Aviation News No.81: Gần 37 triệu khách qua cảng hàng không trong 4 tháng

Gần 37 triệu khách qua cảng hàng không trong 4 tháng; Các hãng hàng không Trung Quốc được phép khai thác 12 chuyến bay khứ hồi hàng tuần đến Hoa Kỳ; Saudi Arabia mời nhà đầu tư thành lập hãng hàng không mới… là những thông tin chính trong Aviation News No.81, ngày 5/5.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gần 37 triệu khách qua cảng hàng không trong 4 tháng

Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 4/2023, các cảng hàng không trên cả nước đã đón 9,17 triệu khách, tăng 2% so tháng trước đó. Trong số này, có 2,65 triệu khách quốc tế và 6,51 triệu khách nội địa.

Tính chung 4 tháng đầu năm, có tới gần 37 triệu khách qua các cảng hàng không, tăng 55% so với cùng kỳ 2022. Trong đó có 9,7 triệu khách quốc tế, tăng 976% so với cùng kỳ 2022; 27,2 triệu khách quốc nội, tăng 18% so với cùng kỳ 2022.

Số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cũng cho thấy các hãng hàng không nội địa vận chuyển 18,2 triệu khách trong 4 tháng đầu năm, tăng 56% so với cùng kỳ 2022. Trong số này, khách quốc tế đạt 4,6 triệu, khách nội địa đạt 13,6 triệu.

Nguồn: TTXVN

Trong tháng 4/2023, các cảng hàng không trên cả nước đã đón 9,17 triệu khách, tăng 2% so tháng trước đó. (Ảnh: TTXVN).

Các hãng hàng không Trung Quốc được phép khai thác 12 chuyến bay khứ hồi hàng tuần đến Hoa Kỳ

Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (USDOT) đã đồng ý cho phép các hãng hàng không Trung Quốc tăng các chuyến bay hàng tuần đến Hoa Kỳ từ 8 lên 12 chuyến khứ hồi. Điều này xảy ra sau khi các quan chức ở Bắc Kinh đề xuất cân bằng số chuyến bay hàng tuần cho mỗi bên, vì các hãng hàng không Mỹ đã được phép khai thác 12 chuyến bay hàng tuần đến Trung Quốc.

Quyết định mới nhất chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy kết nối đường bay thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hơn nữa. Nhiều hãng hàng không lâu đời ở Hoa Kỳ đã có thêm ít nhất 90% số ghế được cung cấp từ tháng 6 đến tháng 8 sắp tới so với năm trước. Nhưng đây vẫn chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 150 chuyến bay khứ hồi được mỗi bên cho phép trong thời kỳ trước đại dịch. Trên thực tế, các chuyến bay trực tiếp giữa hai nước vẫn giảm hơn 90% so với năm 2019.

Nguồn: Simple Flying

SAS ra mắt tuyến đường bay Bangkok mới

Hãng hàng không SAS đã công bố đường bay mới kết nối Sân bay Quốc tế Copenhagen (CPH) và Sân bay Quốc tế Bangkok Suvarnabhumi (BKK). Đường bay này được khai thác lần cuối vào năm 2014, việc khai thác này là một phần trong lịch bay mùa đông 2023/2024 của SAS được mở rộng ở châu Á. Đường bay bắt đầu khai trương từ ngày 30/10/2023 với ba chuyến mỗi tuần và được khai thác với đội máy bay Airbus A350 của hãng hàng không.

Với đường bay mới này, SAS sẽ cạnh tranh trực tiếp với Thai Airways. Hãng hàng không Thái Lan hiện khai thác một chuyến bay hàng ngày giữa Bangkok và Copenhagen. SAS cũng sẽ tiếp tục ba chuyến bay hàng tuần đến Tokyo Haneda (HND) và Phố Đông Thượng Hải (PVG).

Nguồn: Simple Flying

Saudi Arabia mời nhà đầu tư thành lập hãng hàng không mới

Tổng cục Hàng không Dân dụng Ả Rập Xê Út (GACA) đã đưa ra lời mời mở cho các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới quan tâm đến việc thành lập một hãng hàng không giá rẻ mới tại Sân bay Quốc tế King Fahd của Dammam (DMM). Quá trình này sẽ bao gồm đấu thầu rộng rãi và các nhà đầu tư sẽ có thời hạn đến ngày 8/6/2023 để gửi đề xuất. Thành phố Dammam nằm ở phía đông của vương quốc, trên bờ biển Vịnh Ba Tư, gần Bahrain, và là một trung tâm cho ngành công nghiệp dầu mỏ của đất nước.

Trong thông báo đấu thầu chính thức, chính quyền Saudi bày tỏ ý định tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường du lịch hàng không Saudi bằng cách bổ sung một hãng hàng không giá rẻ mới. Kỳ vọng tiến gần hơn đến mục tiêu lãnh đạo của đất nước là tiếp cận 330 triệu khách du lịch hàng không ở Ả Rập Xê Út vào năm 2030 và kết nối trực tiếp các sân bay của Ả Rập Xê Út với hơn 250 điểm đến trên toàn thế giới.

Nguồn: Aerotime

Doanh thu quý 1 của Airbus ổn định nhưng thu nhập ròng giảm 62%

Trong quý đầu tiên của năm 2023, Airbus đã báo cáo doanh thu hợp nhất là 11,76 tỷ euro (13 tỷ USD), thu nhập trước lãi vay và thuế đã điều chỉnh là 773 triệu euro (856,7 triệu USD) và thu nhập ròng là 466 triệu euro (516,4 triệu USD). So với quý 1 năm 2022, doanh thu vẫn tương đối ổn định ở mức -2% nhưng EBIT đã điều chỉnh giảm 39% và thu nhập ròng giảm 62%.

Trong Q1, có 127 chiếc máy bay được bàn giao, so với 142 chiếc trong Q1 2022, bao gồm 10 chiếc A220, 106 chiếc A320 Family, 6 chiếc A330 và 5 chiếc A350. Phải nói rằng, Airbus cần giao 593 máy bay thương mại từ tháng 4 đến tháng 12 để đáp ứng hướng dẫn của hãng, trung bình gần 66 chiếc mỗi tháng. Giống như tất cả các OEM, Airbus phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng của mình và nếu bị gán đoạn thì chính Airbus sẽ bị ảnh hưởng dây chuyền rất lớn.

Nguồn: Simple Flying

Le Thi Hang-COMM tổng hợp

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.