Để những chuyến bay hồi hương cất cánh

VNA đang mất nhiều doanh thu và phải trả nhiều chi phí bất thường khi thực hiện nghĩa vụ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc giải cứu, hồi hương công dân mắc kẹt khắp nơi trên thế giới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, Tổ quốc đã dang tay đón về gần 20.000 người con đang học tập, làm việc, sinh sống hay đi du lịch ở nước ngoài. Cũng như những lần giải cứu công dân khác, trọng trách chủ yếu được đặt lên vai của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Không hiếm lần, chuyến bay giải cứu mang tên hãng khác nhưng cuối cùng VNA lại là cái tên được gọi.

alt text
Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, Tổ quốc đã dang tay đón về gần 20.000 người con trở về. (Ảnh: HRT).

Đằng sau những chuyến bay đó không đơn giản chỉ là con số mà là nhiều phi hành đoàn dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm, là sự chuẩn bị kỳ công và vô số chi phí “có tên” cũng như những chi phí chưa tiên liệu trước được.  

Khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng lệnh hạn chế hoặc đóng cửa, không cho phép các hãng hàng không nước ngoài quá cảnh do lo ngại dịch bệnh Covid-19, các chuyến bay giải cứu, hồi hương của VNA càng thêm khó khăn, đắt đỏ bởi đây là những chuyến bay không thường lệ với nhiều đường bay phức tạp, trước đây chưa từng khai thác. Huy động nguồn lực lớn để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, phòng chống dịch cao nhất cùng những phát sinh bất thường có thể kéo theo chi phí của chuyến bay giải cứu lên tới trên 10 tỷ VNĐ, cao hơn nhiều so với chuyến bay thương mại thông thường. 

alt text
Đằng sau những chuyến bay đó không đơn giản chỉ là con số mà là nhiều phi hành đoàn dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm. (Ảnh: VNA).

Heritage giới thiệu một số chi phí phát sinh theo nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc:

Những khoản chi “bình thường mới”

– Vệ sinh, khử trùng toàn bộ tàu bay cả chiều đi và chiều về; chi phí phục vụ mặt đất tại sân bay đi/đến và sân bay đón khách trở về. Các mức chi phí ngày càng cao do yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phòng dịch;

– Trang bị bộ đồ bảo hộ, găng tay, khẩu trang y tế, khăn kháng khuẩn cho phi hành đoàn và hành khách trên chuyến bay;

– Tăng cường thêm các trang thiết bị y tế dự phòng; vật tư, vật phẩm phục vụ chuyến bay.

alt text
Vệ sinh, khử trùng toàn bộ tàu bay cả chiều đi và chiều về. (Ảnh: VNA).

Những phát sinh bất thường

Các chuyến bay đặc thù sẽ phát sinh nhiều chi phí khác thường, chẳng hạn như:

– Lắp đặt thêm nhiều thiết bị y tế để hỗ trợ bệnh nhân như máy lọc không khí, máy thở, máy khí dung, các monitor theo dõi, bộ đặt ống nội khí quản, bình oxy, cáng và giường bệnh dã chiến; lắp buồng áp lực dương; rèm nhựa dẻo ngăn cách 3 khoang hành khách để giảm thiểu nguy cơ virus phát tán cho chuyến bay từ Guine Xích Đạo;

– Bọc kín nylon toàn bộ ghế ngồi và đặt sẵn khăn ướt tẩm cồn cùng các vật dụng cá nhân cần thiết trên các chuyến bay chở người nhiễm virus từ Vũ Hán – Trung Quốc, Guine Xích Đạo…

– Thuê luật sư và đối tác tư vấn, làm dịch vụ xin cấp phép bay để kịp thời gian “giải tỏa” hành khách và đảm bảo đúng qui định của nước sở tại như Mỹ và Canada; có chuyến chi tới gần 700 triệu VNĐ  (30.000USD);

– Trả mức rất cao cho phục vụ mặt đất, thuê xe cứu hỏa, nạp nhiên liệu; mua suất ăn đồ uống tại một số sân bay… Ví dụ cho 1 chuyến bay từ Mỹ về, hãng đã chi trả hơn 1,4 tỷ VNĐ (62.000 USD) cho phục vụ mặt đất, gần 2,2 tỷ VNĐ (93.000 USD) tiền nhiên liệu và khoảng 350 triệu VNĐ (15.000 USD) cho suất ăn và dụng cụ phục vụ ăn uống.

alt text
Mọi chi phí và lương của phi hành đoàn trong thời gian phải cách ly do VNA chi trả. (Ảnh: VNA).

Chi phí “không tên” khác

– Toàn bộ chiều đi của các chuyến giải cứu, hồi hương là tàu trống do không khai thác thương mại, chở khách, đồng nghĩa doanh thu một chiều phải trả cho chuyến bay hai chiều;

– Khoang Thương gia của nhiều chuyến bay chiều về cũng không chở khách, dành riêng cho phi hành đoàn và dự phòng trong trường hợp cần thiết, đồng nghĩa với việc hãng hàng không mất khoản doanh thu lớn từ giá vé Thương gia;

– Huy động thành viên phi hành đoàn tăng gấp 2-3 lần so với  thường lệ, có chuyến lên tới 32 người do không được nhập cảnh tại điểm đến và phải bay gần như liên tục suốt cả hành trình đi/về; 

– Toàn bộ phi hành đoàn ngừng việc tối thiểu 14 ngày sau chuyến bay để thực hiên cách ly theo quy định;

– Mọi chi phí và lương của phi hành đoàn trong thời gian phải cách ly do VNA chi trả; 

– Một số tàu bay sau khi về phải ngừng hoạt động 2-3 ngày để bảo dưỡng, thay màng lọc khử khuẩn (HEPA) và khử trùng toàn bộ trước khi đưa trở lại khai thác.

Theo Heritage

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.