Muốn trở thành hãng hàng không số, người VNA phải có văn hoá số và tư duy số

Xây dựng, thực thi văn hóa số là một chặng đường dài và bền bỉ, cùng với sự quyết tâm cao. Nhưng trước khi bước vào hành trình ấy, thứ “vũ khí tối thượng” mà người VNA cần chuẩn bị không phải là điều gì đó lớn lao xa vời, mà chính là món quà từ mỗi CBNV VNA: tư duy số – văn hoá số.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Theo Melissa Henley, giám đốc Marketing của nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp Laserfiche, ngay cả khi lãnh đạo cam kết về việc thực hiện chuyển đổi số, nếu không có sự chuyển đổi tư duy của người lao động thì việc chuyển đổi số vẫn không thể thành công. Tại lễ Tuyên bố văn hoá số VNA, nhấn mạnh Văn hóa số là “nền móng” quan trọng để chúng ta hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Hãng hàng không số vào năm 2025.

Khi đưa ra mục tiêu VNA sẽ trở thành hãng hàng không số, Ban lãnh đạo của VNA cũng đã xác định rõ rằng muốn chuyển đổi số thành công cần phải có ba yếu tố: công nghệ số, lãnh đạo số và quan trọng nhất là văn hóa số. 

Theo Chủ tịch Đặng Ngọc Hoà, Văn hóa số bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị làm cơ sở cho tư duy và hành động hướng tới chuyển đổi số. Các nguyên lý của văn hóa số xoay quanh con người, hiệu suất và mục đích. 

Để nuôi dưỡng một nền văn hóa số mạnh mẽ, VNA cần nuôi dưỡng thành công một môi trường nơi con người và công nghệ có thể tồn tại và phát triển cùng nhau. Và điều quan trọng nữa là ngay trong lực lượng lao động, cần có chung một nền tư duy, chung ý thức hệ và nói chung một thứ ngôn ngữ đồng nhất trong việc thực hiện sứ mệnh mà VNA đang hướng tới. 

alt text
Khi có tư duy số, người VNA sẽ khai mở nguồn năng lượng mới bên trong mình. (Ảnh: St).

Văn hóa số là một yếu tố nền tảng và quan trọng hàng đầu 

Cũng tại lễ Tuyên bố văn hoá số VNA, chủ tịch Đặng Ngọc Hoà khẳng định chuyển đổi số là công cuộc lâu dài, liên tục, toàn diện, diễn ra trên nhiều cấp độ. Và để thực hiện thành công chuyển đổi số, “văn hóa số” là một yếu tố nền tảng và quan trọng hàng đầu.

Tại sự kiện, Ban lãnh đạo của TCT đã cam kết và đặt quyết tâm cao nhất để xây dựng một nền Văn hóa số VNA vững mạnh và cùng nhau xác lập, tuyên bố 07 giá trị cốt lõi của nền văn hóa số VNA như sau:

► Thứ nhất, văn hóa số Vietnam Airlines xác định nguyên tắc “An toàn là số 1”

► Thứ hai, văn hóa số Vietnam Airlines xác định “Khách hàng là trung tâm”

► Thứ ba, văn hóa số của Vietnam Airlines lấy “Quyết định dựa trên dữ liệu”

► Thứ tư, văn hóa số của Vietnam Airlines là văn hóa thúc đẩy cho sự “Đổi mới sáng tạo”

► Thứ năm, văn hóa số của Vietnam Airlines lấy sự “Linh hoạt thích ứng”

► Thứ sáu, văn hóa số của Vietnam Airlines khuyến khích tiếp cận mọi vấn đề với “Tư duy số”

► Thứ bảy, văn hóa số Vietnam Airlines đề cao việc “Mở rộng hợp tác”.

Muốn thực hiện được 7 giá trị trên, mỗi người VNA cần phải có tư suy số. 

Khi có tư duy số, người VNA sẽ khai mở nguồn năng lượng mới bên trong mình. Đó sẽ là tiền đề để mỗi người VNA trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày, và cũng sẵn sàng cho những công việc tạo ra chuyển biến lớn lao hơn ở VNA.

Khi có tư duy số, người VNA cũng sẽ có cơ sở để tạo ra môi trường nhằm thay đổi chính VNA, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn, và chắc chắn là mạnh mẽ hơn trên hành trình chuyển đổi số. Cuối cùng là khi và chỉ khi có tư duy số, người VNA mới có thể khởi tạo chính mình, khởi tạo VNA mới, và khởi khởi tạo thực tại mới cho xã hội, cho cộng đồng, và cho đất nước.

Xây dựng, thực thi văn hóa số là một chặng đường dài và bền bỉ, cùng với sự quyết tâm cao. Nhưng trước khi bước vào hành trình ấy, thứ “vũ khí tối thượng” mà người VNA cần chuẩn bị không phải là điều gì đó lớn lao xa vời, mà chính là món quà từ mỗi CBNV VNA: tư duy số – văn hoá số.

alt text
VNA sẽ từng bước thay đổi và chuyển mình, từ tư duy tới hành động để tạo ra một môi trường văn hoá số hiện đại, chuyên nghiệp. (Ảnh: VNA).

Trước đó, những “ông lớn” trên thế giới nói gì về tư duy số?

“Chúng tôi có thể có những tham vọng táo bạo. Chúng tôi cũng có thể có mục tiêu táo bạo. Chúng tôi có thể khao khát sứ mệnh mới. Nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu chúng tôi sống trong nền văn hóa của mình, có chung nền tư duy của mình” – Satya Nadella, CEO Microsoft đã khẳng định như vậy, khi được hỏi về quá trình chuyển đối văn hóa số tại đây.

Tại tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới, người Microsoft luôn có những khẩu hiệu để được nhắc nhở từ trong tâm thức. Các bức tường của công ty tại Redmond, trụ sở Microsoft chứa đầy những câu trích dẫn truyền cảm hứng về việc “chào đón những ý tưởng mới” và “nuôi dưỡng sự tò mò”, những yếu tố làm thay đổi tư duy người Microsoft và cấu thành nên nền văn hóa số hiện đại. “Tư duy tăng trưởng và đột phá” cũng được xem là một cuộc cách mạng tại đây, không phải vì nó là một ý tưởng mang tính cách mạng mà vì nó mang lại sự khác biệt sâu sắc với những giá trị truyền thống của Microsoft trong quá khứ.

Trong khi đó tại Google, một nền văn hóa số toàn diện được định nghĩa là tập hợp của sự đổi mới và tự chủ, tư duy tiến bộ và làm việc theo nhóm. Tất cả những yếu tố này đều quan trọng đối với DNA của nền văn hóa Google trong quá trình chuyển đổi số.

Tư duy số đề cập đến cách người lao động suy nghĩ và xử lý thông tin thu được từ các công nghệ số, văn hóa số cũng kết hợp cách lực lượng lao động phản ứng với thông tin này, hành xử và ảnh hưởng lẫn nhau. Và qua những tấm gương thực tế của các “chiến binh” đi đầu trong chuyển đổi số trên thế giới, tư duy số và văn hóa số luôn song hành cùng nhau.

Như vậy, học hỏi những “gã khổng lồ” đi trước, VNA sẽ từng bước thay đổi và chuyển mình, từ tư duy tới hành động để tạo ra một môi trường văn hoá số hiện đại, chuyên nghiệp, tạo ra nguồn năng lượng nuôi dưỡng và tiếp sức cho hành trình chuyển đổi số ở VNA.

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.