Chặng đường phục hồi lợi nhuận của các Hãng hàng không Nhật Bản

Do Nhật Bản mở cửa biên giới chậm hơn nhiều quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương khác, quốc gia này đang thực hiện các bước quan trọng để nới lỏng kiểm soát biên giới. Sự gia tăng nhu cầu theo dự báo sẽ giúp các hãng hàng không lớn của Nhật Bản có thể nhìn thấy con đường phục hồi lợi nhuận trong năm tài chính 2022.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phần 1: Sự phục hồi mạnh mẽ của ANA

Du khách nước ngoài đã bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19. Lệnh cấm đã được gỡ bỏ từ đầu tháng 4/2022, nhưng lại chỉ có nhân viên công vụ và sinh viên mới có thể vào, trong khi khách du lịch nước ngoài vẫn bị hạn chế.

Giờ đây, chính phủ Nhật Bản đã phát đi tín hiệu cho phép du khách đã tiêm phòng nhập cảnh mà không cần kiểm dịch từ tháng 6-2022. Điều này rõ ràng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với cả Japan Airlines (JAL) và All Nippon Airways (ANA), cũng như ngành du lịch quốc gia. Tải cung ứng nội địa đã phục hồi tốt và hiện các hãng hàng không đang bắt đầu tăng cường các chuyến bay quốc tế nhằm chuẩn bị đáp ứng nhu cầu khách quốc tế tăng trở lại.

Nhiều quốc gia châu Á đã mở cửa trở lại cho du khách nước ngoài trong những tháng gần đây. Tuy vậy, Nhật Bản là một trong số ít các thị trường lớn của Châu Á tỏ ra thận trọng hơn. Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan cũng là những quốc gia đang duy trì các biện pháp hạn chế nhập cảnh tương đối chặt chẽ – đặc biệt là Trung Quốc đại lục.

Chính phủ Nhật Bản thậm chí đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng khách du lịch với tham vọng cao hơn trong những năm tiếp theo (mặc dù COVID-19 đã khiến nỗ lực này tạm dừng). Điều này được thể hiện qua việc chính phủ đang từ từ nới lỏng những biện pháp thận trọng của mình.

alt text
ANA đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. (Ảnh: CAPA)

Xu hướng thị trường và sự phục hồi của ANA

ANA dự kiến lưu lượng hành khách sẽ cải thiện đáng kể trong năm tài chính 2022 (tính đến 31/03/2023). Nhu cầu vận chuyển khách nội địa trong quý I/2022 (quý IV năm tài chính 2021) bằng 45% so với thời điểm cùng kỳ trước đại dịch COVID-19. Nhu cầu vận chuyển hành khách bắt đầu phục hồi mạnh mẽ từ giữa tháng 3/2022, sau khi các biện pháp “bán khẩn cấp” được chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ nhờ làn sóng COVID lắng xuống.

Nhu cầu vận chuyển hành khách nội địa được dự báo sẽ tăng lên 60% trong quý đầu tiên của năm tài chính 2022, 80% trong quý II và 90% trong cả quý III và quý IV.

Nhu cầu vận chuyển nội địa trung bình của ANA cho cả năm tài chính 2022 được dự báo là ở mức 80% so với trước đại dịch.

Trong nửa đầu năm tài chính 2022, nếu tính cả nhu cầu vận chuyển của Peach – hãng hàng không giá rẻ của ANA – thì nhu cầu vận chuyển của Tập đoàn ANA ước tính sẽ phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch COVID-19. Nguyên nhân do nhu cầu vận chuyển hành khách của hãng hàng không chi phí thấp đang tăng nhanh hơn, hỗ trợ việc thục đẩy khả năng phục hồi của Tập đoàn.

Mạng đường bay quốc tế đang được tăng cường khi nhiều tuyến bay được khôi phục và tăng tần suất

ANA cho biết, việc Nhật Bản nới lỏng các hạn chế nhập cảnh và việc mở cửa ở các quốc gia khác đang nâng cao sự lạc quan cho du lịch quốc tế.

Đặc biệt, nhu cầu trên các tuyến bay Bắc Mỹ và Châu Á đang được cải thiện, ANA bắt đầu nối lại nhiều đường bay quốc tế của mình.

Hồi tháng 2/2022, ANA dự báo, trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6/2022, Hãng sẽ khai thác 23-24% các chuyến bay quốc tế mỗi tháng so với kế hoạch kinh doanh trước đại dịch. Nhưng vào ngày 10/05/2022, Hãng đã nâng mức dự báo lên 26% cho tháng 5 và 28% cho tháng 6/2022. Mặc dù đây chỉ là một mức tăng nhỏ, nhưng cũng làm nổi bật xu hướng tích cực.

ANA dự định nối lại nhiều chuyến bay tới Tây Âu, vốn đang bị dừng bay do chính sách tránh bay qua không phận Nga bởi cuộc xung đột Nga-Ukraina.

Nếu nhu cầu và tải cung ứng tăng trưởng đúng hướng thì khả năng thu hồi lợi nhuận nhanh chóng là hoàn toàn có thể

Dựa trên nhu cầu vận chuyển hồi phục, ANA dự báo Tập đoàn sẽ làm ăn có lãi trong năm tài chính 2022 nhờ các biện pháp kiểm soát chi phí.

Công ty mẹ ANA Holdings dự báo lợi nhuận ròng đạt 21 tỷ yên Nhật (khoảng 160,5 triệu USD) trong năm tài chính 2022. Đây sẽ là một kết quả rất đáng hoan nghênh – vì trước đó do đại dịch COVID-19, trong năm tài chính 2021, ANA Holdings đã lỗ ròng 143,6 tỷ yên Nhật, con số này được cải thiện nhiều so với khoản lỗ 404,6 tỷ yên nhật trong năm tài chính 2020.

Điều đó chắc chắn là một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho thấy ANA có thể kỳ vọng làm ăn có lãi, mặc dù nhu cầu vận chuyển khó có khả năng phục hồi hoàn toàn trong năm nay. Điều này cho thấy việc tái cơ cấu và cắt giảm chi phí của Hãng trong thời kỳ đại dịch đang tỏ ra rất hiệu quả.

Theo: CAPA

Sưu tầm và biên dịch: Quynh Hoa – DX

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.