Di chúc Hồ Chí Minh: Quốc Bảo – Pháp Bảo của nền tảng lý luận Cách mạng Việt Nam

Đã 52 năm ngày Bác ra đi để gặp các vị Các Mác- Lê Nin. Việc nghiên cứu di chúc của người bây giờ đang mở rộng đến bình diện nghiên cứu vào học thuyết, chủ thuyết Hồ Chí Minh, mà cao hơn, chính là minh triết Hồ Chí Minh, tức là những đặc điểm nổi bật trong triết lý của người, trong sự phát triển cả tư duy và hành động. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các chỉ số tín hiệu trên máy điện tim vụt tắt… một dòng kẻ đi ngang trên màn hình…

Đồng hồ chỉ 9 giờ 47 phút ngày mồng 2 tháng 9 năm 1969…

Vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta những lời căn dặn cuối cùng, là tình cảm và niềm tin của Người đối với Trung ương Đảng và đối với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Như thế, Người đi… Phút cuối cùng

Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung

Lời Di chúc gửi, êm bên gối

Quên nỗi mình đau, để nhớ chung. (Thơ Tố Hữu)

Tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9.9.1969, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng đồng chí Lê Duẩn đọc Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Điếu văn có đoạn: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. 

alt text
Đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam đọc Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 9.9.1969. (Ảnh Tài liệu lưu trữ).

Trong những ngày tháng 9, chúng ta kỷ niệm 76 năm Quốc Khánh (2.9.1945-2.9.2021) và 52 năm ngày mất chủ tịch Hồ Chí Minh (2.9.1969-2.9.2021), cũng là 52 năm chúng ta thực hiện di chúc của Người-một sự kiện vô cùng quan trọng khi mà cả nước, và cả hệ thống chính trị đang đồng lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 để đem lại sự bình yên cho mọi người. Bản di chúc như một động lực tinh thần giúp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta có thêm sức mạnh để động viên các tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến chống đại dịch, mà ở một khía cạnh tâm linh như thể là: “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” trên mặt trận mà kẻ thù như vô hình, nhưng sức tàn phá thật khủng khiếp và không biên giới.

“Súng hãy gầm lên, nén xót đau

Hãy lau ráo lệ, ngẩng cao đầu!

Chỉ xin nhớ để lời đêm trước:

Đốt pháo hoa mừng, đến lễ sau”. (Thơ Tố Hữu)

Đã 52 năm ngày Bác ra đi để gặp các vị Các Mác- Lê Nin. Việc nghiên cứu di chúc của người bây giờ đang mở rộng đến bình diện nghiên cứu vào học thuyết, chủ thuyết Hồ Chí Minh, mà cao hơn, chính là minh triết Hồ Chí Minh, tức là những đặc điểm nổi bật trong triết lý của người, trong sự phát triển cả tư duy và hành động. 

Việc nghiên cứu một văn kiện lịch sử vô giá, danh mục quốc bảo- “bảo vật quốc gia- là pháp bảo, là những phương pháp và cách thức chuyên sâu về mặt lý luận của Đảng’’ để truyền bá lâu dài về sau này, không chỉ ở trong nước, mà còn với bạn bè quốc tế. Thời gian càng lùi xa thì ta càng cảm nhận thấy giá trị thiêng liêng của bản di chúc này. Chỉ với khoảng 1.000 từ vô cùng ngắn gọn, Di chúc của Người đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ý chí quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam; sức mạnh của chính nghĩa và chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

alt text
Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh tư liệu).

Bối cảnh lịch sử ra đời của Di chúc 

Dưới con mắt của học giả nước ngoài, Giáo sư Carl Thayer (chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia) khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn xa, “ngay từ khi viết bản Di chúc, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt, Người đã nhìn thấy được kết cục của cuộc chiến với chiến thắng thuộc về Việt Nam”.

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta ở vào giai đoạn ác liệt (1965 đến 1969), thời điểm đó đế quốc Mỹ tạo mọi cớ để can thiệp, xâm lược Việt Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định trong di chúc: “…Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa song nhất định thắng lợi hoàn toàn’’. Điều đó đã được hiện thực hoá bằng chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Non sông thu về một mối. Chỉ tiếc rằng, trong ngày độc lập, Bác không còn, nhưng bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” gắn liền với chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 vẫn được các thế hệ thiếu nhi hát mãi cho đến tận hôm nay và mai sau. 

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào

Bắc, Nam sum họp xuân nào vui hơn. (Hồ Chí Minh)

alt text
Chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975. (Ảnh: Tư liệu).

Một số chi tiết đặc biệt khi Người bắt đầu viết Di chúc

Bác tiến hành viết và sửa thường vào dịp sinh nhật tháng 5 và thời gian bắt đầu viết thường là vào lúc 9 giờ sáng mà theo nghiên cứu về Bác thì vào giờ này đối với Bác là giờ tâm linh để thực hiện việc viết di chúc cho chúng ta.

Chọn dịp sinh nhật để viết những dòng tài liệu bí mật để lại cho đồng bào, đồng chí và Tổ quốc nên phong cách diễn đạt suy nghĩ của Người trong Di chúc rất độc đáo, đó là sự kết hợp hài hòa giữa dân gian và bác học, cổ điển và hiện đại, phù hợp giữa tinh thần Đông phương với tình hình thực tiễn của thời điểm đó và cả về sau này, mang chất giản dị, đời thường, chứa đựng tình cảm thương yêu mênh mông bao trùm hết thảy của một trái tim nhân hậu của một con người vĩ đại, nhưng rất đỗi bình dị với mọi người dân Việt Nam.

Mỗi lần bác viết xong là Bác đưa cho đồng chí Lê Duẩn ký chứng thực và đồng chí Vũ Kỳ cất đi.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, sáng ngày 10-5-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc. Đến ngày 15-5, bản Di chúc đầu tiên này hoàn thành, dài gần 3 trang, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh máy, có chữ ký của Người và chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn – lúc đó là Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 10-5-1965 đến lúc kết thúc viết Di chúc ngày 10-5-1969. Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Người xem lại tài liệu và nhờ đồng chí Vũ Kỳ cất đi.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 2-9-1969, Bộ Chính trị triệu tập cuộc họp bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng để quyết định tổ chức quốc tang và công bố bản Di chúc của Người viết lần đầu năm 1965. Quyết định này hợp lý lúc đó vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có cả chữ ký của Người và chữ ký chứng kiến của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn.

Đoạn di chúc chỉ với 79 từ khi nói về việc riêng tương ứng với cuộc đời 79 mùa xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh .

Trong bản Di chúc đã có 4 cụm từ phục vụ, với 3 nội dung phục vụ được nhắc tới: “Phục vụ Tổ quốc’’, “phục vụ cách mạng’’, “phục vụ nhân dân’’,’’ chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa’’. Những câu từ rất ngắn gọn nhưng xúc tích trong bản Di chúc đã chứng minh cho cuộc đời của Bác luôn chiến đấu cho hạnh phúc chung của toàn dân mà ở đó cái riêng của Bác hòa trong cái chung của dân tộc Việt Nam.

alt text
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Nhà 54, năm 1957. Hồ Chủ tịch ở và làm việc tại Nhà 54 từ tháng 12/1954 đến tháng 5/1958. (Ảnh: tuyengiao.vn).

Những giá trị cốt lõi mà bản Di chúc đã đem đến cho Đảng ta về công tác lý luận

Giá trị văn kiện của một nhà chính trị lớn: Lãnh tụ cao nhất của Đảng và dân tộc, người đã sáng tạo ra thời đại mới, “thời đại Hồ Chí Minh”, thời đại của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam; vừa là tác phẩm nghệ thuật tầm cỡ của một nhà văn hoá lớn. Đây là văn kiện phản ánh thống nhất, cô đọng nhất về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phẩm chất đạo đức sáng ngời, suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân của người chiến sĩ cộng sản kiệt xuất; thể hiện mong muốn cuối cùng của Người-Một nhà chính trị lớn, là người chiến sĩ Cách mạng chiến đấu không mệt mỏi để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và là vị Lãnh tụ Cộng sản xuất sắc, nhân hậu, được nhiều người, nhiều dân tộc ngưỡng mộ, tôn vinh.

Giá trị đạo đức cách mạng: Đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh rất sâu sắc, toàn diện và mang tính thiết thực. Tùy vào mỗi giai đoạn lịch sử, tùy theo yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp cách mạng, những tiêu chí của đạo đức được bổ sung thêm nhưng nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng không thay đổi. Trải qua hơn nửa thế kỷ quyết tâm thực hiện theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vững vàng lãnh đạo đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong giai đoạn này, vai trò đạo đức của người đảng viên giữ vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi đảng viên cần phải kịp thời rút ra những bài học thực tế cho riêng bản thân, không ngừng tu dưỡng đạo đức người đảng viên bằng những hành động cụ thể trong đời sống hằng ngày, khi thực thi nhiệm vụ trong lao động.

Giá trị về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam: Di chúc phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: đổi mới là một tất yếu để phát triển; đổi mới là một cuộc đấu tranh lâu dài, một quá trình xây dựng gian khổ, “là một công việc cực kỳ to lớn, nặng nề và phức tạp”, là “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã lạc hậu để tạo ra những cái mới mẻ… Người yêu cầu Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

alt text
Di chúc phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. (Ảnh tư liệu).

Di chúc là điểm kết tinh tư tưởng của Bác về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam. Đó là mối quan hệ giữa công bằng và tiến bộ xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá trong xây dựng xã hội mới, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại, động lực lợi ích và chăm lo chu đáo tới cuộc sống con người, tư tưởng trọng dân, coi dân là gốc, là chủ thể của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

Di chúc như một kế hoạch đề ra chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân về sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh với những chỉ dẫn về quản lý xã hội như: Đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp hoàn cảnh mới; khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế để xây dựng đất nước ta to đẹp hơn và đàng hoàng hơn.    

Giá trị về sự đoàn kết và thống nhất: “Đoàn kết và kỷ luật làm cho bộ đội mạnh, đoàn thể mạnh”. Đoàn kết là cội nguồn của thành công: 

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. 

Thành công, thành công, đại thành công”. (Hồ Chí Minh)

Đây là kết quả tất yếu của việc thực hiện tốt hai nguyên tắc trên. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Muốn đoàn kết phải giữ gìn kỷ luật của Đảng. Mỗi đảng viên phải tuyệt đối tuân theo kỷ luật của Đảng, có như vậy Đảng mới thành một Đảng đoàn kết chặt chẽ, ý chí thống nhất, hành động nhất trí, mạnh mẽ để lãnh đạo nhân dân đến thắng lợi.

Giá trị thống nhất, liên kết giữa Cách mạng Việt Nam với Cách mạng thế giới: Fidel Castro đã viết: “Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt. Di chúc của Bác là sự tổng kết sâu sắc, toàn diện tình hình thế giới, cách mạng Việt Nam, từ đó chỉ ra những vấn đề chiến lược quan trọng cần thực hiện của Đảng ta, nhân dân ta cả hiện tại và trong tương lai. Tình hình thế giới, nhất là phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế dù đang phát triển, lớn mạnh có ảnh hưởng thuận lợi tới các quốc gia dân tộc đang đấu tranh cho độc lập tự do và hòa bình cho Tổ quốc mình, trong đó có cách mạng Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước XHCN anh em và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại. Tuy nhiên trong nội tại của mình, phong trào cộng sản, công nhân quốc tế cũng đã bắt đầu xuất hiện sự rạn nứt, bất đồng, khoảng cách ngày càng sâu sắc, nhất là vấn đề tư tưởng, đường lối cách mạng, chủ nghĩa cơ hội, xét lại, vai trò của Liên Xô, Trung Quốc trong hệ thống XHCN… đã ảnh hưởng rất lớn đến cách mạng và phong trào cộng sản quốc tế, cũng như các quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. Người đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin: Giành độc lập để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Người đã tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người, đã giải quyết đúng đắn vấn đề “làm thế nào để giải quyết các dân tộc thuộc địa”, Bác đã hoạt động không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, xác định đúng đắn con đường cứu nước cho dân tộc đến việc xác định được một con đường, một hướng đi và một phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệu người bị áp bức trong thuộc địa lạc hậu đói nghèo.

Báo “Quyền lợi đỏ” của Tiệp Khắc vào ngày 9/9/1969 đã có bài viết về bản Di chúc lịch sử của Người, trong đó nhấn mạnh: “Bác Hồ cùng với bản Di chúc của Người là thuộc về tất cả phong trào cộng sản, công nhân và cách mạng trên thế giới. Người được liệt vào những bậc mà thân thế và sự nghiệp đã vượt ra ngoài phạm vi biên giới của Tổ quốc mình”.

Các giá trị cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy khí phách, tinh thần lạc quan cách mạng của bậc vĩ nhân như Jean Lacourture đã nhận xét: “Văn phong kỳ lạ rõ ràng là thế! Người ta không thấy có giọng văn này ở cả Stalin, Churchill hay De Gaulle, còn văn Cụ Hồ thì vươn tới tiếng nói của lịch sử”. 

Như Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: “Mỗi bước đi của nhân dân ta và của Đảng ta đều gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chủ tịch. Toàn bộ hoạt động của Người cùng với sự nghiệp của nhân dân ta và của Đảng ta là một thiên anh hùng ca bất diệt của cách mạng Việt Nam”.

Như nhà sử học Helen Tourmel đã viết: “Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người đều thấy biểu hiện của nhân vật cao quý nhât, bình dị nhất và được kính yêu nhất trong gia đình mình… Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp giữa đạo đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Karl Marx, thiên tài cách mạng của Lenin và tình cảm của một người chủ gia tộc”.

Tất cả các giá trị trên sự kết tinh tinh thần tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp suốt đời phấn đấu hi sinh vì nước vì dân; vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi; là những lời căn dặn thiết tha; là sức mạnh thôi thúc toàn dân tộc hành động trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặc biệt là trong tình hình mới.

alt text
Di chúc là điểm kết tinh tư tưởng của Bác về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam. (Ảnh tư liệu).

Ý nghĩa lịch sử Di chúc của người đối với nhân dân ta    

Như nhà sử học Helen Tourmel đã viết: “Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người đều thấy biểu hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được kính yêu nhất trong gia đình mình… Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp giữa đạo đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Karl Mark, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc”.

Ý nghĩa Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang hàm ý chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả, sâu sắc nhưng cũng rất bình dị với đời sống hằng ngày của một nhà cách mạng, nhà văn hóa lỗi lạc; vừa mang tính triết lý truyền thống đồng thời cũng chỉ ra con đường tương lai; vừa là cảm nghĩ của một vĩ nhân nhưng cũng là sự đúc kết các quy luật của tự nhiên, xã hội, con người một cách mộc mạc trầm lắng, mang tính triết học sâu sắc.

 Jean Lacourture đã nhận xét: “Văn phong kỳ lạ rõ ràng là thế! Người ta không thấy có giọng văn này ở cả Stalin, Churchill hay De Gaulle, còn văn Cụ Hồ thì vươn tới tiếng nói của lịch sử”. Đã hơn 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, nhưng ý nghĩa của Di chúc của Người vẫn còn nguyên giá trị lý luận của một trí tuệ thông tạo, và lòng tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào sức mạnh đoàn kết cuả toàn dân tộc, một tấm gương đạo đức ngời sáng và tình đoàn kết quốc tế nồng nhiệt, chân thành. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi soi rọi con đường chân lý không chỉ cho nhân dân ta, mà còn cho tất cả những dân tộc trên thế giới đang đấu tranh cho tự do, độc lập, hòa bình, công lý và hạnh phúc của loài người”.

Nhà báo người Mỹ Harrison S. Salisbury sau khi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1967, đã viết: “Cụ sống giản dị và khắc khổ tại căn buồng phụ nhỏ và đơn sơ sau dinh toàn quyền cũ ở Hà Nội, rất lịch thiệp khi uống trà với khách, tặng một bông hồng đối với khách nữ, nói một câu đùa hài hước đối với khách nam”.

Tổng công ty HKVN với việc nâng cao việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và việc thực hiện di chúc của Người

Toàn đảng viên Đảng Bộ Của Đoàn tiếp viên nói riêng và của Tổng công ty hàng không Việt Nam nói chung luôn không ngừng học tập tấm gương của người và nguyện thực hiện di chúc của chủ tịch Hồ chí Minh trong cuộc sống và trong công việc, trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo cho thế hệ trẻ. Toàn thể các cán bộ, đảng viên, phi công, tiếp viên hàng không…cùng chung tay xây dựng hãng hàng không quốc gia Việt Nam trở thành một thương hiệu quốc gia uy tín trên thị trường hàng không quốc tế. Với những kết quả đã đạt được, Vietnam Airlines tự hào là đại sứ thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực vận tải hàng không, góp phần quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Tổng công ty hàng không Việt Nam (TCT HKVN) luôn nỗ lực hết mình đồng hành cùng Chính phủ và cộng đồng kể từ khi dịch bùng phát trong việc đẩy lùi dịch Covid-19. Bên cạnh các chuyến bay đưa công dân hồi hương về nước, trong những ngày đầu dịch bệnh, Vietnam Airlines còn tổ chức các chuyến bay vào tâm dịch như Vũ Hán hay Guinea Xích đạo. Đặc biệt, trong các tháng 6,7,8/2021, với làn sóng lây lan dịch bệnh chủng Delta, TCT HKVN đã “thần tốc” phối hợp đưa hàng nghìn bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện đến các vùng dịch. Ngoài ra, hàng chục tấn hàng y tế đã được Hãng hàng không quốc gia Việt Nam vận chuyển miễn cước vào phía Nam, như vaccine Covid-19, máy lọc máu, bộ kit xét nghiệm, đồ bảo hộ, khẩu trang để phục vụ cho cả nước chống dịch.

Những đóng góp không mệt mỏi của TCT HKVN trong thời gian qua đã được cộng đồng trong, ngoài nước ghi nhận với nhiều giải thưởng đáng chú ý như: Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam theo khảo sát của Campaign Asia-Pacific, Top doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam do VNR500 bình chọn, dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu tại Việt Nam do tập đoàn phân tích dữ liệu YouGov của Anh công bố… Đáng chú ý, mới đây Vietnam Airlines đã trở thành hãng bay đầu tiên ở Việt Nam và thứ 9 trên thế giới được tổ chức đánh giá hàng không uy tín thế giới Skytrax xếp hạng 5 sao (mức cao nhất) về an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Đến thời điểm hiện tại, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam có thể giữ vững hoạt động SXKD như hiện nay là một thể hiện rõ ràng cho những cố gắng không ngừng nghỉ. Các chuyến bay trở hàng đang diễn ra mạnh mẽ, Tổng công ty hàng không Việt Nam đã chỉ đạo các công ty thành viên chủ động đưa ra nhiều giải pháp tự thân để tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thiệt hại, luôn tìm kiếm và tận dụng những cơ hội dù là nhỏ nhất để gia tăng doanh thu, vượt qua đại dịch. Đặc biệt là các chuyến bay đến Hoa Kỳ đã thành công tốt đẹp. Đó là những khởi đầu rất hoàn hảo cho những dự định tương lai nối tiếp để chúng ta sớm được cấp phép cho những chuyến bay thường lệ đến nhiều thành phố của Hoa kỳ. Đó là những sự cố gắng hết mình để sẵn sàng đón nhận một thế giới rộng mở kỳ diệu và nhân văn.

Để thực hiện mục tiêu nâng tầm dịch vụ cũng như hiện thực hoá chủ trương của lãnh đạo của tổng công ty Hàng không Việt Nam hướng đến hãng hàng không 5 sao, Đoàn Tiếp Viên đã chủ động xây dựng và thực hiện cam kết nâng tầm dịch vụ với buổi lễ ký “5 cam kết dịch vụ của đội ngũ tiếp viên VNA”. Để mỗi tiếp viên hàng không là đại sứ hình ảnh và là những người đại diện cho Hãng hàng không Quốc gia, những người tiếp xúc gần gũi nhất với khách hàng, là những nhân tố quan trọng trong việc tạo nên sự khác biệt  đưa đến “dịch vụ đáng ngạc nhiên” trên cơ sở đảm bảo ổn định chất lượng dịch vụ như mong đợi của hành khách. 

alt text
Mỗi chuyến binh “Bông sen vàng” là một pháo đài chống dịch. (Ảnh: VNA).

Những ngày gần đây, chúng ta được đọc và học bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được công bố trong toàn Đảng với tiêu đề: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (16-5-2021).

Bài viết của Tổng Bí thư công bố trong thời điểm lịch sử khi toàn Đảng vừa tiến hành đại Hội XIII tốt đẹp, trước thềm bầu cử đại biểu quốc hội khoá XV và đất nước chúng ta kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2021), đồng thời kỷ niệm 110 năm Ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (1911-2021) và 80 năm Bác trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941-2021). 

Có thể nói, từ những sự kiện quan trọng và ý nghĩa đó, Tổng Bí thư đã khẳng định, nhân dân ta đang đi trên con đường đúng mà Đảng và Bác đã lựa chọn từ những năm 1930 của thế kỷ trước. Vấn đề về nhận thức chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vừa phải dựa chắc vào lý luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc thực hiện di chúc của người cũng như nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay càng có giá tri đối với toàn Đảng bộ TCT HKVN. Đó là một chủ đề sinh hoạt chính trị sâu rộng mà trước hết mỗi đảng viên, chi bộ, đảng bộ xem đó là chặng đường lâu dài, và là quá trình rất khó khăn phức tạp đòi hỏi mỗi chúng ta vừa phải làm, vừa phải tổng kết lý luận và thực tiễn.

alt text
Tổng Bí thư đã khẳng định, nhân dân ta đang đi trên con đường đúng mà Đảng và Bác đã lựa chọn từ những năm 1930 của thế kỷ trước. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Đảng bộ ĐTV luôn quan tâm đến việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mặc dù người đã đi xa nhưng luôn để lại trong mỗi mỗi tiếp viên và nhân viên VNA những bài học vô cùng quý giá về tư tưởng, đạo đức và phong cách cánh của người, bằng những việc làm hàng ngày cụ thể như tái độ tận tâm tận lực, chăm sóc khách hàng chu đáo từ những đối tượng là hạng Thương gia cho đến các đối tượng khách hàng là những khách hạng phổ thông và những khách hàng có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc đi lại như người gì cả, người ốm đau bệnh tật, người khiếm thính, khiếm thị…

Tiếp viên chúng tôi luôn hướng tới chất lượng phục vụ hoàn hảo, duy trì chất lượng phục vụ 4 sao hướng tới 5 sao và nỗ lực cùng với VNA hướng tới chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn hảo luôn làm hài lòng khách hàng, mục tiêu của Tiếp viên và VNA là hướng tới là Doanh nghiệp Hàng không số 1 tại Việt Nam; là lực lượng vận tải chủ lực của Việt Nam hãng Hàng không hàng đầu Châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn cung cấp chất lượng dịch vụ ngày càng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng… Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu trên Tập thể Đảng bộ ĐTV cùng đồng hành sát cánh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Lãnh đạo TCT HKVN luôn học tập và làm theo Bác nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhà nước giao…

‘’Tôi viết bài thơ cho các con

Mai sau được thấy Bác như còn

 Phơ phơ tóc bạc, chòm râu mát

      Đôi dép mòn đi, in dấu son’’. (thơ Tố Hữu).

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.