C919 của COMAC chứng minh giá trị trong các cuộc thử nghiệm ở sân bay có độ cao lớn
COMAC’s C919 đã hoàn thành cuộc trình diễn đâu tiên trên đường bay đến các sân bay có độ cao lớn, việc này cho thấy khả năng hoạt động ở tất cả các sân bay cao nguyên. Tính năng này là thuộc tính quan trọng đối với bất kỳ máy bay nào hoạt động ở Trung Quốc, vì quốc gia này có một số sân bay ở độ cao lớn nhất thế giới. Trên thực tế, 8 trong số 10 sân bay có độ cao lớn nhất nằm ở Trung Quốc.
Để làm nhiệm vụ trình diễn, COMAC đã sử dụng chiếc B-001F (Số sê-ri của nhà sản xuất: 005), chiếc máy bay tương tự đã bay tới Bắc Kinh cho Lễ chứng nhận vào cuối tháng 9 và tới Chu Hải cho Triển lãm hàng không Trung Quốc vào đầu tháng này.
Nguồn: Simple Flying
Cathay đánh dấu khoản lỗ “đáng kể” năm 2022 mặc dù môi trường được cải thiện
Tập đoàn Cathay Pacific dự kiến sẽ lỗ cả năm “đáng kể” cho năm 2022, mặc dù đang có tiền mặt dương và tiến trình phục hồi tốt cho đến cuối năm.
Trong khi hãng hàng không và các công ty con đang dần phục hồi tốt sau một số tháng rất khó khăn do hạn chế đi lại và các biện pháp kiểm dịch Covid ở Hồng Kông, Tập đoàn này đang cảm thấy khó khăn trước những kết quả tiêu cực từ các công ty thành viên. Kết quả từ các công ty liên kết, phần lớn trong số đó vẫn tiếp tục ghi nhận các khoản lỗ trong 3 tháng gần đây. Do đó, Tập đoàn, bao gồm các hãng hàng không, công ty con và công ty liên kết, dự kiến sẽ bị lỗ đáng kể trong cả năm 2022” – Giám đốc Thương mại và Khách hàng, Ronald Lam cho biết.
Cathay Pacific đã báo cáo khoản lỗ -4,999 tỷ đô la Hồng Kông vào tháng 8, tăng từ -7,564 tỷ đô la Hồng Kông trong cùng kỳ năm ngoái. Năm 2021, khoản lỗ là -5,527 tỷ đô la Hồng Kông.
Trong tháng 10, Cathay đã vận chuyển 400.909 hành khách, tăng 424,5% so với tháng 10 năm ngoái nhưng vẫn giảm 85,4% so với cùng tháng năm 2019. Với 109,425 tấn, hãng vận chuyển hàng hóa ít hơn 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 5% so với tháng 9. Sức chứa hàng hóa thấp hơn 10% do hãng khai thác ít chuyến bay chở hàng hơn.
Nguồn: Reuters
Phi hành đoàn chuyến bay LA 2213 bị bắt và tạm giữ 24h sau tai nạn va chạm với xe cứu hoả
Liên quan đến chiếc Airbus A320neo của LATAM Airlines va chạm với một chiếc xe cứu hỏa băng qua đường băng khiến 2 lính cứu hoả thiệt mạng, các phi công điều hành chuyến bay LA 2213 đã bị bắt và giam giữ 24h tại Lima trước khi được thả vào tối thứ Bảy. Vụ bắt giữ các phi công đã gây lo ngại trong Liên đoàn quốc tế của Hiệp hội các phi công (IFALPA).
Sau khi phát hiện ra vụ bắt giữ, IFALPA đã bày tỏ mối quan ngại khi công đoàn nhấn mạnh rằng, phi hành đoàn đáng lẽ phải được chăm sóc và đánh giá y tế ngay lập tức trước khi bị bắt giữ hình sự. Liên minh cũng nhấn mạnh thêm rằng việc bắt giữ các phi công quá sớm là hoàn toàn coi thường các nguyên tắc Văn hóa An toàn Tích cực được đưa ra trong Phụ lục 13 (Điều tra sự cố và tai nạn máy bay) và Phụ lục 19 (Quản lý an toàn) của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế.
Quan trọng nhất, IFALPA lưu ý rằng việc bắt giữ ngay lập tức sẽ khiến công chúng tin rằng vụ tai nạn là do hành vi cố ý của phi công thay vì xem xét các nguyên nhân có thể khác. Các nguyên nhân khác bao gồm các vấn đề kỹ thuật hoặc máy móc hoặc thậm chí là một chuỗi lỗi do con người gây ra bởi nhiều yếu tố.
Nguồn: Simple Flying
Airbus nhận thấy nhu cầu của châu Á đối với máy bay thương mại lớn trong thời kỳ hậu COVID
Khi các hạn chế về COVID-19 đối với các khu vực khác nhau được dỡ bỏ, nhu cầu đang tăng lên, các hãng hàng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chuẩn bị cho các hoạt động hậu đại dịch.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, các hãng hàng không hoạt động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng hành khách quốc tế khi vận chuyển 62 triệu lượt, hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Do đó, công suất mở rộng 125% so với cùng kỳ, hệ số tải hành khách quốc tế tăng từ 40% lên mức trung bình 70%. Điều này dẫn đến nhu cầu về những chiếc máy bay lớn hơn, mới hơn.
Anand Stanley, Chủ tịch của Airbus Châu Á-Thái Bình Dương cho biết, Airbus dự đoán lưu lượng hành khách trong khu vực sẽ tăng 5,1% mỗi năm vào năm 2041. Lưu lượng vận chuyển hàng hóa dự kiến sẽ tăng 4,1% mỗi năm.
Nguồn: Aerotime
Air France-KLM hoàn trả 1 tỷ euro khoản vay chưa thanh toán được nhà nước hỗ trợ
Air France-KLM đã thông báo hoàn trả sớm 1 tỷ euro trong số 3,5 tỷ euro chưa thanh toán cho khoản vay do nhà nước Pháp hậu thuẫn (PGE) bởi “sự cải thiện vững chắc” trong hiệu suất hoạt động của hãng.
“Tiếp tục xu hướng tích cực trong nửa đầu năm 2022, Air France-KLM đã đạt được thỏa thuận với nhà nước Pháp và tập đoàn gồm 9 ngân hàng tham gia PGE để tiến hành mua lại sớm 1 tỷ euro trong số 3,5 euro tỷ chưa thanh toán,” hãng cho biết trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 7 tháng 11 năm 2022. Air France-KLM kết luận: “Việc trả nợ sớm này sẽ cải thiện hồ sơ nợ của Tập đoàn bằng cách giảm chi phí tài chính và hạn chế rủi ro đối với tỷ giá thả nổi”.
Nguồn: Aerotime
Le Thi Hang-COMM tổng hợp