Xây dựng Hệ sinh thái và hình thành văn hoá Đổi mới sáng tạo trong TCT (kỳ 5)

Thấm nhuần tư tưởng của Bác trong việc thúc đẩy, phát triển hoạt động KHCN nói chung và hoạt động Đổi mới sáng tạo tại TCT nói riêng, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Hội đồng KHCN TCT, PTGĐ Trịnh Ngọc Thành về việc xây dựng Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo tại TCT, Cấp uỷ và Lãnh đạo Trung tâm đã tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu cách thức phát triển Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo trong điều kiện, hoàn cảnh hoạt động hiện tại của TCT.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo là gì?

Trước tiên, cần làm rõ lại một số khái niệm liên quan: Hệ sinh thái ĐMST được phát triển từ khái niệm Hệ thống ĐMST kết hợp ý tưởng hệ sinh thái tự nhiên. Lịch sử khái niệm Hệ sinh thái ĐMST (innovation ecosystem) khác biệt đáng kể với lịch sử khái niệm của Hệ thống ĐMST (innovation system).

Khái niệm này đã được sử dụng sau khi một bài báo nói về vấn đề này được xuất bản trên Harvard Business Review của Adner (2006), một ấn phẩm cũng cung cấp định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất về Hệ sinh thái ĐMST như sau: “Một Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo là những sự sắp xếp hợp tác thông qua đó các công ty kết hợp các bên cung cấp riêng lẻ của họ để tạo một giải pháp mạch lạc, hướng tới khách hàng”.

Gần đây cũng có một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra định nghĩa cụ thể hơn cho khái niệm này như sau:

Still et al. (2014): Hệ sinh thái ĐMST, thường được xem là thực thể gồm các tổ chức và kết nối giữa chúng, được định nghĩa là các mạng lưới của con người nhằm tạo ra khả năng sáng tạo và sản lượng phi thường trên cơ sở bền vững và cũng bao gồm các công ty phụ thuộc lẫn nhau hình thành các mối quan hệ cộng sinh nhằm tạo và cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Autio and Thomas (2014): Một Hệ sinh thái ĐMST là một mạng lưới các tổ chức liên kết với nhau, được tổ chức xung quanh một công ty hoặc một nền tảng đầu mối, và kết hợp cả những người tham gia sản xuất và sử dụng, và tập trung vào phát triển giá trị mới thông qua ĐMST.

Ding and Wu (2018): Hệ sinh thái ĐMST là một hệ thống mạng lưới bao gồm chính phủ, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bổ sung và khách hàng, tương tác, giao tiếp hoặc thúc đẩy ĐMST để tạo ra các sản phẩm mới có giá trị.

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy hầu hết các định nghĩa Hệ sinh thái ĐMST đều bao gồm: 1) các thành phần/tác nhân (actors), khác với các tạo phẩm (artifacts) (như các sản phẩm tri thức và công nghệ; vốn và các nguồn lực; các sản phẩm và dịch vụ; và các nền tảng) chỉ có trong khoảng một nửa các định nghĩa; 2) thành phần phổ biến thứ hai là cộng tác/bổ trợ (bổ trợ, hợp tác chia sẻ mục tiêu, cùng sáng tạo), tương phản với thành phần cạnh tranh/thay thế; 3) thành phần phổ biến thứ ba là các hoạt động (đồng sáng tạo, quy trình ĐMST, hoạt động ĐMST, hoạt động R&D); 4) cuối cùng là thành phần thể chế/tổ chức và đồng tiến hóa/đồng chuyên môn hóa.

Tóm lại, định nghĩa Hệ sinh thái ĐMST thường nhấn mạnh vào sự hợp tác/bổ sung và các tác nhân, trong khi ít phổ biến hơn về cạnh tranh/thay thế và tạo tác. Hay nói một cách khác, có thể hiểu Hệ sinh thái ĐMST là tập hợp các tác nhân, các hoạt động, các tạo phẩm, các thể chế/tổ chức và các mối quan hệ, bao gồm cả quan hệ bổ sung và thay thế rất quan trọng đối với hoạt động ĐMST của một tác nhân nhân hoặc nhiều tác nhân.

Các dạng Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo:

Hệ sinh thái ĐMST quốc gia: Đó là Hệ sinh thái ĐMST ở quy mô quốc gia, theo Deborah J. Jackson (NSF, 2011) mô tả, là tập hợp các mối quan hệ giữa các công ty, cơ quan chính phủ, trường đại học, nhà nghiên cứu, người tiêu dùng, chủ sở hữu vốn, người lao động, những người có mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghệ và ĐMST, nhằm mục tiêu đạt được sự tăng trưởng và phát triển bền vững thông qua các sản phẩm, dịch vụ và quy trình sáng tạo.

Hệ sinh thái ĐMST của thành phố, địa phương (Cohen et al., 2014; Morrison, 2013; Lin, 2014). Phụ thuộc vào chiến lược, kế hoạch của các thành phố với sự giúp đỡ của các trường đại học. Nó có xu hướng tập trung vào các công ty mới và nhỏ, và có thể bắt đầu với sự phát triển cơ sở hạ tầng đầy triển vọng.

Hệ sinh thái ĐMST của ngành/lĩnh vực, như Hệ sinh thái ĐMST kỹ thuật số. Ví dụ hệ sinh thái kỹ thuật số tại Apple Inc. và Google các nền tảng trực tuyến mà khách hàng, người dùng và nhà phát triển có thể xây dựng mối quan hệ hiệp đồng, tạo ra các yếu tố bên ngoài mạng làm tăng giá trị của cả ĐMST phần cứng và phần mềm. Do đó, một Hệ sinh thái ĐMST kỹ thuật số có thể có nghĩa là các ứng dụng, nền tảng và nhà phân phối làm cho công nghệ trở nên khả thi. Các ví dụ khác bao gồm hệ sinh thái của Apple Apple Health Healthitit (Tweedie, 2014) và hệ sinh thái di động (Hyrynsalmi et al., 2014).

Hệ sinh thái ĐMST của doanh nghiệp: bao gồm các nhà cung cấp, người dùng, đối tác và những người đóng góp khác cho quy trình ĐMST của doanh nghiệp. Các yếu tố như các cơ quan của Chính phủ, các hiệp hội ngành công nghiệp và các bên liên quan khác của họ có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Các thành phần, yếu tố cấu thành Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo

Tham gia vào các hệ sinh thái (dù là hệ sinh thái doanh nghiệp, ngành công nghiệp,
khởi nghiệp và ĐMST) thường là các tổ chức từ cả hai khu vực công và tư: Đại học, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp (vừa, nhỏ và lớn), quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức trung gian, cơ quan chính phủ, trung tâm hỗ trợ ĐMST, các quỹ, tăng tốc khởi nghiệp (accelerators), vườn ươm, …

Các thành phần/tác nhân (Actors) tham gia vào một Hệ sinh thái ĐMST là các loại tổ chức khác nhau thực hiện các vai trò khác nhau trong Hệ sinh thái ĐMST và do đó xác định loại Hệ sinh thái ĐMST. Von Leipzig và Dimitrov (2015) đã xác định 5 thành phần/tác nhân tham gia vào một Hệ sinh thái ĐMST:

► Các tác nhân trong ngành công nghiệp (các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn)

► Các tác nhân khu vực hàn lâm (trường đại học, cao đẳng, văn phòng chuyển giao công nghệ, phòng thí nghiệm, khu công nghệ, tổ chức nghiên cứu và công nghệ (RTO), vườn ươm, tăng tốc khởi nghiệp…)

► Các cơ quan công (chính quyền trung ương, thành phố, khu vực, cơ quan công….)

► Các tổ chức tài chính (ngân hàng, đầu tư mạo hiểm, thiên thần kinh doanh…)

► Các chủ thể khác (truyền thông, các mạng chính thức và không chính, tổ chức thương mại, tổ chức cụm, hiệp hội, phòng thương mại…)

alt text

Vai trò của các tác nhân trong Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo như sau:

alt text

alt text

Xây dựng Văn hoá Đổi mới sáng tạo trong TCT

Bên cạnh việc nghiên cứu xây dựng Hệ sinh thái ĐMST, Cấp uỷ, Lãnh đạo Trung tâm cũng nhìn nhận Văn hoá ĐMST là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng nhất trong một hệ sinh thái như vậy. Và để hình thành Văn hoá ĐMST trong toàn TCT như một nét cấu thành Văn hoá Doanh nghiệp, Trung tâm NCUD cũng đã tìm hiểu và đề xuất ba yếu tố chính giúp thúc đẩy hình thành Văn hoá ĐMST trong TCT như sau:

1. Đổi mới tư duy

Đổi mới tư duy đối với hoạt động ĐMST là việc làm hàng đầu và quan trọng nhất. Đối tượng của nó không chỉ nằm ở người lao động mà cần thiết phải bắt đầu từ đội ngũ các nhà Lãnh đạo các cấp của TCT vì đó là những người quyết sách, những nhà hoạch định chính sách phát triển cho TCT. Còn đối với người lao động, đổi mới tư duy về văn hóa đổi mới sáng tạo sẽ khuyến khích mọi người dám suy nghĩ khác biệt và tôn trọng sự khác biệt, dám mạo hiểm và chấp nhận thất bại để thay đổi và hướng tới những thứ hoàn thiện hơn.

2. Gây dựng niềm tin

Hình thành một nét Văn hoá ĐMST bền vững ở nơi mà niềm tin là một trong những nhân tố cốt lõi quyết định thành công. Để gây dựng niềm tin, TCT cần lưu ý tới hai điều kiện sau: Một là tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người lao động trong TCT, từ nhóm Nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị đến chuyên viên, chuyên gia trong khối cơ quan, tất cả đều có cơ hội tiếp cận và tham gia vào hoạt động Đổi mới sáng tạo tại TCT; Hai là, sự ghi nhận những đóng góp của người lao động. Ngoài việc khen thưởng xứng đáng với công sức, thời gian người lao động bỏ ra thì việc Lãnh đạo TCT ghi nhận bằng nhiều hình thức khen thưởng vinh danh khác mà không phân biệt vị trí, đơn vị công tác sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút người lao động tham gia vào hoạt động ĐMST;

3. Hướng tới lợi ích khách hàng

Khách hàng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả khách hàng truyền thống đang sử dụng các dịch vụ của VNA và cả khách hàng nội bộ. Nếu đối với khách hàng truyền thống, đó chính là đích đến cuối cùng của mọi dịch vụ mà VNA đang hướng tới, là trung tâm của mọi hoạt động của TCT thì khách hàng nội bộ lại chính là đích đến của mỗi quy trình, mắt xích riêng lẻ trong guồng máy hoạt động chung của VNA. Mỗi mắt xích có hoạt động trơn tru hay không thì cả bộ máy VNA mới vận hành được trôi chảy. Vì vậy, việc hướng tới lợi ích của khách hàng chính là mục tiêu, là đích đến của hoạt động Đổi mới sáng tạo mà TCT đang hướng tới.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng – Cầu nối giữa các thành phần trong Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo của TCT

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với các công nghệ vượt trội và ứng dụng của cách mạng này vẫn còn khá mới mẻ với hầu hết các quốc gia. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã đẩy mạnh phát triển Hệ sinh thái ĐMST quốc gia bằng cách thiết lập Mạng lưới trung tâm đổi mới sáng tạo để kết nối các Trung tâm ĐMST khác nhau trong nước.

Với việc định hướng hình thành Hệ sinh thái ĐMST của TCT, việc làm thế nào kết nối giữa các tác nhân (Doanh nghiệp, Nhà nước, Tổ chức nghiên cứu, Tổ chức tài chính) để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động ĐMST là rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn lực tại chỗ trong TCT phục vụ cho hoạt động ĐMST, đặc biệt là nguồn Nhân lực với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao chuyên về chuyên ngành Hàng không, sẽ là một lợi thế rất lớn.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào TCT có thể có được các mối liên kết đó cũng như tận dụng được tối đa nguồn lực tại chỗ cho công cuộc Đổi mới này. Trước những vấn đề cấp bách hiện tại, đồng chí Bội Minh, Bí thư Chi bộ Trung tâm nghiên cứu đã cùng Cấp uỷ, Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu, đánh giá lại thực trạng hoạt động cũng như đưa ra những định hướng cho hoạt động của Trung tâm để mọi bộ phận, mọi cá nhân đều có những điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động ĐMST của TCT.

Một trong những định hướng chính về vai trò và đóng góp của Trung tâm để thúc đẩy hoạt động ĐMST của TCT trong thời gian tới được Cấp uỷ, Lãnh đạo Trung tâm đưa ra như sau:

Về đối ngoại: Trung tâm NCUD là đầu mối kết nối, hỗ trợ và hợp tác với các Tổ chức ĐMST và phát triển Công nghệ trong và ngoài nước để phối hợp tổ chức các hoạt động Nghiên cứu khoa học, Triển khai ứng dụng cũng như tổ chức tiếp nhận, áp dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cho VNA.

Về đối nội: Trung tâm NCUD là Cơ quan Quản lý hoạt động KHCN trong TCT. Qua đó, giúp Lãnh đạo TCT trong việc Tổ chức xây dựng, triển khai, theo dõi thực hiện Kế hoạch KHCN TCT; Tổ chức triển khai theo kế hoạch các hoạt động ĐMST, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm lãng phí, tăng tính cạnh tranh; Tổ chức, điều phối, sử dụng tối ưu các nguồn lực, đặc biệt là nguồn Nhân lực KHCN, để thúc đẩy hoạt động ĐMST trong toàn TCT.

Luôn luôn học tập và rèn luyện bản thân theo tấm gương đạo đức cũng như phong cách làm việc của Bác là điều mà mỗi người Đảng viên chúng ta phải noi theo. Trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra một cách mạnh mẽ, nhanh chóng, việc Cấp uỷ, Lãnh đạo Trung tâm NCUD cũng như mỗi người Đảng viên trong Trung tâm tiếp tục nghiên cứu Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo vào hoạt động quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động KHCN, Đổi mới sáng tạo cũng như để xây dựng một tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh là rất cần thiết.

Chi bộ TTNCUD

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.