ChatGPT có thể hỗ trợ gì cho ngành Hàng không? (phần 2)

Trong lĩnh vực Hàng không, công nghệ AI đang được các hãng hàng không sử dụng để cải thiện mọi thứ, từ sắp xếp lịch trình hiệu quả, đến lập các kịch bản khác nhau về sự cố gián đoạn có thể làm chậm hoặc hủy chuyến bay bao gồm, điều kiện thời tiết, dự đoán thời điểm máy bay hạ cánh và lượng nhiên liệu tiêu thụ của mỗi chuyến bay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Với việc chatbot nắm giữ tiềm năng cách mạng hóa hoạt động trên hầu hết mọi lĩnh vực, chủ đề này đã được thảo luận rất nhiều trong khi mọi người nhận ra ý nghĩa của nó đối với ngành của họ. Nhưng công nghệ này có ý nghĩa gì đối với ngành hàng không? Dưới đây là một số công việc mà chatGPT có thể hỗ trợ cho ngành hàng không do chính ChatGPT trả lời.

Hình minh họa: Internet.

Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng: Ví dụ, trả lời tự động câu hỏi của khách hàng, cung cấp các thông tin liên quan tới chuyến bay…

► Hỗ trợ công tác bảo hành bảo dưỡng: Phân tích số lượng lớn dữ liệu từ nhật ký chuyến bay và các báo cáo liên quan tới thời tiết để xác định mẫu và đưa ra dự đoán thời điểm bảo trì, bảo dưỡng tàu bay.

► Hỗ trợ công tác điều hành bay: Sinh ra các lịch bay tức thời dựa vào các phân tích về tình hình thời tiết và tình trạng không lưu.

► Hỗ trợ công tác huấn luyện bay: Tạo ra các kịch bản, giả lập tình huống trong công tác huấn luyện phi công, tiếp viên.

Tóm lại, ChatGPT có thể giúp nâng cao hiệu quả và an toàn trong lĩnh vực hàng không dựa vào những tác vụ tự động và phân tích dữ liệu tức thời.

ChatGPT giúp nâng cao trải nghiệm Khách hàng trong lĩnh vực Hàng không?

ChatGPT hoàn toàn có thể giúp các hãng Hàng không nâng cao trải nghiệm của khách hàng bằng cách cung cấp câu trả lời chính xác và “tự nhiên” cho các câu hỏi phổ biến, chẳng hạn tình trạng chuyến bay, thông tin hành lý và xác nhận đặt chỗ. Điều này có thể giúp giảm bớt thời gian chờ đợi cho khách hàng và cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

ChatGPT được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng bằng cách cung cấp các thông tin ưu đãi riêng với từng khách hàng dựa vào những phân tích, lịch sử mua vé, sở thích…chẳng hạn như đề xuất nâng hạng, sử dụng phòng chờ hoặc bữa ăn đặc biệt.

Hơn nữa ChatGPT được tích hợp vào các trang Web của hãng để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, trả lời câu hỏi của hành khách, đặt và làm thủ tục, cho phép hành khách có thể “tự phục vụ”, điều này hoàn toàn có thể giúp hãng tiết kiệm chi phí và nâng cao tính thuận tiện cho việc trải nghiệm dịch vụ của hành khách.

Hình minh họa: Internet

Ví dụ cụ thể trong trường hợp hành khách đang tới sân bay để nối chuyến và cần thông tin về cổng, thời gian khởi hành và tình trạng chuyến bay. Thay vì tìm kiếm thông tin này trên nhiều màn hình hoặc hỏi nhân viên, khách hàng chỉ cần mở chatbot trên điện thoại và hỏi thông tin. Chatbot, được cung cấp bởi ChatGPT, có thể sử dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để hiểu yêu cầu và cung cấp chính xác thông tin mà khách hàng cần đồng thời bổ sung thêm các thông tin cần thiết khác như thời gian dự kiến đến cổng, thời gian còn lại để máy bay cất cánh..

Ngoài ra, dựa vào các thông tin liên quan tới hành trình chuyến bay, sở thích cá nhân của hành khách cũng như thông tin tức thời về thực trạng sân bay, chuyến bay, chatbot có thể đưa ra các đề xuất về các nhà hàng, phòng chờ gần đó, cung cấp thông tin về các cửa hàng miễn thuế hoặc gợi ý đường đi nhanh nhất để đến cổng khởi hành.

Thách thức hoặc khó khăn khi tích hợp ChatGPT với các hệ thống hiện có của Hàng không?

Theo các chuyên gia, việc tích hợp ChatGPT vào hệ sinh thái các hệ thống hiện có của Hàng không và Sân bay sẽ xuất hiện một số thách thức như sau:

► Khả năng tương thích dữ liệu: Một trong những thách thức lớn nhất khi tích hợp chatGPT là việc đảm bảo dữ liệu trong mô hình AI của chatGPT tương thích với dữ liệu được sử dụng bởi các hệ thống hiện có của hãng Hàng không. Toàn bộ dữ liệu từ các hệ thống này cần phải được chuyển đổi định dạng để mô hình ChatGPT có thể lưu trữ, tiếp nhận, phân tích và “học” được.

► Quyền riêng tư và bảo mật: Vì ChatGPT được sử dụng để xử lý và phân tích một số lượng dữ liệu lớn, đặc biệt là dữ liệu liên quan tới cá nhân, tới khách hàng. Việc đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật thông tin là rất quan trọng. Do đó, cần triển khai các giao thức bảo mật nghiêm ngặt để bảo vệ dữ liệu khỏi việc truy cập trái phép, đảm bảo tuân thủ các quy định về dữ liệu và ANTT.

► Đào tạo và tinh chỉnh: ChatGPT cần được đào tạo trên một lượng lớn dữ liệu để hoạt động tốt. Đây sẽ là một quá trình tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực vì dữ liệu có thể không có sẵn và đặc thù liên quan tới ngành Hàng không.

► Vấn đề về hạ tầng: Vì ChatGPT là một mô hình trí tuệ nhân tạo lớn nên nó yêu cầu rất nhiều tài nguyên để hoạt động. Điều này sẽ phát sinh chí đầu tư ban đầu cho hạ tầng là khá cao.

► Vấn đề về thuật ngữ, ngôn ngữ: ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ mạnh mẽ nhưng có thể không hiểu được tất cả các ngôn ngữ, thuật ngữ cụ thể được sử dụng cho ngành Hàng không. Do đó sẽ phải mất quá trình tinh chỉnh để ChatGPT có thể hiểu được các thuật ngữ, truy vấn và lệnh cụ thể của ngành.

Bất chấp những thách thức gặp phải, nhiều hãng Hàng không vẫn đang nghiên cứu phương án đưa ChatGPT vào tích hợp với các hệ thống hiện tại của hãng nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại. Điều quan trọng của các hãng Hàng không là phải hiểu rõ được mục đích, nhu cầu, trường hợp sử dụng cụ thể để vạch ra chiến lược, định hướng và giải quyết các thách thức nêu trên.

Nguồn tham khảo:

https://thanhnien.vn/

https://zingnews.vn/

Trang chủ

https://worldaviationfestival.com/

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.