2022 – Những nét đổi mới trong định hướng chính sách nhân lực – tiền lương của TCT

Sửa đổi chính sách tiền lương chức danh, tăng khoảng 12% so với mức lương chức danh hiện hưởng; Tăng tỉ lệ hưởng tiền lương năng suất theo từng giai đoạn cho toàn bộ đối tượng của TCT; Thay đổi phương án phân phối tiền lương năng suất… là một trong những nét đổi mới trong định hướng chính sách nhân lực tiền lương của TCT năm 2022.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

VNA bước vào năm 2022, năm thứ 3 của đại dịch Covid với nhiều thách thức và khó khăn tồn tại trước mắt. Mặc dù từ giữa năm 2021, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp như đẩy mạnh bao phủ việc tiêm chủng vắc xin, dỡ bỏ giãn cách xã hội, thực hiện cách ly/điều trị tại nhà hay cho phép khai thác trở lại các đường bay thương mại nội địa/quốc tế… với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid, vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, nhưng với việc biến chủng Omicron mới xuất hiện cùng tâm lý đại bộ phận người dân vẫn còn lo ngại diễn biến khó lường của dịch bệnh, khả năng phục hồi của ngành hàng không được dự báo vẫn còn khá nhiều hạn chế.

Kể từ khi dịch bệnh xuất hiện ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của người lao động, Tập thể lãnh đạo TCT luôn nỗ lực để có thể đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, phù hợp từng thời điểm, đảm bảo duy trì ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động, cân đối với khả năng tài chính và tình hình hoạt động SXKD của TCT.

Trong suốt giai đoạn khó khăn đó, toàn thể NLĐ VNA vẫn luôn tin tưởng, ủng hộ và sẵn sàng chia sẻ, chấp hành những thay đổi, điều chỉnh về chính sách nhân sự, tiền lương tại từng thời điểm. Chính bởi lẽ đó, năm 2022, bên cạnh việc tiếp tục làm việc với cơ quan nhà nước để xác định nguồn quỹ tiền lương tạo điều kiện cải thiện thu nhập cho NLĐ, tại Nghị quyết số 12/NQ-HĐQT/TCTHK ngày 06/01/2022, Hội đồng quản trị TCT thông qua những điều chỉnh trong chính sách nhân lực, tiền lương nhằm ghi nhận đóng góp của người lao động, từng bước nâng cao hơn nữa thu nhập để người lao động yên tâm công tác.

alt text
TCT điều hành chính sách nhân lực theo 03 kịch bản tương ứng với 03 kịch bản về sản lượng, trong đó dự kiến điều hành theo kịch bản trung bình (với giờ bay đạt 180 nghìn BH). (Ảnh: VNA).

1. Định hướng chính sách nhân lực, tiền lương 2022

► Chính sách nhân lực

TCT điều hành chính sách nhân lực theo 03 kịch bản tương ứng với 03 kịch bản về sản lượng, trong đó dự kiến điều hành theo kịch bản trung bình (với giờ bay đạt 180 nghìn BH).

Đối với lực lượng lao động trực tiếp (Phi công, Tiếp viên, Điều hành, Giám sát khai thác): Chuẩn bị đủ nguồn lực phi công cho kịch bản sản lượng cao, phát triển tối đa nhân lực nội địa cho đội tàu bay thân rộng chuẩn bị kế hoạch khai thác hàng hóa hay bay Mỹ; Tiếp viên đảm bảo giờ bay tối thiểu, phân bay luân phiên để duy trì bằng cấp, chứng chỉ; Lao động mặt đất không sử dụng dàn trải, có thể linh hoạt sử dụng luân phiên nhằm đáp ứng năng định, chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn phục hồi trở lại.

”Đối với lao động gián tiếp, TCT sử dụng nguồn lực theo từng kịch bản trong từng giai đoạn từ 50% – 70% so với kế hoạch 2020″; ưu tiên bố trí với lực lượng lao động làm về hàng hóa, chuyển đổi số và triển khai tái cơ cấu để tập trung thúc đẩy công tác bán cũng như kiện toàn tổ chức, hệ thống của TCT.

TCT cũng tiếp tục duy trì các trường hợp đặc biệt được bố trí đi làm để hỗ trợ, chia sẻ với NLĐ như đối tượng lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị… Đồng thời, TCT bổ sung thêm đối tượng lao động mặt đất trẻ có năng lực, tinh thần, thái độ làm việc tốt và có tiềm năng phát triển để tạo nguồn, duy trì lực lượng chất lượng cao cho TCT.

► Chính sách tiền lương

Sửa đổi chính sách tiền lương chức danh, tăng khảng 12% so với mức lương chức danh hiện hưởng nhằm tạo điều kiện để người lao động được hưởng mức lương khi nghỉ hưu hặc các chế độ khác tính theo lương chức danh cao hơn.

Tăng tỉ lệ hưởng tiền lương năng suất the từng giai đoạn cho toàn bộ đối tượng của TCT; Thay đổi phương án phân phối tiền lương năng suất, tập trung vào đối tượng hoàn tốt và xuất sắc nhiệm vụ nhằm khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao. Giai đoạn 1 điều chỉnh giãn cách mức tiền lương năng suất; Giai đoạn 2 tập trung sửa đổi chính sách, chi trả tiền lương năng suất theo đánh giá KPIs.

Tiếp tục duy trì, triển khai các chính sách khác đã và đang thực hiện như chế độ tiền lương trng thời gian cách ly; hỗ trợ 1,8 triệu/người/tháng đối với NLĐ tạm hoãn HĐLĐ; duy trì chế độ vé miễn, giảm cước, mua bảo hiểm sức khỏe cho toàn bộ NLĐ trong danh sách của cơ quan đơn vị; tiếp tục hỗ trợ đối với người lao động đăng ký nghỉ chờ hưu; người lao động đang tạm hoãn HĐLĐ theo chính sách nhân lực và tự nguyện chấm dứt HĐLĐ…

alt text
TCT điều hành chính sách nhân lực theo 03 kịch bản tương ứng với 03 kịch bản về sản lượng. (Ảnh: VNA).

2. Chính sách nhân lực, tiền lương Quý I/2022

► Về chính sách nhân lực:

TCT sử dụng 50% nguồn lực KH2020 (theo kịch bản thấp) đối với lao động gián tiếp; lao động trực tiếp tiếp tục điều hành theo sản lượng (phi công tiếp viên đảm bảo giờ bay tối thiểu, phân bay luân phiên để duy trì năng định; lao động mặt đất không sử dụng dàn trải, linh hoạt sử dụng duy trì chứng chỉ và chuẩn bị nguồn lực cho giai đoạn tiếp theo).

► Về chính sách tiền lương, Quý I/2022: 

Đối với lao động mặt đất: Thực hiện tỉ lệ tiền lương năng suất là 55% cho toàn bộ đối tượng người lao động; tiếp tục áp dụng tỉ lệ đánh giá thực hiện công việc tương tự 04 tháng cuối năm 2021 là M1-2-3 tối thiểu 50%, M4 tối đa 50% (bỏ mức 5) nhằm khuyến khích NLĐ đi làm trong bối cảnh thực hiện thêm nhiều công việc phát sinh. Tiền lương năng suất Mức 3-4 được điều chỉnh tăng theo từng nhóm chức danh để động viên, khích lệ người lao động cố gắng hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ.

Đối với lực lượng phi công, tiếp viên: Tỉ lệ hưởng tiền lương chuyến bay tăng lên thành 60% đối với phi công và 55% đối với tiếp viên. Các khản tiền bồi dưỡng giờ giảng; tiền lương kiêm nhiệm; một số chế độ khác như tiền điện thoại, văn phòng phẩm (đối với phi công), phụ cấp lưu trú trong và ngoài nước tiếp tục được duy trì.

Mặc dù hoạt động SXKD dự báo tiếp tục còn nhiều khó khăn, khả năng cân đối dòng tiền phụ thuộc nhiều vào các quyết định vĩ mô của chính phủ về việc khai thác trở lại các chuyến bay quốc tế cũng như diễn biến của dịch và sức mua của thì trường hậu Covid. Việc cải thiện thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ vẫn luôn được tập thể lãnh đạo TCT rất quan tâm và chú trọng.

Chính sách nhân lực – tiền lương 2022 tiếp tục thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như những nỗ lực, quyết tâm của Tập thể Lãnh đạo TCT trong việc bảo vệ lợi ích của NLĐ, giữ chân nhân lực giỏi để tiếp tục đóng góp, chung tay đưa VNA Group từng bước phục hồi và phát triển.

Ban TCNL

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.