Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quản lý khủng hoảng trong ngành hàng không

Ngày 14/4, Hội thảo chuyên đề trực tuyến về “Nâng cao nhận thức quản lý rủi ro và quản trị khủng hoảng – Chia sẻ kinh nghiệm và kế hoạch ứng phó” đã diễn ra tại trụ sở TCT với sự tham gia của Ban Lãnh đạo TCT và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong toàn VNA group với sự chủ trì xây dựng chương trình và điều phối của Ban An toàn – Chất lượng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hội thảo nhằm mục đích hỗ trợ Lãnh đạo và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong VNA group hiểu biết sâu hơn về việc quản lý rủi ro và khủng hoảng.

Tại Hội thảo, Giáo sư Geraint Bermingham thuộc tổ chức Navigatus, New Zealand đã chia sẻ về hướng dẫn lập kế hoạch quản lý khủng hoảng; đánh giá mức độ các rủi ro dẫn đến khủng hoảng và lập sổ tay hướng dẫn ứng phó với khủng hoảng cùng các giải pháp thực tiễn tốt nhất để quản lý khủng hoảng Hàng không.

alt text
Giáo sư Geraint Bermingham chia sẻ về hướng dẫn lập kế hoạch quản lý khủng hoảng… (Ảnh: Lê Hằng).

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TGĐ Lê Hồng Hà – Chủ tịch Ủy ban An toàn TCT cho biết,  Hàng không là ngành rất nhạy cảm với những thay đổi và chịu tác động lớn từ môi trường hoạt động, đại dịch, nền kinh tế, xung đột chính trị. Đặc biệt hơn 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn thế giới và một trong những ảnh hưởng sau đại dịch lên ngành Hàng không chính là cuộc khủng hoảng Hàng không trầm trọng hiện nay. Đây là thách thức lớn nhất từ trước tới nay mà toàn ngành Hàng không đang phải đối mặt và lên kế hoạch vượt qua trong thời gian sắp tới. Vậy nên, việc xây dựng một kế hoạch phục hồi và thích ứng với những khủng hoảng bất ngờ diễn ra là vô cùng quan trọng.

alt text
TGĐ Lê Hồng Hà – Chủ tịch Ủy ban An toàn TCT phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Mai Hương).

Đồng tình với TGĐ Lê Hồng Hà, Giáo sư Geraint Bermingham cho biết, ngành Hàng không là một ngành trọng yếu, vì vậy, việc nâng cao ý thức quản lý khủng hoảng Hàng không là cấp thiết trong việc duy trì phát triển bền vững của ngành. Thêm vào đó, dù thiên tai xảy ra từ tự nhiên hay do con người thì an toàn cho hành khách, CBNV, tài sản phải luôn được đặt lên hàng đầu.

Hội thảo cùng trao đổi khi thế giới quay trở lại trạng thái bình thường mới, công việc đầu tiên của ngành Hàng không trên toàn thế giới là tạo điểm đến Hàng không an toàn cho hành khách quay trở lại; việc này sẽ bao gồm sự chung tay đồng hành của toàn ngành Hàng không với kiến thức về quản lý rủi ro và khủng hoảng trong toàn ngành Hàng không. Đặc biệt, các lãnh đạo và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý tốt khủng hoảng.

Tại Hội thảo, Lãnh đạo TCT và lãnh đạo các cơ quan đơn vị cũng thảo luận trao đổi cụ thể về hướng dẫn lập kế hoạch và đánh giá quản lý khủng hoảng, trong đó bao gồm việc đánh giá cụ thể từng trường hợp rủi ro ở mức độ khác nhau để từ đó ra quyết định rủi ro đó có trở thành khủng hoảng hay không và lên kế hoạch ứng phó với khủng hoảng đó như thế nào; cùng với đó là một số kịch bản diễn tập, bảo đảm chắc chắn rằng bất cứ tình huống xấu nào xảy ra, CBNV sẽ ứng biến kịp thời và nhanh chóng nhất có thể.

alt text
alt text

 Ban lãnh đạo TCT thảo luận, trao đổi cụ thể về hướng dẫn lập kế hoạch và đánh giá quản lý khủng hoảng. (Ảnh: Lê Hằng).

Khả năng ứng phó nhanh nhạy, an toàn, bền vững, các biện pháp phòng chống thiên tai, thảm họa, chiến tranh, dịch bệnh, huấn luyện nâng cao kỹ năng ứng phó khủng hoảng cho các CBNV trong ngành Hàng không cũng được Giáo sư Geraint Bermingham chỉ rõ trong bài thuyết trình của mình.

Mọi doanh nghiệp đều có thể gặp phải các vấn đề có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động bình thường. Các khủng hoảng như hỏa hoạn, rò rỉ dữ liệu hoặc thiên tai, dịch bệnh, hành khách, tài chính, Công nghệ thông tin …. có thể tạo ra tác động xấu đến doanh thu, lợi nhuận và TCT cần chuẩn bị sẵn một kế hoạch kinh doanh liên tục trong trường hợp xảy ra các tình huống bất khả kháng có thể giảm thiểu tác động của các sự kiện tiêu cực.

Hơn hết, tất cả các hoạt động ứng phó cần phải nhanh, gọn và chuẩn xác, theo đúng 4 bước: giảm thiểu, sẵn sàng, đáp ứng và phục hồi.

Hội thảo chuyên đề về Quản lý rủi ro và Quản trị khủng hoảng cũng đã dành thời gian để thảo luận về các ví dụ điển hình trong việc quản lý khủng hoảng diễn ra tại các cơ quan, đơn vị trong TCT.

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.