Dư vị mặn mòi

Sông mẹ Mekong trải qua một hành trình dài xuyên 5 quốc gia, bắt đầu từ cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc), trước khi đổ ra biển Đông đã kịp ban tặng món quà cuối cùng cho vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nước ta là bao la phù sa màu mỡ và một nguồn lợi thuỷ sản dồi dào. Hoà theo dòng phù sa mát ngọt ấy, người dân miền Tây có một đặc sản gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất hồn hậu này – đó chính là cá khô (từ địa phương thường gọi là “khô cá”).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text
Nông dân miền Tây quăng lưới đánh cá mùa nước lên

Chúng tôi đến Tam Nông Đồng Tháp) vào những ngày nắng chói chang, đi theo đường tỉnh 844, từ Vườn Quốc gia Tràm Chim chạy thẳng ra Quốc lộ 30 thì đến đầu nguồn sông Tiền, nơi dòng chính của sông Mekong từ Campuchia đỗ vào đất Việt. Dọc con đường này chính là vùng phơi cá khô lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cũng là một thứ đặc sản khó quên của xứ sen hồng Đồng Tháp.

Trong suốt hơn 20km, hai bên đường là các giàn phơi cá trải dài, những miếng cá vàng ươm, khô vừa phải, óng ánh dưới nắng chiều như phủ mật. Mùi cá khô mặn mòi có thể làm du khách nhăn mũi nhè nhẹ ban đầu, nhưng với những người miền Tây xa xứ trở về quê hương, thứ mùi quen thuộc từ trong kí ức sẽ làm cay cay khoé mắt.

Theo dân địa phương, mùa phơi cá hàng năm bắt đầu từ tháng 9. Khi những cơn mưa dầm mùa hạ vừa dứt và con nước xâm xấp mặt đồng là lúc các làng nghề phơi cá Tam Nông bắt đầu bận rộn. Cá khô trên thị trường có hàng trăm loại, với muôn vạn sản phẩm khác nhau, nhưng nghề phơi cá khô ở Tam Nông nỗi danh với loại khô cá lóc. Món đặc sản này ở đây mang một phong vị khác lạ, bí quyết nằm ở nguồn nguyên | liệu được kiểm soát chặt chẽ, gia vị tẩm ướp và quá trình canh phơi. Cá bắt lên được làm sạch, để ráo, sơ chế rồi tẩm ướp một lượng gia vị vừa đủ, mặn ngọt cân đối, tiêu ớt gia giảm vừa đủ cay. Quan trọng hơn khi phơi lên giàn cần canh thời gian nắng tốt, phần thịt cá se lại, toả ra một thứ mùi khó mà quên được

Theo chủ một xưởng phơi cá khá quy mô ở xã Phú Thành A, muốn loại bớt mùi tanh của cá nước ngọt, những người sơ chế phải thật khéo léo cắt bỏ hết phần nội tạng, làm sạch máu và ủ lạnh 2-3 ngày trước khi xếp lên giàn phơi. Khi cá đã sạch thì phần lớn mùi tanh giảm, ruồi nhặng không còn đeo bám lên giàn phơi cá. Một phần cũng khá quan trọng trong quá trình ướp và phơi, đó chính là việc định hình để sau khi phơi khô, mỗi miếng cá có hình thù đẹp và hấp dẫn người tiêu dùng. Những làng nghề làm khô cá ở Tam Nông đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Và, các kinh nghiệm làm nghề mà thế hệ trước truyền dạy cho thế hệ sau để có được miếng cá khô thành phẩm với màu sắc bắt mắt, hương vị khó quên chính là bí quyết của mỗi hộ gia đình hay cơ sở sản xuất riêng có.

Vài năm gần đây, tỉnh Đồng Tháp đã quy hoạch và định hướng phát triển du lịch khu vực chung quanh Vườn Quốc gia Tràm Chim, đồng thời thị xã Hồng Ngự nằm án ngữ ngay đầu nguồn sông Tiền cũng được nâng lên thành phố cấp tỉnh, là đô thị nằm ven sông đầu tiên khi sông Mekong chảy vào Việt Nam. Chính vì thế, những làng nghề như làng khô cá ở Tam Nông giáp thành phố Hồng Ngự cũng được đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, còn gì hấp dẫn hơn, sau khi trải nghiệm một không gian thiên nhiên khoáng đạt ở Tràm Chim, du khách sẽ ngay lập tức được khám phá làng nghề làm khô cá lâu đời và đặc trưng nhất của miền Tây, để rồi sau đó sẽ nhớ mãi dư vị mặn mòi cùng nét hào sảng, phóng khoáng của những cư dân miền sông nước.

Theo báo heritagevietnamairlines.com

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.