Chi bộ và Công đoàn phòng Kế toán Quản trị về địa chỉ đỏ – Nhà trưng bày Hoàng Sa

Hành trình Về nguồn của Chi bộ phòng KTQT không chỉ là hoạt động thiết thực nhằm bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tình yêu với Đảng, mà còn xây dựng tình cảm gắn bó, đoàn kết của các Đảng viên, cán bộ, nhân viên phòng KTQT.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hành trình về nguồn của Chi bộ và Công đoàn phòng Kế toán Quản trị (KTQT) – Ban TCKT, là một chương trình được triển khai thường niên nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn và phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho cán bộ nhân viên của phòng. Địa chỉ đỏ lần này đoàn về thăm là Nhà trưng bày Hoàng Sa nằm trên đường Hoàng Sa, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 

alt text
Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước Nhà trưng bày Hoàng Sa (Ảnh: Thu Hồng).

Từ bao đời nay, Hoàng Sa và Trường Sa luôn là một phần lãnh thổ máu thịt và thiêng liêng của người Việt. Nhà trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng chính là một ví dụ sinh động trong việc lưu giữ, trưng bày và giới thiệu những bằng chứng không thể tranh cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với hai Quần đảo này.

Nhìn từ xa dưới ánh nắng mặt trời, hoa văn mặt trước tòa nhà là hình ảnh cờ đỏ sao vàng hướng thẳng ra Biển Đông, mang hàm ý cả đất nước luôn hướng về hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.

alt text
Đoàn nghe thuyến minh về các tài liệu, hiện vật của Hải đội Hoàng Sa do chính quyền Chúa Nguyễn xứ Đàng Trong lập ra từ thế kỷ thứ 17 (Ảnh: Thu Hồng).

Bước vào đại sảnh, đoàn công tác được thuyết minh viên giới thiệu về mô hình “Cột bia chủ quyền Hoàng Sa” của Việt Nam đứng hiên ngang cao vút giữa trung tâm tòa nhà. Cột bia thật do người Pháp dựng năm 1938 tại quần đảo Hoàng sa khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này liên tục từ năm 1816. Tại tầng 3 và 4 là không gian trưng bày chính của tòa nhà, đoàn công tác được nghe giới thiệu về lịch sử và ý nghĩa của hơn 300 tư liệu và hiện vật sinh động khác nhau được trưng bày tại đây. 

alt text
Đoàn chụp ảnh bên mô hình “Cột bia chủ quyền Hoàng Sa” tỷ lệ 1:1 (Ảnh: Thu Hồng).

Không gian trưng bày của tòa nhà được chia thành 5 mảng chủ đề chính gồm: Vị trí đia lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa; Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn (trước 1802); Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam ở thời nhà Nguyễn (1802 – 1945); Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa từ năm 1945 – 1974; Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay. 

Kết thúc buổi tham quan, mỗi thành viên phòng KTQT, cũng như những người con đất Việt đến đây thăm quan, nghiên cứu đều nhận thức được tầm quan trọng, giá trị thiêng liêng của chủ quyền Việt Nam đối với biển, đảo quê hương.

alt text
Bà Dương Thị Việt Thắm – bí thư chi bộ phòng KTQT, Đảng ủy viên, phó trưởng ban TCKT viết lưu bút tại Nhà trưng bày Hoàng Sa (Ảnh: Thu Hồng).

Sau hành trình, mỗi Đảng viên, cán bộ, nhân viên phòng KTQT đã, đang và tiếp tục là những nhân tố lan tỏa lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc đến gia đình, người thân của mỗi người và xa hơn nữa là tới tất cả đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.  

Hành trình Về nguồn của Chi bộ phòng KTQT không chỉ là hoạt động thiết thực nhằm bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tình yêu với Đảng, mà còn xây dựng tình cảm gắn bó, đoàn kết của các Đảng viên, cán bộ, nhân viên phòng KTQT.

Thế hệ trẻ của Chi bộ có thêm cơ hội tìm hiểu về lịch sử, về sự hy sinh xương máu của thế hệ cha ông trong quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với biển, đảo quê hương, Đất nước. Qua đó khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm của mỗi người đối với việc gìn giữ và bảo vệ biển, đảo của quê hương. 

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.