Nguyên nhân đến từ sự lớn mạnh của các hãng hàng không và mật độ đường bay trong khu vực. Trong đó, Việt Nam là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không tại Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất.
Theo Boeing, trong vòng 10 năm, số đường bay thẳng nội địa đã tăng gấp đôi, số lượng các chuyến bay thẳng giữa các thành phố cũng tăng 3,5 lần. Tại các thành phố lớn, có khoảng 30 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày. “Sự tăng trưởng của thị trường hàng không nội địa của Việt Nam được đánh giá là cực kỳ ấn tượng. Phần lớn đường bay trong thị trường này được khai thác bằng máy bay một lối đi (6 ghế một hàng)“, phó giám đốc Marketing của Boeing nói.
Về thị trường quốc tế, chỉ trong vòng một năm đã có gần 50 đường bay mới được mở đến và đi từ Việt Nam. Ước tính đến cuối năm 2019, nơi đây sẽ có khoảng 200 đường bay quốc tế. Thị trường hàng không quốc tế ở nước này đang tăng trưởng ở mức 15% hàng năm. Trong đó, tiềm năng thấy rõ là các chuyến bay quốc tế tầm xa. Trong 5 năm tới, số tàu bay của Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi so với 200 chiếc hiện nay.
Theo quan sát của Boeing, bài toán cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của thị trường hàng không là vấn đề các nước đã, đang phát triển đều gặp, không riêng thị trường Việt Nam. Bên cạnh việc nghiên cứu, xây mới các sân bay thì việc tối ưu trong cách khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng là lựa chọn tốt nhất cho ngành hàng không Việt Nam hiện tại.
Đánh giá về tiềm năng và cơ hội của các hãng hàng không mới tại thị trường Việt Nam, ông Darren Hulst, đại diện Boeing lấy ví dụ: Vào những năm 1990, một số người tin rằng Mỹ hầu như không còn tiềm năng tăng trưởng với hạ tầng vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, trong 30 năm qua, Mỹ vẫn tiếp tục phát triển với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng hàng không mới và duy trì tốc độ tăng trưởng. Điều đó có nghĩa cơ hội cho các hãng hàng không mới tại Việt Nam còn rất nhiều. Việc có thêm các hãng hàng không mới, hoạt động cạnh tranh lành mạnh là điều tích cực cho thị trường và giúp bản thân ngành hàng không bền vững và phục hồi tốt hơn.
Boeing xác nhận Việt Nam là điểm đến đáng tới nhất với du khách quốc tế. (Ảnh: Zing.vn).
Theo quan sát của Boeing, bài toán cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của thị trường hàng không là vấn đề các nước đã, đang phát triển đều gặp, không riêng thị trường Việt Nam. Bên cạnh việc nghiên cứu, xây mới các sân bay thì việc tối ưu trong cách khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng là lựa chọn tốt nhất cho ngành hàng không Việt Nam hiện tại.
CMO là báo cáo thường niên của Boeing về tiềm năng của ngành hàng không trên phạm vi toàn cầu và những thống kê chi tiết ở từng quốc gia, trong đó có Việt Nam. Báo cáo này được thực hiện lần đầu vào năm 1961. Sau gần 60 năm xuất bản, CMO được xem là một trong những dự báo uy tín trong ngành hàng không thương mại.
Các số liệu phân tích được sử dụng vào việc lên kế hoạch sản xuất, chia sẻ với các đối tác bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chính phủ, các hãng hàng không cũng như các đối tác. Dự báo được đưa ra để giúp các nhà quản lý vạch ra kế hoạch đầu tư mới hợp lý và đồng thời tìm giải pháp tối ưu hóa khai thác cơ sở hạ tầng hiện có.