Sắc màu rực rỡ trên những mành trúc

Vùng đất Củ Chi được biết đến với nhiều dấu ấn về lịch sử, các khu du lịch cùng rất nhiều làng nghề truyền thống. Và từ nhiều thập niên trước, Củ Chi còn có làng nghề truyền thống làm mành trúc rất độc đáo. Những bức mành trúc ở Củ Chi từ rất lâu đã có mặt trên khắp thế giới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 

|Thế giới của sắc màu hội họa

Bước chân vào một xưởng sản xuất mành trúc tại xã Tân Thông Hội ở huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, bạn sẽ nhìn thấy một thế giới màu sắc tuyệt đẹp trên các bức mành bằng trúc vừa được vẽ xong. Các hộp màu và các dụng cụ sơn vẽ đầy ắp xung quanh không khác gì một xưởng vẽ hội họa. Chủ đề trên mành trúc rất đa dạng: phong cảnh sông nước Việt Nam, cảnh đẹp thế giới hay chân dung của các nhân vật nổi tiếng theo đặt hàng của khách hàng.

Nghệ thuật của đôi tay tài hoa

Một bức mành trúc thành phẩm phải trải qua hàng chục công đoạn phức tạp, dùng hoàn toàn bằng đôi tay tài hoa của người thợ. Củ Chi trồng nhiều trúc, đó là nguyên liệu chính cho những bức tranh mành trúc. Đầu tiên, những nhánh trúc thẳng và tròn đều được cắt thành đoạn nhỏ dài cỡ 6cm, sau đó được đưa vào lò quay với cát để bỏ hết lớp lụa bên ngoài, đem ngâm trong nước hồ chống mối mọt và phơi nắng hoặc sấy. Trúc khô sẽ được xâu lại với nhau thành từng dây bằng những sợi kẽm rồi khâu thành mành. Đây là công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải quan sát thật kỹ để dây mành được khâu đều và khít. Sau đó mành được người thợ lồng vào trục rồi dùng kìm xoay các sợi kẽm cho thật chắc. Phải là người có kinh nghiệm mới làm được, bởi nếu siết chặt quá dây sẽ bị cứng, còn lỏng quá mành sẽ bị xệ.

Các công đoạn được phân chia cụ thể: một số người pha màu sơn theo từng bức vẽ; còn thợ vẽ lành nghề nhất sẽ là người vẽ chính. Từ sơn nguyên chất, người thợ sẽ phối màu để có những gam màu phù hợp. Đặc biệt, việc pha màu sơn hoàn toàn thủ công, tỉ lệ pha không theo công thức, chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào sự quen tay của người thợ. Tuy vậy các bức vẽ Có sự chuẩn xác về màu, hầu như không sai lệch màu sắc giữa các bức mành. Công đoạn thổi hồn cho bức vẽ là quan trọng nhất. Sơn mành trúc không cần dùng cọ hay bút màu vẽ, người thợ chỉ dùng một miếng xốp thấm sơn và biểu thị chi tiết trang trí lên mành trúc. Nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề, kinh nghiệm, biết xử lý từng nét chấm phá một cách tinh tế, sống động…

Tranh mành trúc bước ra thế giới

Thật đáng ngạc nhiên khi thị trường chính của các sản phẩm mành trúc ở Củ Chi là các nước trên thế giới. Đôi tay tài hoa của những người thợ ở Củ Chi đã cho ra những bức tranh bằng trúc độc đáo đáp ứng được yêu cầu của các thị trường cao cấp, đặc biệt khó tính như Nhật và các nước châu Âu.

Hiện tại, ở hai xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An thuộc huyện Củ Chi chỉ có khoảng 7 gia đình sản xuất mành trúc, họ phải làm việc liên tục mỗi ngày để có thể đáp ứng các đơn hàng. Hy vọng rằng người thợ | mành trúc sẽ giữ được đam mê với nghề để nghề truyền thống độc đáo của Việt Nam này không mai một.

Theo heritagevietnamairlines.com

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.