Sáng kiến và ý tưởng – Giải pháp đổi mới sáng tạo: Muốn có quả thơm thì gốc phải tốt (kỳ 2)

Nếu xem hoạt động Đổi mới sáng tạo như một cái cây với “Sáng kiến” là quả ngọt thì chúng ta phải bồi đắp, chăm lo cái cây cho tốt từ gốc, đó chính là làm thế nào để khuyến khích người lao động đưa ra càng nhiều Ý tưởng sáng tạo càng tốt.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đổi mới 

Một chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc mà Đảng ta thừa hưởng, kế tục như một tài sản tinh thần, đó là quan niệm của Người về đổi mới, về hội nhập để phát triển đối với Việt Nam trong thời kỳ tái thiết đất nước sau chiến tranh. Dù không trực tiếp sử dụng khái niệm “đổi mới”, nhưng trong Di chúc của Người, đổi mới được thể hiện rất rõ ràng, đậm nét không chỉ nội dung, mục đích mà còn nổi bật tính chất, đặc điểm, tầm vóc lịch sử của nó, như một cuộc cách mạng. Có thể nhận ra định nghĩa về đổi mới của Người, khi Người viết “đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”

Người đề cập “Đổi mới” là một cuộc chiến đấu khổng lồ với sự tham gia, nhập cuộc của khối quần chúng nhân dân đông đảo. Trọng trách tập hợp lực lượng nhân dân, phát huy vai trò nhân dân thuộc về Đảng bằng công tác giáo dục, công tác tổ chức, Đảng phải ra sức dựa vào dân, giữ mối liên hệ mật thiết với dân, từ đó, Người khẳng định: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.

Một nội dung trong buổi sinh hoạt chuyên đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của sáng tạo, năm 2021, Chi bộ Trung tâm NCUD thực hiện.

Trung tâm NCUD là Cơ quan Quản lý hoạt động KHCN của TCT, cũng là Cơ quan Thường Trực Hội đồng KHCN TCT, nơi tiếp nhận Đơn đề nghị xét công nhận Sáng kiến của người lao động trong toàn TCT. 

Xác định hoạt động “Sáng kiến” chính là một phần của hoạt động “Đổi mới sáng tạo”, chính là cầu nối giúp đưa các kết quả Nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn hoạt động SXKD, đồng chí Nguyễn Bội Hồng Minh, Bí thư Chi bộ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tiếp tục chủ trì các cuộc họp với các đồng chí cán bộ chủ chốt của Trung tâm để đánh giá lại tổng thể hoạt động Sáng kiến của TCT thời gian qua, qua đó nhìn nhận lại những mặt đã đạt được, những mặt cần phải thay đổi trong thời gian tới.

Ý tưởng Đổi mới sáng tạo: Nền tảng cho các Giải pháp hữu ích và Sáng kiến

Thống kê số lượng Đơn yêu cầu đã được cấp Giấy chứng nhận Sáng kiến trong toàn TCT thời gian qua:

alt text

Con số thống kê trên đã phần nào nói lên kết quả thực tế của hoạt động sáng kiến trong TCT, trong đó, vai trò của Trung tâm là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý. Vậy nguyên nhân là ở đâu? Và đâu là hướng đi và giải pháp cho vấn đề này?

Trong các cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư chi bộ, một dẫn chứng quan trọng đã được đưa ra: Tổng hợp kết quả thực hiện đợt 2 tại các Khối/Lĩnh vực chủ đề “Thay đổi cùng thế giới” đến cuối năm 2019 có Tổng cộng 3.015 ý tưởng/1.379 người. Như vậy, trung bình mỗi người có trên 2 ý tưởng đưa ra trong 1 buổi hội thảo.

Hai số liệu thống kê trên nói lên điều gì? Tại sao số “Ý TƯỞNG” đề xuất trong 1 buổi hội thảo lại lớn như vậy? Trong khi đó số lượng “SÁNG KIẾN” của 1 năm lại thấp như vậy? Rất nhiều người đã cho rằng “ý tưởng” đó chỉ như một ý kiến đưa ra cho vui chứ ý nghĩa thực tiễn không cao. Tuy nhiên, đối với hoạt động khoa học, mọi số liệu đều có ý nghĩa của nó. Nhận thức rõ được điều này, đồng chí Bội Minh đã chỉ đạo và cùng mọi người đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Mối liên hệ giữa Ý tưởng và Sáng kiến về cơ bản được xác định như sau:

► Ý tưởng: được hiểu một cách cơ bản là ý kiến đề xuất để mong muốn giải quyết một vấn đề gặp phải. Bản thân Ý tưởng không có giá trị. Chỉ có quá trình thực thi làm ý tưởng mới có giá trị. Quá trình này tóm lược là việc xây dựng và triển khai Giải Pháp.

► Giải pháp: Là các cách thức, phương pháp về mặt kỹ thuật, tổ chức, điều hành hay quy trình, thao tác nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể. Các giải pháp sau khi được triển khai áp dụng thực tế có thể đem lại hiệu quả về mặt kinh tế hoặc xã hội được gọi là tính Lợi ích. Một “Giải pháp” có thể có tính “Mới” và tính “Lợi ích” hoặc chỉ có 1 trong 2 tính đó.

► Sáng kiến: Là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là Giải pháp), được một tổ chức công nhận nếu có cả tính “Mới” và tính “Lợi ích” trong phạm vi tổ chức đó.   

Có thể minh hoạ mối liên hệ giữa Ý tưởng, Giải pháp đến Sáng kiến như sau:

alt text
Mô hình mối liên hệ giữa Ý tưởng ĐMST với Giải pháp và Sáng kiến.

Quản lý hoạt động Sáng kiến: Chuyển từ THỤ ĐỘNG sang CHỦ ĐỘNG

Như vậy có thể thấy rằng, nếu xem hoạt động Đổi mới sáng tạo như một cái cây với “Sáng kiến” là quả ngọt thì chúng ta phải bồi đắp, chăm lo cái cây cho tốt từ gốc, đó chính là làm thế nào để khuyến khích người lao động đưa ra càng nhiều Ý tưởng sáng tạo càng tốt. Và đây cũng chính là một trong những giải pháp quan trọng mà Trung tâm đề xuất liên quan đến việc Thay đổi quy trình tổ chức hoạt động Sáng kiến trong TCT:

alt text
Đề xuất Thay đổi quy trình tổ chức hoạt động Sáng kiến trong TCT.

Với việc thay đổi lại quy trình như trên, Trung tâm NCUD sẽ chuyển từ thế THỤ ĐỘNG trong việc chờ đợi người lao động trong TCT có đơn đăng ký xét công nhận sáng kiến sang một trạng thái mới. Đó là CHỦ ĐỘNG trong việc quản lý, theo dõi và thúc đẩy các hoạt động Đổi mới sáng tạo trong toàn TCT từ khi chỉ mới hình thành Ý tưởng cho đến hỗ trợ người lao động trong quá trình tổ chức triển khai nghiên cứu và áp dụng các Giải pháp vào thực tế hoạt động SXKD của TCT.

Bám sát thực tiễn, phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp, quy trình công việc đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý Khoa học và Công nghệ (KHCN) và tổ chức triển khai hoạt động Nghiên cứu ứng dụng (NCUD) tại Trung tâm NCUD nói riêng và tại TCT nói chung, đó là những ý tưởng sáng tạo, thiết thực, hiệu quả.

Chuỗi hoạt động về Đổi mới hoạt động KHCN theo Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng gồm 5 kỳ. CBNV có thể theo dõi từng kỳ như sau:

Kỳ 1: “Đổi mới sáng tạo”: Khai thông thế bế tắc, định hướng tương lai (xem tại đây)

Kỳ 2: Sáng kiến và ý tưởng – Giải pháp đổi mới sáng tạo: Muốn có quả thơm thì gốc phải tốt (xem tại đây)

Kỳ 3: Ai là người Nghiên cứu? Tiền thưởng sáng kiến bao nhiêu là đủ?

Kỳ 4: Hoạt động Đổi mới sáng tạo trong TCT, lựa chọn mô hình Push hay Pull?

Kỳ 5: Xây dựng Hệ sinh thái và hình thành văn hoá Đổi mới sáng tạo trong TCT. 

Chi bộ TTNCUD

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.