Cathay Pacific hợp tác với nhà hàng Pháp Louise nâng tầm ẩm thực trên chuyến bay
Thành viên của Oneworld, Cathay Pacific một lần nữa hợp tác với nhà hàng Pháp Louise mang danh hiệu 1 sao Michelin để mang đế một làn giá mới cho ẩm thực truyền thống Pháp.
Dựa trên những lựa chọn mới nhất của hãng hàng không về “Hương vị Hồng Kông” được tạo ra bởi nhà hàng cao cấp Duddell’s, Cathay Pacific cho biết họ rất vui mừng được hợp tác với Louise để giới thiệu thực đơn độc quyền gồm 16 món ăn Pháp cổ điển cho khách hàng hạng nhất và thương gia trên các chuyến bay đường dài khởi hành từ Hồng Kông.
Các món khai vị hạng nhất bao gồm tôm Obsiblue với nước súp thảo dược, tiếp theo là tuyển chọn các món chính tinh tế bao gồm cá vược Chile hấp với sốt chorizo và gà với nước sốt thượng hạng – giống với món gà nướng vàng Hồng Kông đặc trưng của Louise. Tiếp theo là các món tráng miệng bao gồm bánh quả mâm xôi và hạt dẻ cười.
Ở hạng thương gia, các món chính bao gồm thịt ba chỉ Iberico om với mứt thịt xông khói cũng như thăn bò áp chảo với sốt Madeira jus và sốt nấm porcini. Đối với món tráng miệng, các đầu bếp Louise đã chuẩn bị các món ăn bao gồm kem sô cô la Guanaja. Cathay Pacific đang hy vọng đạt được 80% số chuyến bay chở khách trước đại dịch trong quý 2 năm 2024 và 100% vào năm 2025.
Air France giới thiệu khoang ghế ngồi mới nhất trên đường Chicago, Los Angeles và Tokyo Narita
Air France đã vạch ra kế hoạch giới thiệu các khoang hạng phổ thông, hạng phổ thông cao cấp và hạng thương gia mới nhất của mình trên một số đường bay dài mới vào mùa hè này. Vào năm 2022, Air France đã ra mắt sản phẩm hạng thương gia mới cho 12 máy bay Boeing 777-300ER đã được tân trang lại, tiếp theo là thiết kế bộ sản phẩm dành cho những chiếc Airbus A350-900 mới được giao vào năm ngoái. Hai sản phẩm này thực tế là của các nhà sản xuất khác nhau – ghế Safran Versa trên máy bay 777-300ER và ghế Stelia OPERA trên máy bay A350-900. Nhưng cả hai đều dựa trên những gì Air France gọi là “3 chữ F” – – Full Flat, Full Access and Full Privacy.
Cả hai máy bay đều có ghế phổ thông cao cấp mới nhất của hãng – có chỗ để chân rộng 96cm, ngả lưng 124 độ, cổng sạc USB A và C và tai nghe giảm tiếng ồn tích hợp. Ghế phổ thông mới còn có cổng sạc USB A và màn hình 4K HD có kết nối Bluetooth.
Air France cho biết các cabin mới sẽ được giới thiệu trên các chuyến bay đến Toronto, Chicago, Vancouver, San Francisco, Los Angeles, Papeete (thủ đô của Polynesia thuộc Pháp), Mexico và Tokyo Narita vào mùa hè này. Những điểm đến này sẽ cùng tham gia với New York JFK, New York Newark, Washington DC, Boston, Houston, Rio de Janeiro, Bangkok, Dakar, Tokyo Haneda, Hong Kong, Seoul Inch, Thượng Hải và Johannesburg.
Thông báo này được đưa ra khi Air France cho biết sức tải đường dài của hãng sẽ tăng 9% trong mùa hè này so với năm 2023 – hãng gần đây đã xác nhận kế hoạch triển khai đường bay mới đến Phoenix vào tháng 5, nơi sẽ trở thành điểm đến thứ 18 của hãng tại Mỹ.
Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp thiệt 300 tỷ đồng
Dư nợ vay và chi phí ngoại tệ lớn, các doanh nghiệp cho biết sẽ thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi khi tỷ giá biến động.
Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh ngày 14/3, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietnam Airlines nói hãng này đã qua giai đoạn khó khăn nhất, hồi phục 80-90% đường bay so với trước dịch Covid-19.
Tuy nhiên, ông Hòa cho biết, với 1% thay đổi tỷ giá, hãng mất 300 tỷ đồng. Nếu tỷ giá biến động 5%, chi phí một năm của hãng bay này tăng lên 1.500 tỷ.”Vietnam Airlines rất mong muốn tỷ giá ổn định, ở mức thấp nhất có thể”, ông Hòa nói.
Ổn định tỷ giá cũng là đề nghị được ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nêu. Dư nợ vay ngoại tệ của tập đoàn này hiện là 38.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,5 tỷ USD. Do đó, biến động và rủi ro tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn, theo ông Hùng.
“Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá ổn định, giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng của biến động ngoại tệ. Chúng tôi hy vọng có giải pháp duy trì tỷ giá ổn định tới đây”, Chủ tịch PVN nói.
Gần đây, tỷ giá ngoại tệ bật tăng mạnh, nhất là sau Tết Nguyên đán. Từ đầu năm đến nay, tỷ giá trên thị trường chính thức tăng 1,8% trong khi giá USD tự do tăng 3,75%. Trong khi giá đồng bạc xanh trong ngân hàng hạ nhiệt khi tiến gần mốc 25.000 đồng, nó vẫn tăng mạnh trên thị trường tự do, lên mức kỷ lục 25.700 đồng.
Nguyên nhân diễn biến này đến từ chênh lệch lãi suất USD/VND kéo dài và xu hướng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), khiến nhu cầu về USD hấp dẫn trong nửa đầu năm 2024.Từ 11/3, Ngân hàng Nhà nước chào thầu tín phiếu trở lại, hút về gần 30.000 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng. Đây là động thái gián tiếp ổn định tỷ giá qua kiểm soát lãi suất liên ngân hàng, thu hẹp chênh lệch lãi suất VND/USD.
Tuy nhiên, khác với những doanh nghiệp có dư nợ vay hay chi phí bằng ngoại tệ, nhóm ngành xuất khẩu lại có quan điểm ngược lại. Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay, giai đoạn 2022 – 2023, các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh hay Thổ Nhĩ Kỳ đều có xu hướng giảm giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu.
Đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 50%, Bangladesh hạ 21%, nhân dân tệ của Trung Quốc cũng thấp hơn 11% hai năm qua. Điều này khiến hàng dệt may Việt Nam đắt hơn 15% so với các quốc gia này, nếu chỉ xét riêng về biến động tỷ giá.
“Với tỷ giá giảm khoảng 5% hai năm qua, các ngành xuất khẩu Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn so với các nước khác. Chúng tôi không dám nói nên giảm đi bao nhiêu, nhưng có lẽ 5% vẫn thấp và khó cho xuất khẩu phục hồi”, ông Trường nói, và thêm rằng tỷ giá là một trong những nguyên nhân xuất khẩu dệt may giảm 10% trong hai năm.