Những đóa hoa dưới mái nhà làng

Nhà hàng (gươl) là công trình kiến trúc, tạo hình quan trọng bậc nhất mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của dân tộc Cơ Tu. Tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ và hoa văn trang trí trên các bộ phận kiến trúc chính là những đóa hoa tươi đẹp, tạo nên giá trị của ngôi nhà làng truyền thống. Nhà gươl chính là tài sản, di sản của làng. Ở đó người ta thấy rõ tài năng của các nghệ nhân điêu khắc gỗ dân gian.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Trang trí trên nhà gươl.

Với nhà gươl, ở đâu có chi tiết kiến trúc là ở đó có tác phẩm mỹ thuật. Trên mái nhà, ở phía hai đầu hồi thường có những bức tượng đơn giản như gà trống, chim tring hay tổ hợp gắn kết nhiều tượng với nhau như tượng người, tượng đầu trâu, tượng đôi chim tring đang giao phối. Chúng được bố trí đối xứng nhau gần như tuyệt đối. Đây là chi tiết kiến trúc, mỹ thuật làm cho ngôi nhà có vẻ đẹp hài hòa, cân đối. Trên bốn tấm lan can, vách ngăn ở nhà gươl, nhất là tấm ván đặt ở mặt tiền, là nơi lý tưởng để các họa sĩ Cơ Tu thả | hồn bay bổng miêu tả hình tượng con người, thế giới thiên nhiên và cuộc sống xã hội, tạo nên những bức tranh đa dạng. Ở tấm ván này thường là những bức phù điêu liên hoàn với chủ đề phong phú, đa dạng miêu tả sinh hoạt lễ hội, sản xuất, săn bắt, cuộc sống gắn bó với núi rừng, sông suối với những sản vật từ thiên nhiên nuôi sống con người.

Trên các cây cột con, xà ngang và xà dọc cũng thường được chạm khắc nhiều bức phù điêu đẹp mắt như rồng, rắn, kỳ đà, tắc kè, ba ba, thỏ, cả. Đặc biệt, cây cột cái luôn là tâm điểm của trang trí mỹ thuật, tạo cho người xem nhiều cảm xúc. Không chỉ có chức năng chịu lực mà cột cái và xà ngang là nơi trang trí nhiều tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ, phù điêu và hoa văn.

Ngoài những bức phù điêu, tranh vẽ gắn với công trình kiến trúc kể trên, người Cơ Tu còn sáng tạo những bức tượng tròn với nhiều chủ đề khác nhau như già làng uống rượu, cô gái múa, chàng trai nhảy hội, đánh chiêng, thổi kèn, tượng chim tring, chim công, kỳ đà… và bố trí chúng vào những vị trí nhất định trong ngôi nhà. Tượng có thể đặt ở mặt tiền chính diện của nhà gươl, phía trên của xà ngang, xà dọc, hoặc hai bên cửa ra vào.

Trong những năm gần đây, một loại hình nghệ thuật được nghệ nhân Cơ Tu ưa thích là phù điêu rời, tức là những bức phù điêu không gắn với công trình kiến trúc truyền thống. Thông qua các cuộc thi điêu khắc dân gian do các huyện tổ chức, các nghệ nhân còn đua nhau trổ tài, sáng tác phù điêu Với chủ đề khác nhau như cảnh đi săn, giã gạo, uống rượu cần, khai thác rượu tà địn, vũ điệu Tân tung da da trong lễ hội, nghi lễ đâm trâu hiến tế thần linh và cả những đề tài mới như bộ đội và dân quân, chống giặc đi càn, đánh giặc giữ làng… để trưng bày, lưu giữ và làm đẹp cho ngôi nhà gươl của làng.

Nghệ thuật tạo hình trên ngôi nhà làng chính là kho báu của làng, tạo nên nét văn hóa đặc sắc trong di sản văn hóa của dân tộc Cơ Tu. Nghệ nhân điêu khắc gỗ dân tộc Cơ Tu – chủ nhân của loại hình nghệ thuật này hiện còn khá đông đảo và đầy tài năng. Tại bản làng của đồng bào Cơ Tu hiện còn lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ, trong đó có nhiều tượng gỗ và phù điêu đẹp mắt như phù điêu “Lấy rượu tà định”, tượng “Cô gái sảy gạo”… Trên đỉnh Quế tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, hiện có trưng bày nhóm tượng “Giã gạo chày đôi” do nghệ nhân Colâu Blao tạo tác. Hay trong nhà gươl thuộc quần thể kiến trúc nằm giữa vùng lõi rừng pơmu có bức phù điêu “Uống rượu cần” của nghệ nhân Kê Tíc, đó là bức phù điêu đẹp cả về nội dung đề tài, màu sắc, bố cục, nhìn tựa như một bức tranh sơn dầu của một họa sĩ có nghề.

Nghệ thuật điêu khắc gỗ vẫn còn sức sống mạnh mẽ trong đồng bào. Loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này cần được quan tâm nuôi dưỡng, phát huy trong cuộc sống đương đại.

Theo heritagevietnamairlines.com

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.