“Tăng cường đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo”

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Tại Chi bộ Chi nhánh Nhật Bản trực thuộc Đảng bộ Ban TCNL thuộc Đảng bộ TCT HKVN, cấp ủy Chi bộ Chi nhánh Nhật luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình làm việc về công tác cán bộ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trong suốt quá trình hình thành, xây dựng, phát triển và chỉnh đốn của Đảng, công tác cán bộ luôn được Đảng ta xác định là “then chốt của then chốt”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, do vậy Bác rất coi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi đó là công việc gốc của Đảng. Những quan điểm này được Đảng ta vận dụng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thực tiễn đã chứng minh vai trò then chốt của công tác cán bộ và đào tạo cán bộ.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Đây là điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII khi Đảng rất coi trọng công tác cán bộ và khẳng định đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng. “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ Nhân dân và sự phát triển của đất nước, có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài. Đồng thời có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không còn uy tín đối với Nhân dân”.

alt text
Chi bộ CN Nhật Bản tổ chức sinh hoạt tập thể kết hợp học tập. (Ảnh: CNNB).

Xuất phát từ quan điểm đó, Đảng ta xác định: “Tăng cường xây dựng Đảng về cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”. Đồng thời, Đảng yêu cầu: “Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, sự gương mẫu, tinh thần vì nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu các cấp. Chú trọng cơ cấu hợp lý, sớm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số ở các cấp, nhất là ở cơ sở”.

alt text
Cán bộ chi nhánh tập trung tham gia đào tạo. (Ảnh: CNNB).

Trong văn kiện ĐH XIII của Đảng cũng xác định mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”; “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Để thực hiện được những muc tiêu trên, dưới đây là một số góp ý về biện pháp để có thể đổi mới, tăng cường hiệu quả, chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo:

Một là, các cơ quan, đơn vị cần nghiêm túc nghiên cứu quán triệt các định hướng, chủ trương của Đảng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức triển khai, tiếp tục tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trong cơ quan, đơn vị một cách liên tục, khoa học, lâu dài, chiến lược. Chú trọng đào tạo cán bộ có năng lực đón đầu trong những chuyên ngành, lĩnh vực mũi nhọn, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, tăng cường thực hành, cập nhật kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm xử lý các vấn đề, các tình huống; Gắn đào tạo bồi dưỡng cán bộ với công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo. 

Hai là, đổi mới thay đổi trong cách tiếp cận, trong tư duy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Mỗi cán bộ tham gia tích cực, chủ động vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng, phải chủ động tiếp thu kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và vận dụng có hiệu quả các kiến thức, kinh nghiệm vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Từ đó, cần xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng chức danh, vị trí việc làm. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được xây dựng đáp ứng yêu cầu bổ sung kiến thức, kĩ năng mà cán bộ còn thiếu hụt, chứ không cung cấp kiến thức, kĩ năng mà họ đã biết, đã có hoặc không còn phù hợp; 

Đổi mới quy trình xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Nếu bước xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chính xác thì những bước tiếp theo của quá trình đào tạo, bồi dưỡng như: xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cũng sẽ chính xác, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Quy trình xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần lưu ý: (i) Thiết kế, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ; (ii) Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; (iii) Tổng hợp, phân tích số liệu, thông tin thu thập được so sánh với khung năng lực của vị trí để xác định cần phải bổ sung những gì.

Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Tức là chuyển sang hướng dẫn, huấn luyện và người học tự nghiên cứu theo những định hướng, hướng dẫn, rồi sau đó trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm tìm ra những biện pháp giải quyết tối ưu cho từng vấn đề. Tăng cường áp dụng KHCN kỹ thuật, CNTT vào trong đào tạo cán bộ, nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, cần đa dạng hóa các hình thức phương pháp đào tạo trực tuyến qua Internet, truyền hình hội nghị, các hệ thống mô phỏng trực quan, …. từ đó có thể triển khai được nhiều lớp học chất lượng cao từ các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên đầu ngành đến với nhiều đối tượng ở các địa bàn khác nhau; có thể liên kết các dữ liệu, số liệu thực tế để người học dễ hiểu, dễ hình dung, dễ tiếp thu và vận dụng thực tiễn; 

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bám sát tinh thần trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Sử dụng kết hợp chặt chẽ đội ngũ giảng viên cơ hữu và đội ngũ giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng bao gồm các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, quản lý là những người có nhiều kinh nghiệm áp dụng trong quá trình lãnh đạo, công tác thực tiễn. Qua đó giúp cung cấp nhiều kiến thức chuyên sâu và những kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, quản lý cho cán bộ. 

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cần quán triệt sâu sắc tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiến tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế”. Cần kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trong nước và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài; mời các chuyên gia, nhà quản lý ở những nước phát triển trực tiếp giảng dạy, huấn luyện cho đội ngũ cán bộ. Tổ chức cho cán bộ đi nghiên cứu thực tế ở nước ngoài sau khi được học tập các kiến thức ở trong nước, để họ có thể hình dung đầy đủ hơn về việc vận dụng các kiến thức vào thực tiễn công tác.

alt text
Cán bộ, đảng viên CN Nhật Bản thăm quan dã ngoại sau giờ đào tạo. (Ảnh: CNNB).

Áp dụng cụ thể vào thực tế tại chi bộ Chi nhánh Nhật Bản – Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Ban TCNL thuộc Đảng bộ TCT HKVN, cấp ủy Chi bộ Chi nhánh Nhật luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình làm việc về công tác cán bộ. Theo đó Chi nhánh triển khai vừa làm việc vừa đào tạo, bồi dưỡng giúp cán bộ Việt Nam cử sang và nhân viên bản địa cập nhật kiến thức, bổ sung kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp công tác. Đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn này mang tính thường xuyên, liên tục và đòi hỏi sự chủ động, tự giác của cán bộ, nhân viên. Đào tạo, bồi dưỡng mang tính chất hệ thống hơn, chương trình chuyên sâu hơn phục vụ cho chuyên môn, công việc hàng ngày cũng như định hướng cho tương lai.

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ là công việc quan trọng hàng đầu tạo ra nguồn sức mạnh nội sinh to lớn cho doanh nghiệp nói riêng, đất nước, dân tộc nói chung. Gắn liền công tác giáo dục, đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực, nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực làm việc trong bối cảnh hội nhập chính là chuẩn bị nền tảng chắc chắn để có thể phát triển một cách bền vững.

Tài liệu tham khảo:

Văn kiện ĐH XIII của Đảng;

Nghị quyết ĐH XIII của Đảng.

Chuyên đề Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo tinh thần Nghị quyết ĐH XIII của Đảng – PGS, TS Mai Đức Ngọc, Vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Xây dựng Đảng về cán bộ – Viện xây dựng Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương – PGS.TS Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Tp HCM hiện nay – TS Nguyễn Minh Trí, ĐH Công nghệ Tp HCM.

Tokyo, tháng 9/2021

Chi Bộ Chi nhánh Nhật Bản

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.