Cung ứng PTVT đảm bảo khai thác luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các hãng hàng không trên thế giới. Chi phí PTVT chiếm khoảng 30% trong chi phí kỹ thuật, tương ứng với gần 4% tổng chi phí của hãng.
Bất cứ hãng hàng không nào cũng phải lựa chọn phương thức cung ứng PTVT hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của cung ứng PTVT, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Lãnh đạo TCT, Chi bộ và tập thể lãnh đạo Ban QLVT đã quyết tâm liên tục đổi mới phương thức cung ứng PTVT cùng với sự đổi mới đội tàu bay của TCT nhằm giảm chi phí, nâng cao độ tin cậy khai thác của đội tàu bay.
Chi ủy và tập thể lãnh đạo Ban QLVT đã quyết tâm liên tục đổi mới phương thức cung ứng PTVT. (Ảnh: QLVT).
Để đảm bảo khai thác và bảo dưỡng từ 2015 trở về trước, TCT đã áp dụng nhiều giải pháp cung ứng PTVT phù hợp với từng đội tàu bay (thuê hoặc mua), trong đó đối với đội tàu bay thuê như B767 và A330, TCT áp dụng hình thức thuê dịch vụ PTVT. Đối với đội tàu bay còn lại như A320 (thuê dài hạn 15 năm), B777 (bao gồm 6 tàu bay thuê dài hạn và 4 tàu bay mua), A321, ATR72, F70 là những tàu bay sở hữu, TCT đều tự cung ứng.
Hình thức tự cung ứng PTVT thường khó kiểm soát thời gian quay vòng sửa chữa – TAT (Turn Around Time) và sửa chữa nhỏ lẻ tại nhiều cơ sở sửa chữa dẫn đến không có lợi thế trong đàm phán giá. Việc kéo dài TAT dẫn tới việc thiếu hụt phụ tùng vật tư. Khi có nhu cầu PTVT sẽ phải hoặc tăng mức kho hoặc thuê, tráo đổi phụ tùng vật tư để bù đắp việc thiếu hụt làm phát sinh nhiều chi phí.
TAT trung bình là từ 30 – 45 ngày. Tuy nhiên, theo thống kê của Ban QLVT trong năm 2013, tổng TAT (bao gồm TAT trong nước và TAT ở nước ngoài) là khoảng 60 ngày, ảnh hưởng rất lớn tới mức kho và là một trong những nguyên chính làm tăng mức dự phòng.
Năm 2015, TCT đưa cả 2 loại loại tàu bay thế hệ mới A350 và B787 vào khai thác, do đó cần phải tìm phương án cung ứng phù hợp vừa hiệu quả vừa tối ưu hóa chi phí và khắc phục được nhược điểm của phương án tự cung ứng.
Qua tìm hiểu các hãng hàng không trên thế giới, xu hướng hiện nay của các hãng hàng không là chuyển từ hình thức truyền thống là tự cung ứng sang hình thức thuê phụ tùng vật tư trọn gói theo giờ bay. Phương thức này có ưu điểm giảm áp lực về tài chính do không phải đầu tư kho PTVT, giảm chi phí do lợi suất theo quy mô của các nhà cung cấp, hệ thống logistic của nhà cung cấp chuyên nghiệp và tiện lợi…
Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo TCT, Chi ủy, lãnh dạo Ban QLVT đã đề ra mục tiêu đổi mới phương thức cung ứng PTVT cho 2 đôị tàu bay theo hình thức dịch vụ PTVT trọn gói, mặc dù TCT chưa từng khai thác đội tàu bay B787 và là khách hàng đầu tiên mua A350, chỉ sau hãng Quata 3 tháng. Đây là thách thức rất lớn đối với tập thể lãnh đạo và toàn thể Ban QLVT, do cùng một thời điểm TCT đưa đồng thời 2 loại tàu bay mới hiện đại nhất vào khai thác.
Chi ủy, lãnh đạo Ban QLVT đã có nghị quyết chuyên đề về nội dung này, thảo luận để thống nhất chương trình, phương pháp hành động, phân công từng đồng chí trong cấp ủy lập kế hoạch và triển khai thực hiện, kiểm soát và báo cáo kết quả công việc từng giai đoạn. Ban QLVT đã triển khai thành công 2 hợp đồng cung ứng dịch vụ PTVT trọn gói với những đối tác có uy tín hàng đầu trên thế giới là Air France – KLM cho đội bay B787 và với Airbus Flight Hour Service cho đội bay A350 với mức giá cạnh tranh và giảm đáng kể so với chi phí PTVT của B777 và Airbus A330 (là các dòng máy bay tương đương).
Tiếp theo thành công của 2 hợp đồng PTVT trọn gói của 2 đội tàu bay B787, A350, năm 2018, Ban QLVT tiếp tục triển khai đổi mới phương thức cung ứng PTVT đối với đội tàu bay A321 hiện đang thực hiện theo hình thức tự cung ứng. Đối với đội tàu bay A321, thuận lợi là đã có số liệu khai thác, chi phí, nhưng khó khăn là phải xử lý kho PTVT đã đầu tư.
Với tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, Ban QLVT đã đàm phán thành công với đối tác STA là góp kho PTVT hiện có vào kho dùng chung để giảm chi phí dịch vụ thuê kho. Hợp đồng này góp phần để TCT đàm phán thành công với đôi tác STE thành lập Liên doanh sửa chữa PTVT tại Việt Nam.
Nhờ triển khai các hoạt động này, Ban QLVT đã hoàn thành xuất sắc việc chuyển đổi hình thức cung ứng PTVT theo dịch vụ PTVT trọn gói.
Các hợp đồng đã mang lại hiệu quả cao, chỉ số sẵn sàng khai thác của đội tàu bay tăng từng năm, VNA được Boeing đánh giá là hãng khai thác B787 hiệu quả nhất thế giới. Chi phí giảm đáng kể, góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của TCT.
Hợp đồng Dịch vụ PTVT trọn gói đã giúp TCT mỗi năm giảm chi phí hàng trăm tỷ đồng, nhờ chi phí cho đội B787 giảm 26,4% so với B777; đội A350 giảm 30,2% so với B777; A321 giảm 30% so với chính A321 nếu TCT tự cung ứng.
Độ tin cậy khai thác thông qua hợp đồng pooling cũng tăng lên mức 95% (Go if) và 98% (Nogo).
Các hợp đồng đã mang lại hiệu quả cao, chỉ số sẵn sàng khai thác của đội tàu bay tăng từng năm, VNA được Boeing đánh giá là hãng khai thác B787 hiệu quả nhất thế giới. (Ảnh: VNA).
Ngoài ra, hợp đồng mang lại nhiều lợi ích khác cho hệ thống kỹ thuật, như giúp TCT luôn nhận được các tư vấn kỹ thuật kịp thời để cải thiện quá trình sử dụng, bảo dưỡng PTVT; tăng cường khả năng quản lý kỹ thuật thông qua trao đổi kinh nghiệm với các hãng hàng không tham gia Pooling; khắc phục hỏng hóc kịp thời thông qua việc đặt hàng trước theo các cảnh báo AHM, AIRMAN; cải thiện công tác kiểm soát tháo lắp, hoàn trả sớm PTVT (A350: trung bình là 5,19 ngày; B787: trung bình 5,34 ngày; A321: 4,21 ngày) và có những khoảng incentive theo hợp đồng (0,5% Pool access fee cho mỗi ngày trả sớm hơn thời gian yêu cầu: 11 ngày).
Để có được thành công trên, Chi ủy, lãnh đạo Ban QLVT rút ra các bài học kinh nghiệm, trên hết là tinh thần đoàn kết, dám nghĩ dám làm, phát huy được tinh thần trách nhiệm sáng tạo của cán bộ, người lao động.
Để có được thành công trên, Chi ủy, lãnh đạo Ban QLVT rút ra các bài học kinh nghiệm, trên hết là tinh thần đoàn kết. (Ảnh: QLVT).
“Tập thể lãnh đạo thống nhất mục tiêu, có chương trình hành động cụ thể; quan tâm công tác lãnh đạo tư tưởng, quán triết đến từng các bộ, người lao động về mục tiêu, ý nghĩa, tinh thần quyết tâm triển khai thực hiện dự án”, lãnh đạo Ban QLVT cho biết và bổ sung: “Chúng tôi luôn phân công lãnh đạo phụ trách từng phần, từng giai đoạn đều tổng kết và đánh giá, kịp thời tập trung giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh”.
Theo Ban QLVT