Chuyến đi xuyên Việt đầu tiên và mối lương duyên với VNA
Hùng sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, sau đó đi học đại học ở Sài Gòn. Anh chưa từng ra Hà Nội một ngày nào trước khi đi phỏng vấn ở VNA.
“Đợt đó, mình đang đi du lịch xuyên Việt, thấy ông bạn học ở miền Nam nhắn tin báo là VNA tuyển dụng khối kĩ thuật, mình in hồ sơ đã chuẩn bị sẵn rồi nộp luôn. Hồi đại học mình học tiếng Pháp nên lúc VNA tuyển dụng thì mình không đủ điểm tiếng Anh, may mà được nợ. Hôm phỏng vấn thì mình may mắn thay gặp sếp Đặng Ngọc Hòa (lúc đó đang là Trưởng ban QLVT), anh ấy cũng từng học ở Pháp về, và mình được phỏng vấn bằng tiếng Pháp sau đó được tuyển vào ban QLVT. Mối nhân duyên với VNA bắt đầu từ lúc ấy.”
Hùng là thành viên của đội trả tàu của VNA. (Ảnh: NVCC).
Hiện tại, Hùng đang là thành viên phụ trách vật tư của đoàn trả tàu VNA381 ở GMF, Indonesia (tàu A330 cuối cùng của VNA). Đây là tàu thứ 8 anh tham gia trả, bao gồm 2 dự án tàu B777 và 6 dự án tàu A330. “Mỗi lần đi trả tàu thường rất lâu, có khi lên tới 6, 7 tháng mới xong một tàu. Mình đã ở Indonesia gần 7 tháng rồi.” Hùng chia sẻ.
Công việc của anh ở ban QLVT cũng rất đa dạng, có lẽ vì mỗi lần xong nhiệm vụ trở về Ban thì anh cảm thấy như một người mới, rồi ngay sau đó sếp lại giao cho công việc khác.
Hùng cũng là một người vô cùng đam mê với công tác Đoàn. Nhưng mà tuy rất thích làm công tác đoàn, anh toàn được bầu “hụt” vào ban chấp hành đoàn QLVT mấy mùa. lý do là cứ đại hội đoàn diễn ra thì Hùng lại đang đi “trả tàu”. Dù vậy anhvẫn được anh chị em tin tưởng bầu vào các vị trí không chính thống như là đội trưởng đội bóng đá hay đội phó đội ăn chơi của Ban. Đội bóng Ban QLVT nòng cốt là ĐTN đã liên quân với Ban KT để giành chức vô địch giải bóng đá Khối Cơ Quan TCT năm 2018, và anh đã may mắn nhận giải vua phá lưới.
Liên quân đội bóng của Ban QLVT và Ban KT giành chức vô địch giải bóng đá Khối Cơ Quan TCT năm 2018. (Ảnh: NVCC).
Công việc gặp vô vàn khó khăn nhưng không thiếu những kỉ niệm đáng nhớ
Để nói về công việc của Hùng, khó khăn đầu tiên mà anh gặp phải là làm “trái nghề” anh được học. Hùng được đào tạo chuyên môn kĩ thuật, sau đó nộp đơn thi tuyển vào khối kĩ thuật, sau cùng lại được phân vào ban QLVT. Nói là vật tư là nói đến định mức kho, nói đến việc mua bán, vận chuyển vật tư, tính toán chi phí vật tư, nghe không liên quan đến “kĩ thuật” cho lắm.
“Những ngày đầu làm việc mình đi từ sự hào hứng, chuyển sang mệt mỏi, ủ rủ, và sau đó là vô cùng chán nản. Cuộc đời mình thực sự được thay đổi khi mình được sếp giao các công việc khó hơn và bắt đầu đi “trả tàu”. Đi“trả tàu” giúp mình được làm việc trực tiếp với máy bay, nắm rõ trên máy bay có những gì, hiểu được vai trò, vị thế và mối liên kết giữa vật tư đối vs kĩ thuật. Mình bắt đầu yêu công việc của mình hơn, hiểu rõ được trách nhiệm của mình hơn. Đến ngày hôm nay thì mình cảm nhận rõ, ngành “vật tư” chọn mình là đúng, kĩ thuật là bước đệm nhưng kiểm soát vật tư mới là sở trường của mình, giúp mình phát huy được những khả năng linh hoạt của mình.”
Khó khăn thứ 2 của anh đó là vấn đề thích nghi. Ai cũng nói làm việc trong ngành hàng không nhiều cơ hội và nhưng cũng lắm thách thức, nhất là khi tàu bay chẳng bao giờ dừng bay cả. Dịch Covid-19 đang khiến câu này trở nên sai lầm, vì rất nhiều máy bay VNA đang nằm không hoặc bay rất ít.
“Từ trong thâm tâm những người làm vật tư – kĩ thuật, mình rất đau xót. Mình là người miền Trung, học ở miền Nam, lúc ra Hà Nội lập nghiệp, mình thật sự không quen. Mình ốm suốt, rồi không hiểu yêu cầu lúc giao tiếp với cấp trên, không hiểu được ý lúc trao đổi với anh chị đồng nghiệp. Nhiều lúc chán nản quá, mình đã nghĩ đến chuyện “quit job”. Cũng may sao, lúc cơ hội đến vs mình nhiều hơn, cũng là lúc mình quen dần vs cuộc sống ở Hà Nội, mình thích nghi và yêu quý VNA lắm lắm từ lúc nào không hay.”
Hành trình trả tảu A142. (Ảnh: NVCC).
Vũ Đình Hùng luôn có cách để có thể giải quyết những khó khăn, thử thách của bản thân mình. Cụ thể, giải pháp đầu tiên của anh bắt nguồn từ chính bản thân. Đối với Hùng, anh chỉ gắn bó được với một thứ nếu anh thực sự yêu quý thứ đó. Ngày trước khi học cơ điện tử, anh rất yêu quý những cái máy mình mô phỏng hoặc làm ra.
Còn bây giờ, Hùng nhận ra là bản thân rất yêu máy bay. Đối với việc sửa chữa máy bay, vật tư là khởi nguồn tất cả. Phải có vật tư thì thợ máy mới sửa được, thợ máy sửa xong thì bên ATCL mới đánh giá được, sau đó mới kí bàn giao để cho tàu ra khỏi hangar được. Mỗi lần được cung cấp thông tin vật tư về đúng hạn, Hùng rất vui, và mỗi lần nhờ vật tư đó mà tàu “become to service”, anh còn cảm thấy vui hơn nữa.
“Nguồn động lực lớn lao nữa của mình là mình có cơ hội được làm việc, tiếp xúc vs các đàn anh nhiệt huyết. Họ có thể là sếp, thậm chí cũng chỉ là anh chị hơn mình vài tuổi, nhưng họ sẵn sàng truyền cho mình rất nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn. Nhờ làm việc vs họ mà mình tìm được thêm nhiều niềm vui trong công việc hơn.”
Gia đình Ban QLVT. (Ảnh: NVCC).
Anh cũng có cho mình một kỉ niệm đáng nhớ trong quá trình làm việc ở ban QLVT.
“Mình có 2 lần trả tàu ở nước ngoài, trong khoảng thời gian rất dài. Lần thứ nhất là ở cơ sở bảo dưỡng GAMECO, Quảng Châu năm 2017, mình ở đấy 6 tháng. Lần thứ hai là hiện tại, ở GMF, Jarkata, mình ở đây gần 7 tháng rồi. 2 lần trả tàu là 2 lần mình phải gồng gánh rất nhiều thứ, phải đảm bảo đầy đủ vật tư cho tàu trả, nhưng cũng phải thể hiện bộ mặt của VNA ở các cơ sở bảo dưỡng nước ngoài. Mình học được rất nhiều từ 2 chuyến đi này, và mình mong VAECO một ngày nào đó sẽ phát triển và có nhiều khách hàng ngoài như các cơ sở bảo dưỡng đó.”
Cũng như rất nhiều những người đồng nghiệp khác, Hùng luôn có cho mình những điều khiến bản thân cảm thấy tự hào khi được là một phần của VNA. Anh cảm thấy tự hào khi là người của VNA, hãng hàng không với trách nhiệm quốc gia trên hết. Đơn cử là việc VNA đưa máy bay cùng phi hành đoàn sang đón người Việt Nam bị mắc kẹt ở Vũ Hán do dịch Covid-19.
Cuối cùng, anh đã có những chia sẻ về những kế hoạch cho tương lai của bản thân: “Trước khi tham gia dự án trả tàu hiện nay, mình đã có quyết định sang làm đại diện vật tư ở hãng hàng không Cambodia Angkor Air. Mình muốn hoàn thành dự án trả tàu nhanh nhất có thể để tiếp tục đến vs đất nước tiếp theo.”
Với câu nói tâm đắc “Thế giới này không thuộc về người có tiền, cũng chẳng thuộc về người có quyền thế, mà thuộc về người có tâm”, chúc cho anh sẽ luôn hoàn thành tốt những kế hoạch và dự định của mình.
Nguyen Xuan Nghia – COMM