Phòng, chống hiệu quả tác hại do bão gây ra – Góc nhìn từ một chi bộ ở cơ sở

Ngay sau khi có thông tin về bão, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC) đã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai ban hành Chỉ thị gửi các đơn vị nằm trong vùng ảnh hưởng một cách kịp thời, chủ động xây dựng và báo cáo các phương án ứng phó. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vừa qua, cơn bão số 4 có tên gọi là NORU được dự báo là một cơn bão rất mạnh hướng vào miền Trung, nhưng tại sao thiệt hại đối với các đơn vị thành viên của Công ty Skypec tại khu này lại rất thấp. Chúng tôi là những cán bộ, đảng viên, người lao động của Chi nhánh Công ty SKYPEC – Khu vực miền Trung làm việc trong tâm bão khẳng định có được kết quả trên hoàn toàn không phải do may mắn, mà là hiệu quả của sự chuẩn bị ứng phó chủ động, kịp thời.  

Ngay sau khi có thông tin về bão, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC) đã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai ban hành Chỉ thị gửi các đơn vị nằm trong vùng ảnh hưởng một cách kịp thời, chủ động xây dựng và báo cáo các phương án ứng phó. 

Các cấp uỷ đảng và đội ngũ cán bộ lãnh đạo Chi nhánh – nơi quản lý 3 sân bay địa phương dự báo nằm trong vùng cơn bão sẽ đi qua đã trực tiếp xuống địa bàn để quyết liệt chỉ đạo các đơn vị thành viên, với quan điểm lấy công tác phòng chống, chuẩn bị trước khi bão vào là trọng tâm và khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục hoạt động SXKD trở lại bình thường sau khi bão tan là quan trọng.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công ty và Chi nhánh; căn cứ vào đặc điểm tình hình hạ tầng, cơ sở vật chất, từng Chi nhánh địa phương đã xây dựng các kịch bản và phương án phòng chống bão, cứu nạn cứu hộ theo phương châm “4 tại chỗ”; chủ động theo dõi thông tin và diễn biến bất thường của cơn bão để có các phương án phòng, chống, ứng phó phù hợp, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, đặc biệt chú trọng đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản của đơn vị. 

alt text
Đồng chí Nguyễn Minh Ánh – Phó Giám đốc, Trưởng Ban PCBL Chi nhánh trực tiếp xuống cơ sở SXKD chỉ đạo công tác phòng chống bão NORU. (Ảnh: Skypec).

Đơn vị chủ động chằng, néo, chống đỡ nhà cửa, kho tàng, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc; giám sát việc chặt tỉa cành cây, gia cố các đoạn tường bao xung yếu, sơ tán phương tiện tra nạp, vận chuyển tới nơi đảm bảo an toàn. Chuẩn bị đầy đủ hậu cần tại chỗ như lương thực, nhu yếu phẩm, túi cứu thương, tủ thuốc, nước sạch… cho lực lượng trực phòng, chống bão tại đơn vị; đồng thời lập danh sách và phân công cụ thể cán bộ, nhân viên trực; thống nhất phương thức thông tin liên lạc và công tác nắm tình hình, báo cáo trước – trong và sau bão.

Do có sự chủ động, quyết liệt trong phòng, chống nên sau khi cơn bão NORU đi qua, toàn hệ thống Chi nhánh SKYPEC – Khu vực miền Trung tại Đà Nẵng và 6 Chi nhánh Skypec địa phương không có thiệt hại về người và cơ sở vật chất, hàng hoá, tài sản của đơn vị. 

alt text
Lãnh đạo Chi nhánh chỉ đạo chặt tỉa cành cây, gia cố các phương tiện đảm bảo an toàn tuyệt đối. (Ảnh: Skypec).

Từ thực tiễn hoạt động và kết quả đạt được; Chi nhánh Skypec – Khu vực miền Trung rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về công tác ứng phó phòng chống bão.

Một là, cương quyết, quyết liệt, nhất quán di dời con người ra khỏi khu vực nguy hiểm; cùng với bảo vệ tính mạng con người, thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm an toàn trang thiết bị, máy móc, tài sản của doanh nghiệp.

Hai là, tuân thủ nghiêm túc, kịp thời, quyết liệt sự chỉ đạo của cấp trên, địa phương mà trực tiếp là lãnh đạo Công ty, Chi nhánh để phòng chống bão nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

Ba là, chủ động xây dựng và sẵn sàng kích hoạt các phương án, kịch bản về phòng chống bão lụt, ứng phó khẩn nguy tại cơ quan, đơn vị và tiếp tục rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện các phương án, kịch bản ngay trong điều kiện bình thường trên tinh thần phương châm thực hiện “4 tại chỗ”.

Bốn là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, người đứng đầu các cấp phải chủ động, quyết liệt, cụ thể sát với tình hình; phải thực hiện từ sớm, từ xa, không chông chờ, ỷ lại.

Năm là, chú trọng đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, thông suốt, toàn diện, đầy đủ tới cán bộ, đảng viên, người lao động Chi nhánh khu vực và các Chi nhánh địa phương.

Đến thời điểm này, cơn bão số 4 trong năm 2022 đã đi qua với thiệt hại thấp nhất về tài sản, không có thiệt hại về người. Kết quả này không phải là do may mắn mà có, mà đây chính là thành quả của sự nỗ lực, chủ động của các cấp, các ngành nói chung, ở Công ty Skypec – Chi nhánh khu vực miền Trung nói riêng trong phòng chống thiên tai.

Tuy nhiên, thời gian tới cán bộ, nhân viên Chi nhánh phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, chủ quan nhưng cũng không  hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh. Phải ứng phó thiên tai, bão lũ với sự bình tĩnh, tự tin, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, với nội lực, kinh nghiệm, tinh thần đoàn kết, thống nhất trong đơn vị và toàn hệ thống.

Lê Anh Quân – Bí thư Chi bộ Kho – An ninh, Skypec

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.