[Điểm đến] Mùa xuân Hà Giang như bức tranh sinh động chỉ nơi đây có

Cao nguyên vẫn lặng lẽ xinh đẹp để rồi con người nơi ấy luôn xao động vì vẻ đẹp bình yên ấy nơi đấy là vùng đông bắc Việt nam một Hà Giang khí chất anh hùng ẩn dật ở nơi cực Bắc địa đầu của Tổ quốc. Tôi đã thật sự bị vẻ đẹp nơi đây gây thương nhớ đến mê hồn chính vì vậy hàng năm tôi phải dành quỹ thời gian nghỉ ngơi hữu hạn của mình ngao du cùng chúng bạn nơi đây.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tết các bạn có thể đi để biết những mảnh đất mới lạ để nghỉ ngơi và mua sắm tại nhiều thành phố thơ mộng hay hiện đại ở châu âu hay nơi nào đó còn tôi lại nặng lòng nơi đây và muốn giới thiệu với các bạn vùng đất Hà giang xinh đẹp và vô cùng bản sắc này nhé. 

alt text
Mùa xuân đến với bà con nơi đây như một bức tranh sinh động đa mầu sắc nhưng đậm bản sắc riêng chỉ có Hà Giang mới có (Ảnh: Internet).

Mùa xuân đến với bà con nơi đây như một bức tranh sinh động đa mầu sắc nhưng đậm bản sắc riêng chỉ có Hà Giang mới có. Tết trong cái se lạnh se sắt chênh vênh trên miền núi cao khiến cho lòng người cũng thăng trầm cảm xúc. Đi giữa sương mờ giữa mây, giữa núi non đại ngàn như lạc vào một nơi nào xa lắm. Hà Giang mùa nào cũng đẹp lúc giao mùa lúc sang xuân trên mọi cung đường từ hoang sơ đến hùng vĩ từ hoang dại đến hữu tình.

alt text
Hà Giang mùa nào cũng đẹp lúc giao mùa lúc sang xuân trên mọi cung đường từ hoang sơ đến hùng vĩ từ hoang dại đến hữu tình (Ảnh: NVCC).

Thế đó vùng đất đá nở hoa đậm chất tính bình dị thơ mộng của Hà giang được thiên nhiên vô cùng ưu đãi với di sản là những thửa ruộng bậc thang hay những khung dệt cửi được truyền từ thế này sang thế hệ khác, nhứng ấm áp từ hoa mận, hoa ban, hoa đào khoe sắc muôn màu trên khắp nẻo đường tới những con đèo lớn nhỏ nối tiếp nhau. Một trong những cảnh đẹp không thể rời mắt là cổng trời cao nguyên Quảng Bạ nơi đây được xem như kiểu ngẩng đầu chạm mây.

Và cũng từ đây tôi sẽ đưa các bạn cùng len lỏi vào sâu trong những bản làng nằm sâu sau những dãy núi đụng mây là nơi sinh sống của những bà con dân tộc của Hà Giang như dân tộc Lô Lô hay dân tộc Mông và khám phá những phong tục Tết của bà con rất giản dị rất riêng nhưng  mà mang đậm đà bản sắc dân tộc nơi đây.

alt text
Chị Chi cùng những người bạn trong chuyến đi Hà Giang (Ảnh: NVCC).

Những nét đặc trưng Tết ở nơi đây là mang đậm tính chất đoàn viên tức là mong muốn sự trở về sự xum vầy của gia đình trong những ngày tết để rồi họ cùng nhau thắp hương cúng lễ tỏ lòng biết ơn tới ông bà tổ tiên và người đã khuất được thể hiện qua phong tục thờ cúng. Họ đón tết trong niềm hân hoan và tràn đầy hy vọng vào một năm mới dù rằng cuộc sống hàng ngày vẫn vô cùng khó khăn và thiếu thốn. ngày 25 tháng chạp họ bắt đầu đón tết dọn dẹp nhà cửa để rồi đến ngày 30 tháng chạp là họ sẽ niêm phong lại tất cả các vật dụng trong gia đình từ cái quốc cái xẻng cái rìu cái cày khung cửi hay cây cối trong vườn đều được dán giấy vàng hay giấy bạc để thể hiện sự nghỉ ngơi trong ngày tết của chúng.

Đêm giao thừa là đêm vui nhất cả bản đều thức và rất nhộn nhịp quanh nồi bánh trưng và trong nhà hương khói khắp nơi đều được sáng còn ngoài bản thì đuốc đỏ được thắp sáng rực tượng trưng con cháu mở đường mời tổ tiên về ăn Tết. Người Lô Lô hay người Mông đều đón giao thừa từ tiếng gà gáy đầu tiên trong bản bất kể tiếng gà gáy đó từ nhà ai và gia chủ của chú gà sẽ thắp hương mời tổ tiên và mở cửa mời bà con trong bản tới chúc tết.

Lúc này với người Lô Lô họ sẽ thay nhau mỗi người một việc như đi ghánh nước hay khua tất cả các vật nuôi trong nhà đều phải thức giấc và kêu vang để tạo nên một bản hoà ca với tràn đầy niềm hy vọng. Còn người Mông thì sau tiếng gà gáy là tục cúng lễ những lợn gà sống mời tổ tiên và đợi tới sáng ngày 1 tết được diện quần áo mới và hài đi chúc tết. Nét văn hoá riêng của người Mông là mâm cỗ cũng không thể thiếu gà, bánh ngô và mâm bánh dầy được làm bằng những hạt gạo từ chính tay người Mông.

alt text
Hy vọng trong mỗi chúng ta sẽ có những trải nghiệm khám phá trên những miền đất yêu thương của Tổ quốc mình (Ảnh: NVCC).

Một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông là tục ném papao, múa khèn, bắn nỏ đua ngựa và lễ hội cầu phúc hay còn gọi lễ hội Gầu tào nhằm tạ ơn tổ tiên về mùa màng về cầu con cháu đông đúc, súc vật chăm nuôi tốt. Đây là lễ hội đặc trưng nhất của văn hoá người Mông trong ngày Tết.

Tản mạn những ngày Tết với bà con dân tộc nơi đây đã cho tôi thật nhiều khám phá thật nhiều cảm xúc về nét đặc trưng của đồng bào việt nam nơi đây. Miền đất này có lẽ sẽ là một phần máu thịt trong tiếng gọi Quê hương của tôi.  

Hy vọng trong mỗi chúng ta sẽ có những trải nghiệm khám phá trên những miền đất yêu thương của Tổ quốc mình. Ngoài kia Tết đã bước vào từng thềm cửa của mỗi gia đình chúng ta hãy cùng đón Tết với niềm vui và niềm hy vọng!

Về tác giả:

alt text
Chị Trần Quỳnh Chi

Chị Quỳnh Chi đã gắn bó với Đoàn tiếp viên VNA trong suốt 25 năm qua. Đối với chị, Đoàn tiếp viên không chỉ là nơi làm việc mà còn là “nơi mà tuổi trẻ được cất cánh đến mọi nơi trên thế giới được vẫy vũng trong kho tàng kiến thức xã hội rộng lớn”.

Sau những giờ bay tất bật và chăm sóc gia đình, chị thường hay cùng những người bạn của mình tham gia các công tác thiện nguyện vì đối với chị “làm từ thiện không chỉ là cho đi mà còn nhận lại”.

Tran Quynh Chi 1-Crew

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.