[BTPL T5/2018] Tự gây thiệt hại nhận tiền BH phạt đến 100 triệu

Đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản và kiến nghị thực thi 78 điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hay tự gây thiệt hại để nhận tiền bảo hiểm bị phạt đến 100 triệu… là những quy định nổi bật có hiệu lực trong tháng 5.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định kinh doanh HKDD

Ngày 17/4/2018, Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục cắt giảm và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản và kiến nghị thực thi 78 điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng (bỏ 47 điều kiện, sửa 11điều kiện, 58/78 điều kiện đạt tỷ lệ 74,36%).

Theo đó, các danh mục cắt giảm bao gồm: kinh doanh vận tải hàng không, kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam; kinh doanh cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ cung cấp bảo đảm hoạt động bay; kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.

Chi tiết xem tại đây.

alt text
Bộ GTVT đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản và kiến nghị thực thi 78 điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực HKDD.

Tự gây thiệt hại để nhận tiền bảo hiểm bị phạt đến 100 triệu

Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Nghị định 48/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 98/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số có hiệu lực trong tháng 5.

Theo đó, Phạt tiền từ 90 triệu – 100 triệu đồng đối với hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật quy định khác; Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm… mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức bị truy cứu hình sự.

Đặc biệt, hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu – 50 triệu đồng. Riêng với hành vi triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn sẽ chịu mức phạt cao hơn trước rất nhiều, là 60 triệu – 70 triệu đồng, thay vì chỉ từ 10 triệu – 20 triệu đồng như trước.

Chi tiết xem tại đây.

Chi tiết một số văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4 đến cuối tháng 5/2018 CBNV xem và download tại đây.

Theo Ban PC

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.