Tập đoàn Qantas thành lập học viện an toàn đầu tiên của Úc
Tập đoàn Qantas sẽ đầu tư hơn 40 triệu USD để đào tạo nhân lực của ngành hàng không Úc cũng như nâng cao thêm kỹ năng trong toàn hãng và toàn ngành. Vào năm 2025, Qantas sẽ ra mắt Qantas Group Safety Academic (Học viện an toàn của tập đoàn Qanstas) với sự hợp tác của Đại học Griffith ở Bisbane và Đại học RMIT ở Melbourne, cung cấp các khóa học về an toàn cho các chuyên gia và phát triển kỹ năng cho các lãnh đạo trong tất cả các ngành. Vào giữa năm 2026, Qantas sẽ khai trương Sydney Ground Training Facility (Cơ sở Đào tạo Mặt đất Sydney) tại khuôn viên Mascot của Tập đoàn Qantas.
Họ cũng tăng gấp đôi số học bổng dành cho các sinh viên nữ và người dân đảo Torres Strait (nhóm thổ dân bản địa của Úc) đang theo học tại học viện đào tạo phi công ở phía Nam Queensland lên 20 học bổng một năm với chi phí 30.000 đô la Úc cho mỗi người. Giám đốc điều hành Tập đoàn Qantas, Vanessa Hudson, cho biết: “Chương trình đổi mới đội bay mang tính lịch sử đang được tiến hành và tập đoàn Qastas có hơn một trăm máy bay mới được đặt hàng cho cả Qantas và Jestar. Tôi tin rằng việc ra mắt học viện hàng không mang đến cơ hội phát triển cho nhân viên của chúng tôi cũng như toàn ngành hàng không nói chung”.
Sân bay Narita thuê quân nhân nghỉ hưu để giải quyết tình trạng thiếu nhân viên mặt đất
Công ty dịch vụ mặt đất JBS của Tokyo Narita đã giới thiệu một chương trình thực tập dành cho những người từng làm việc ở quân đội Nhật Bản (Lực lượng Phòng vệ), hiện đã nghỉ hưu do lực lượng này áp dụng chế độ nghỉ hưu sớm ở tuổi 55.
Nhiều quân nhân trong số này đã điều khiển các phương tiện đặc biệt cỡ lớn trong đơn vị của họ, giúp họ dễ dàng sử dụng kỹ năng sẵn có của mình để xử lý các công việc trên mặt đất.
JBS Ground Treatment, mới gia nhập lĩnh vực xử lý mặt đất vào tháng 3 năm ngoái, được thành lập bởi một nhóm cựu nhân viên mặt đất đã mất việc trong đại dịch COVID-19. Vào tháng 6, họ bắt đầu chương trình đào tạo lại kỹ năng cho các phi công có kinh nghiệm nhưng hiện đã nghỉ hưu bằng cách hỗ trợ họ quay trở lại làm việc. Các công ty xử lý mặt đất đang tìm cách nhanh chóng đảm bảo nhân sự vì tình trạng thiếu lao động trong ngành ngày càng trở nên nghiêm trọng không chỉ ở Narita mà trên toàn Nhật Bản.
Korean Air khai trương đường bay Seoul-Fuzhou vào cuối năm 2024
Korean Air (KAL) sẽ bắt đầu khai thác từ Seoul đến Fuzhou (Phúc Châu) – được gọi là “Thành phố của những phước lành” của Trung Quốc, từ ngày 28 tháng 12.
Đường bay mới được khai thác với tần suất 3 chuyến/tuần. KAL cho biết đường bay Phúc Châu mới nằm trong trong kế hoạch mở rộng của hãng này sang Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng. Trong những tuần gần đây, KAL bắt đầu khai thác các chuyến bay hàng ngày giữa Seoul và Hạ Môn và nối lại đường bay Seoul-Côn Minh với tần suất 4 chuyến/tuần