Chống đỡ với dịch bệnh dai dẳng, các hãng HK buộc phải cắt giảm nhân sự hàng loạt

“Cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài và ảnh hưởng sâu sắc hơn bất kỳ ai có thể ngờ tới. Tổn thất sẽ giảm so với năm 2020, nhưng nỗi đau của cuộc khủng hoảng lại tăng lên” – Đó là những nhận định của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế IATA về ảnh hưởng của đại dịch đối với hàng không toàn cầu vào cuối tháng 8 vừa qua. Nhìn về tình hình cắt giảm nhân sự của các hàng hàng không, có thể thấy rõ điều đó.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tại Thái Lan, nỗi đau được gây ra bởi đại dịch Covid-19 đã khiến 2 hãng hàng không Thai Airways và Nok Air phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản để tiến hành tái cấu trúc, trong khi đó, hãng hàng không giá rẻ NokScoot phải thanh lý tài sản và chấm dứt hoạt động. Dịch bệnh cũng đe dọa việc làm của hơn 20.000 nhân viên tại 7 hãng hàng không ở Thái Lan, nếu như  không có hỗ trợ từ chính phủ trong thời gian sắp tới. 

Cùng tình cảnh, các hãng hàng không của Vương quốc Anh cũng đã đưa ra cảnh báo rằng, hàng nghìn việc làm có thể bị mất nếu chính phủ không đảo ngược hướng đi và ngành hàng không không mở rộng chương trình tăng cường với du lịch giảm giá.

Được biết, chương trình Duy trì Việc làm do ảnh hưởng của Coronavirus của Vương quốc Anh, hỗ trợ 1,9 triệu người, sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng 9 sau khi dỡ bỏ hầu hết các hạn chế về đại dịch vào tháng trước. 

Tại Đức, tập đoàn Lufthansa sở hữu hãng hàng không Lufthansa, Eurowings, Swiss, Brussels và Austrian Airlines, đã ngăn chặn được tình trạng chảy máu tiền mặt và mang lại dòng tiền mặt 340 triệu euro cho tập đoàn (theo ghi nhận từ những tháng đầu năm 2021), thông qua các hoạt động tiết kiệt chi phí và cắt giảm việc làm. Thực tế, đã có tới hơn 30.000 nhân viên đã phải dừng làm việc tại tập đoàn trong suốt quá trình cắt giảm này. 

Trong khi đó, tại Australia, đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã khiến bang New South Wales, bang đông dân nhất của Australia, bước vào giai đoạn phong tỏa kéo dài từ cuối tháng 6/2021 và duy trì đến hết tháng 8/2021, đồng thời dịch bệnh lan rộng tới một số bang khác của Australia cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động khai thác của các hãng hàng không. 

alt text
 Ngày 3/8, Qantas thông báo cắt giảm 2.500 việc làm, trong bối cảnh biến thể Delta của virus SAR-CoV-2 đang lây lan ở bang New South Wales. (Ảnh: Reuters).

Trong tháng 7, số chuyến bay nội địa của Qantas đã giảm từ 90% mức trước đại dịch xuống dưới 40%, khiến cho tới ngày 3/8 vừa qua, hãng đã buộc phải đưa ra thông báo cắt giảm thêm 2.500 nhân viên, nâng tổng số việc làm bị bắt giảm lên 9.500. Ngoài con số nhân viên bị tạm nghỉ việc nêu trên, phần lớn nhân viên tuyến đầu của Qantas và cả Jetstar, hãng hàng không giá rẻ trực thuộc Qantas, cũng sẽ bị ảnh hưởng. Họ sẽ buộc phải dựa vào các khoản trợ cấp của chính phủ thay cho việc nhận lương từ công ty, trong khoảng thời gian công việc bị đình trệ do dịch bệnh. Giám đốc điều hành Qantas cũng cảnh báo thời gian tạm nghỉ việc và thu nhập của nhân viên có thể sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và các lệnh phong tỏa kéo dài hơn so với dự kiến.

Có thể thấy, bên cạnh các giải pháp tình thế cũng như dài hạn để duy trì hoạt động, việc hạn chế và cắt giảm chi phí sẽ là chìa khóa để khôi phục sức khỏe tài chính cho các hãng hàng không nhằm đối phó với sự dai dẳng của đại dịch. 

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.