transformation Workshop”. Với sự góp mặt của những giáo sư, tiến sỹ hàng đầu của Trường Đại học RMIT như Giáo sư Robert (Bob) McClelland, Giáo sư Mathews Nkhoma, PGS Nguyễn Quang Trung, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp và Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Hội thảo “Digital Transformation Workshop” đã mang tới những góc nhìn đầy đủ, chi tiết về chuyển đổi số, thông qua các nội dung: Chuyển đổi số – Những điều quan trọng cần biết, Chiến lược chuyển đổi số, An toàn thông tin và Cốt lõi của Lãnh đạo trong kỷ nguyên số đầy biến động.

alt text
TGĐ Lê Hồng Hà, các PTGĐ và lãnh đạo các đơn vị tham gia Hội thảo tại phòng họp Sài Gòn. (Ảnh: Mai Hương).

Là một trong 170 CBNV tham dự hội thảo trực tuyến “Digital Transformation Workshop” diễn ra ngày 17/9 vừa qua, anh Phạm Quốc Phương – CN Úc đánh giá buổi hội thảo mới mẻ, tạo ra bước đột phá về kiến thức cũng như ứng dụng trong tương lai, đặc biệt là với ngành hàng không nói chung và VNA nói riêng. Còn với chị Nguyễn Hồng Nga – từ BanTTCĐS, làm việc ở bộ phận có tiếp xúc thường xuyên với công nghệ và là những người đi đầu trong quá trình chuyển đổi số của TCT, chị cho rằng buổi hội thảo có nội dung kiến thức đa dạng và rất dễ hiểu đối với những người chưa có nền tảng.

“Kết thúc sự kiện, anh, chị em đơn vị đều đã hiểu được bản chất chuyển đổi số, các bước tiến hành và cách đánh giá hiệu quả sau quá trình chuyển đổi số”, “sau mỗi phần đều có tổng kết lại các vấn đề đã được trình bày, nên giữa các phần luôn có sự liền mạch”, “tương tác Q&A sau bài thuyết trình khá hay, tạo sự kết nối giữa người trình bày và người nghe từ đầu đến cuối”, “khoá học trực tuyến, truyền đạt khá thành công thông qua giải pháp công nghệ, ngay từ bước triển khai đã thể hiện một phần của chuyển đổi số”… Đó là những nhận xét rất chân thực của một số CBNVđã tham gia buổi hội thảo.

alt text
Hội thảo “Digital Transformation Workshop” đã mang tới những góc nhìn đầy đủ, chi tiết về chuyển đổi số. 

Trong khi đó, với vai trò là Trưởng Ban TTCĐS, anh Vũ Nguyên Khôi cũng nhận định: “Hiện nay VNA đang trong quá trình bắt đầu của tiến trình chuyển đổi số từ xây dựng kế hoạch chiến lược đến cơ cấu tổ chức thực hiện. Hội thảo “Digital Transformation Workshop” đã cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích cho VNA trong quá trình này, từ cách thức xây dựng kế hoạch chiến lược đến các tiêu chí đánh giá cụ thể nhằm xác định các yếu tố cốt lõi để chuyển đổi số thành công… Đây là một hành trình gian nan với bất kỳ tổ chức nào. Và khi chúng ta đồng bộ được tư duy của tổ chức thì sẽ quá trình sẽ diễn ra thuận lợi hơn”.

Dựa trên kết quả khảo sát sau hội thảo của Ban TCNL, có thể thấy, phần lớn CBNV tham dự chương trình đều cho rằng buổi hội thảo đã cung cấp những kiến thức sâu rộng và đáng tin cậy, cách thức trình bày tạo sự hứng thú học tập cho các thành viên, khuyến khích suy nghĩ, sáng tạo, nội dung phù hợp với mục tiêu và đối tượng tiếp cận, nội dung tài liệu rõ ràng, dễ hiểu.

alt text
Dựa trên kết quả khảo sát, có thể thấy phần lớn CBNV tham dự chương trình đều cho rằng, hội thảo đã cung cấp những kiến thức sâu rộng và đáng tin cậy về chuyển đổi số. (Ảnh: Mai Hương).

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến góp ý, đề xuất với Ban tổ chức, để tối đa hiệu quả của sự kiện. “Do là buổi đầu tiên về một chuyên ngành kỹ thuật sâu, đồng thời có nhiều kiến thức mới nên việc sử dung tiếng Anh trong toàn bộ buổi học sẽ làm cho nhiều học viên khó nắm bắt. Theo tôi, sau mỗi phần, trợ giảng có thể tổng hợp lại trong thời lượng ngắn gọn, khoảng 5 phút, bằng tiếng Việt về một số điểm chính để người học dễ hiểu và dễ nhớ hơn”;  “Đông học viên và lại là đào tạo online nên kiến thức vẫn ở mức cơ bản. Bước tiếp theo, công tác triển khai rất cần chi tiết, cụ thể về công việc, timeline; bắt đầu từ những cái nhỏ nhất” hay ý kiến: “Nên có thêm các khóa đào tạo chuyên sâu về trải nghiệm khách hàng, các kỹ thuật học máy – machine learning trong DX”; “Cần thêm nhiều ví dụ sát thực với ngành hàng không, hoặc sát hơn với thực tế của các hãng hàng không tương tự Việt Nam”.

Ban Tổ chức sự kiện ghi nhận ý kiến đóng góp của các anh chị và sẽ cân nhắc để điều chỉnh cho những sự kiện sắp tới. Hi vọng rằng, chúng ta sẽ cùng thay đổi tư duy, nâng tầm kiến thức, sẵn sàng cùng VNA chuyển đổi thành hãng hàng không số hiện đại, năng động, uy tín và tận tâm vì khách hàng.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.