Công nghệ
Công nghệ là trụ cột cốt lõi của chuyển đổi số. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển sau đại dịch, các hãng hàng không đang đẩy mạnh đầu tư vào Trí tuệ nhân tạo (AI), Phân tích nâng cao (Advanced Analytics dựa trên Big Data), Học máy (Machine Learning), Sinh trắc học (Biometrics), Internet vạn vật (Internet of Things), Điện toánđám mây (Cloud), Công nghệ Chuỗi khối (Blockchain), Tự động hoá thông minh (Hyperautomation) và tăng cường nâng cao an ninh mạng (Cyber security)…
Xu hướng chung đều tập trung vào các hệ thống tự phục vụ sử dụng các công nghệ không chạm nhằm loại bỏ các quy trình thừa, giảm sự tiếp xúc trực tiếp với nhân viên – cho phép nhân viên dành thời gian hỗ trợ hành khách cần, giảm chi phí chung, cải thiện sự tuân thủ trong khi vẫn nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Ảnh hưởng: Công nghệ mang lại những cơ hội đột phá trong việc tăng cường năng suất, cải thiện hiệu quả và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới. Chúng giúp tạo ra những quá trình tự động hóa, tối ưu hóa quy trình và phát triển ứng dụng sáng tạo. Bên cạnh đó, công nghệ cũng giúp cung cấp các công cụ để cải thiện trải nghiệm khách hàng, mở rộng phạm vi tiếp cận các đối tượng mục tiêu và tạo ra những nền tảng giúp gia tăng khả năng tương tác.
Thách thức: Để ứng dụng công nghệ, tổ chức phải đảm bảo có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng và quản trị các công nghệ mới. Đồng thời, việc đầu tư vào các công nghệ này có thể đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn và một quá trình chuyển đổi kỹ thuật phức tạp.
Dữ liệu số
Dữ liệu số là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số. Nó bao gồm việc thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Dữ liệu mang tới cái nhìn toàn diện về cách thức hoạt động của các quy trình, nâng cao hiệu quả và cải thiện dự đoán trong tương lai. Dựa trên dữ liệu, việc ra quyết định cũng được chính xác và nhanh chóng hơn. Quá trình sáng tạo dựa trên dữ liệu cũng là nguồn cung cấp ý tưởng vô hạn giúp giải quyết các vấn đề và đề xuất các giải pháp hữu ích để cải tiến, đổi mới mọi hoạt động trong Doanh nghiệp.
Ảnh hưởng: Dữ liệu số cung cấp thông tin để hiểu rõ hơn về khách hàng, thị trường và hoạt động của tổ chức. Việc phân tích dữ liệu giúp phát hiện xu hướng, dự đoán tình hình tương lai và tối ưu hóa quyết định kinh doanh. Dữ liệu theo thời gian thực giúp tổ chức đưa ra quyết định thông minh, thay vì dựa vào cảm tính hoặc trực giác. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quyết định kinh doanh.
Thách thức: Thách thức lớn trong việc sử dụng dữ liệu số là đảm bảo tính an toàn, bảo mật và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư. Việc quản lý và xử lý dữ liệu đòi hỏi sự chú tâm đặc biệt để tránh rủi ro liên quan đến lạm dụng dữ liệu và vi phạm quy định.
Văn hóa số
Văn hóa số đề cập đến sự thay đổi về tư duy, hành vi và cách thức làm việc trong môi trường số hóa. Nó bao gồm sự chấp nhận và thích nghi với những thay đổi trong cách giao tiếp, tương tác và quản lý. Văn hoá số cũng được thể hiện qua sự đồng bộ về tư duy và nhận thức của lãnh đạo và nhân viên đối với vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Ảnh hưởng: Văn hóa số tạo nền tảng thúc đẩy sự hợp tác, sáng tạo và khả năng thích nghi với những thay đổi. Văn hóa số khuyến khích sự hợp tác và sáng tạo. Các cá nhân và tổ chức có thể dễ dàng chia sẻ ý tưởng, thông tin và kiến thức qua các kênh trực tuyến, tạo điều kiện cho sự hợp tác và đổi mới.
Văn hóa số thúc đẩy học tập liên tục và phát triển cá nhân. Môi trường số hóa cung cấp nhiều cơ hội để học hỏi qua khóa học trực tuyến, tài liệu điện tử và các nguồn kiến thức trực tuyến. Văn hóa số thúc đẩy sự sáng tạo trong môi trường làm việc. Các tổ chức có văn hóa số thường khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng mới và sẵn sàng đối mặt với thách thức bằng tinh thần đổi mới. Văn hóa số khuyến khích việc tận dụng các công nghệ mới và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Người lao động cần sẵn sàng sử dụng các công cụ và ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Thách thức: Thay đổi văn hóa tổ chức và thái độ của nhân viên có thể gặp khó khăn, đặc biệt là trong các tổ chức lớn với nhiều hệ thống kế thừa. Để tạo ra văn hóa số, cần có sự lãnh đạo và cam kết từ đỉnh đến đáy tổ chức.
Có thể thấy, ba trụ cột kể trên tương tác với nhau để tạo ra một nền tảng cơ bản cho chuyển đổi số. Công nghệ cung cấp công cụ để thu thập và xử lý dữ liệu số, trong khi dữ liệu số cung cấp thông tin để hình thành văn hóa số thông qua việc đưa ra quyết định thông minh và thúc đẩy sự sáng tạo. Trong khi đó, văn hóa số thúc đẩy sự thích nghi với công nghệ mới và khả năng làm việc trong môi trường số hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hiệu quả các công nghệ số và tối ưu hóa dữ liệu số.
Sau khi rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam ồ ạt tiến hành chuyển đổi số nhưng lại rất ít nơi đạt được hiệu quả cao, một “chân lý” được rút ra: Chuyển đổi số là chuyển đổi về con ngườ, nhiều hơn là về công nghệ. Mà con người ở đây chính là văn hóa, văn hóa số sẽ là tiền đề tạo nên sự bền vững.
Xác định Văn hóa số là “nền móng” quan trọng để hiện thực hóa tầm nhìn hướng đến trở thành Hãng hàng không số vào năm 2025, trong thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện ứng dụng công nghệ vào mọi mặt của sản xuất kinh doanh, Vietnam Airlines đã và đang rất chú trọng đến xây dựng Văn hóa số.
Tuyên bố Văn hóa số Vietnam Airlines được ban hành với 7 giá trị cốt lõi tạo thành Bông sen số. Điều đó thể hiện sự quyết tâm và bắt tay của Vietnam Airlines vào xây dựng văn hóa số khởi đầu bằng xây dựng văn hóa và hành vi lãnh đạo thể hiện qua đường lối, chiến lược và kế hoạch rõ ràng cùng sự cam kết, quyết tâm và chuyển hóa thành các hành động cụ thể trong toàn tổ chức.
Để rồi từ đó, Văn hóa số Vietnam Airlines dần được định hình ở mỗi CBNV, lan tỏa trên toàn hệ thống.Từ đó tạo nên sức mạnh tổng lực, tạo tiền đề để Vietnam Airlines chuyển đổi số thành công. Bởi khi mỗi CBNV nhận thức được vai trò tất yếu của việc chuyển đổi số thì việc Vietnam Airlines trở thành Hãng hàng không số chỉ là điều sớm hay muộn mà thôi.
Trung tâm Chuyển đổi số