Không hẳn vậy, vì nhiệm vụ xuyên suốt của Ban Tiếp thị và Bán sản phẩm là tổ chức và triển khai hệ thống bán, các hoạt động bán, tiếp thị sao cho mang lại càng nhiều doanh thu cho VNA càng tốt.
Có thể tóm tắt câu trả lời bằng một câu chuyện nhỏ xảy ra trong đợt tuyển dụng Chuyên viên Thương mại gần đây. Khi một ứng viên muốn tìm hiểu rõ hơn về bản mô tả công việc của chuyên viên Ban TTBSP, ứng viên đó đã nhận được câu trả lời thế này: “Bọn mình có khoảng vài chục bản mô tả công việc, bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về công việc nào?”.
Ban TTBSP.
Từng là một trong những gia đình đông con nhất nhì Khối cơ quan, đến nay lực lượng của TTBSP đã giảm chỉ còn xấp xỉ hơn 100 miệng ăn (còn chỉ tiêu bán thì luôn chỉ hướng đi lên). Với quân số như vậy, Ban TTBSP được chia thành 4 phòng với những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt: Phòng Phát triển bán và Tiếp thị, Phòng Thương mại điện tử, Phòng Kỹ thuật & Hỗ trợ bán và Trung tâm kiểm soát chỗ. Tuy nhiên, các phòng vẫn thường gọi nhau bằng những cái tên viết tắt ít “hành chính” hơn.
STI – Phòng Phát triển bán và Tiếp thị.
STI – Phòng Phát triển bán và Tiếp thị
Với nhiệm vụ lập kế hoạch bán và đồng thời giám sát, điều hành việc thực hiện kế hoạch cho toàn bộ mạng bán truyền thống, phòng STI đã “nhẵn mặt” với các chi nhánh trong và ngoài nước. Không chỉ chịu trách nhiệm về chính sách tiếp thị vé hành khách – bao gồm các chương trình khuyến mại “Chào hè”, “Chào thu” và cả chương trình vé Lowbudget cho anh chị em VNA, STI còn phụ trách luôn cả chính sách thương mại đối với các dịch vụ bổ trợ như hành lý, nâng hạng, mua ghế trống… Ngoài ra, STI cũng là đầu mối quản lý ngân sách, khen thưởng, nhân sự của toàn bộ Khối Thương mại (bao gồm cả các chi nhánh trong và ngoài nước). Nhiều trách nhiệm như vậy nên không khó hiểu khi nhiều chuyên viên than thở ngày nào cũng Sờ Ti mà chẳng mấy khi thấy sung sướng.
Phòng Thương mại điện tử – EC – Hiện đại nhưng vẫn phải tiết kiệm điện.
Phòng Thương mại điện tử – EC
Nếu như phòng STI chịu trách nhiệm đối với chính sách bán của kênh truyền thống bao gồm các phòng vé và đại lý, thì phòng EC lại phụ trách mảng kinh doanh “điện tử” của VNA thông qua phương tiện trực tuyến như website, Mobile App…. Trong thời đại mà “4.0” đã trở thành cái mác “quốc dân”, vai trò của EC ngày càng trở nên quan trọng hơn khi thương mại điện tử dần trở thành xu thế. “Tăng tốc thay đổi” là yêu cầu bắt buộc, và EC đang thực hiện khá tốt nhiệm vụ này khi cả Website và Mobile App của VNA đều có những sự nâng cấp mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Có thể kể ra một vài chương trình ưu đãi hấp dẫn với mức giá rẻ như…mua đã được không chỉ hành khách mà cả cán bộ công nhân viên VNA đón nhận nồng nhiệt: “5 ngày đầu tháng”, “thứ 5 rực rỡ”, “Week-end, Sale-start”.
SCC – Trung tâm kiểm soát chỗ – Trạm không gian SCC.
SCC – Trung tâm kiểm soát chỗ
Biệt hiệu vui đầy chất NASA này bắt nguồn từ tên tiếng Anh của Trung tâm kiểm soát chỗ – Space Control Center. Vì..nhiều lý do, SCC từ lâu đã là địa chỉ ai-cũng-biết-là-đâu mỗi khi cần. Một trong những mảng công việc nặng nhất của SCC là xử lý thay đổi lịch bay (SC). Bất cứ khi nào có thay đổi lịch bay, SCC lại khẩn trương triển khai các phương án thay đổi cho khách và phối hợp trong hệ thống để có thể thông báo kịp thời nhất đến khách hàng. Không chỉ có vậy, SCC còn là tác nhân quan trọng giúp cho chính sách bán của 2 phòng STI và EC được “số hóa” lên hệ thống để điều hành và kiểm soát. Là đơn vị quản lý chính việc khai thác, sử dụng hệ thống đặt giữ chỗ và hiển thị lịch bay, có thể nói SCC chính là xương sống giúp cho hoạt động kinh doanh hành khách của VN diễn ra ổn định.
TNT – Phòng Kỹ thuật và hỗ trợ bán – cái tên không nói lên tất cả.
TNT – Phòng Kỹ thuật và hỗ trợ bán
Chính sách thương mại đã được phê duyệt, lịch bay và chỗ cũng đã sẵn sàng, nhưng để thu được tiền về cho VN thì hành khách phải mua được vé đã. Và việc khách có mua được vé hay không phụ thuộc rất lớn vào đơn vị cuối cùng – Phòng Kỹ thuật và Hỗ trợ bán – TNT.
Phòng Kỹ thuật và hỗ trợ bán chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo, triển khai biểu giá, phân phối giá vé, thuế, phí và giá dịch vụ bổ trợ tới các phòng vé, đại lý và cả kênh bán online. Đồng thời, TNT cũng phụ trách việc xây dựng các quy định tính giá cước và xuất chứng từ vận chuyển. Với công việc đòi hỏi độ chính xác cao như vậy, dù mang cái tên rất “bùng nổ”, các TNT-er đều khá giỏi trong việc chịu áp lực (vì đã “nổ” thì cả xóm ai cũng biết).
Đặc biệt, việc bay trên các hãng hàng không khác “sắp” trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Phòng TNT đang tiến hành đàm phán với các hãng và nghiên cứu triển khai đưa công cụ MyIDTravel (trang web hỗ trợ xuất vé online đối với chặng bay trên hãng khác). Khi dự án này chính thức được triển khai, CBNV VNA có thể sử dụng vé miễn giảm cước trên các hãng khác với mức giá cực kì ưu đãi.
Thế Việt