Phần I. Cơ sở lý luận ( Kiến trúc thượng tầng)
1. Bối cảnh ra đời “Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 “Là nền tảng lý luận ban đầu về văn hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đất nước Việt Nam rất giàu và đẹp, con người Việt nam rất trân quý những gì thuộc về văn hóa tinh thần để xây dựng nền văn hóa cho riêng mình đậm đà bản sắc dân tộc, thông qua đoạn thơ trong bài Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh đã viết vào tháng 6/1956 khi tác giả tập kết ra Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? …”
Và chúng ta cùng ngược dòng thời gian để trở về với bối cảnh lịch sử ra đời của đề cương văn hóa Việt Nam 1943. Một bước tiền đề, một văn kiện quan trọng để đảng ta xây dựng và phát triển về mặt lý luận nền văn hóa Việt Nam tiến tiến và đậm đà bản sắc dân tộc như hiện nay. Từ đó thông qua các kỳ đại hội đảng chúng ta càng bổ sung và hoàn thiện các văn kiện liên quan đến việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới và xu hướng thời đại.
Vào thời điểm những năm 40 của thế kỷ 20, chiến tranh thế giới thứ hai đang lan rộng và ngày càng ác liệt ở Đông Dương và trên toàn thế giới. Ở Việt Nam thực dân Pháp đầu hàng phát xít Nhật để duy trì sự thống trị thực dân của mình. Còn phát xít Nhật không nghừng các chính sách xâm lược Việt Nam trên mọi phương diện chính trị quân sự kinh tế và văn hóa.
Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa thực dân Pháp và phát xít Nhật đưa vào Việt Nam nhiều chủ thuyết phản cách mạng như: chủ nghĩa phục cổ, chủ nghĩa đại Đông Á, thuyết Âu hoá.và nhiều các chủ nghĩa làm suy yếu lòng yêu nước và lãng quên cội nguồn…
Về kinh tế xã hội, nhân dân Việt Nam sống trong sự rên xiết gông còng dưới ách bóc lột áp bức tàn bạo, phải nhổ lúa để trồng đay gây ra cái chết của hơn 2 triệu đồng bào, chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học, tô thuế nặng nề trên mỗi người dân Việt v.v., nhân dân ta một cổ hai tròng của thực dân, phát xít Nhật và triều đình nửa phong kiến.
Văn hóa Việt Nam lúc này thực sự bế tắc mất phương hướng. Phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng đang đứng trước những thách thức và vận hội mới. Trên cơ sở phân tích sâu sắc bối cảnh trong nước và quốc tế, đảng Cộng sản Đông Dương và chủ tịch Hồ Chí Minh .Tháng 2 .1943, cách đây hơn 80 năm, giữa lúc tình thế và thời cơ cách mạng giải phóng dân tộc bằng chín mùi.
Phong trào cách mạng và khí thế đấu tranh của quần chúng nâng cao, nhất là có sự cổ vũ và thúc đẩy hội nghị trung ương 8 tháng 5/1941. Hội nghị quyết định chuyển hướng giải phóng dân tộc lên hàng đầu do lãnh tụ Nguyễn ái quốc chủ trì, mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh( Việt Minh)Được thành lập để quy tụ sức mạnh Đoàn kết dân tộc vào nhiệm vụ cứu quốc.
Đồng chí Trường Chinh, tổng bí thư của đảng trực tiếp khởi thảo bản đề cương văn hóa Việt Nam. Văn kiện lịch sử này mang tầm vóc của một cương lĩnh của đảng về văn hóa. Đó là văn hóa của thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, đặt nền tảng xây dựng nền văn hóa mới dân chủ và cách mạng, đồng thời soi sáng về xu thế và triển vọng phát triển của nền văn hóa tương lai xã hội chủ nghĩa sau này.
Đề cương văn hóa Việt Nam được thảo luận và thông qua tại hội nghị ban thường vụ trung ương đảng tại một địa điểm an toàn khu của cách mạng (làng Võng La huyện Đông Anh từ 25/2 đến ngày 28.2.1943).
2. “Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943” là một bản cáo trạng về tội ác của thực dân và phong kiến tay sai hòng trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam-Một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp sau này là phát xít Nhật luôn tìm cách thực hiện âm mưu làm suy yếu văn hóa dân tộc, hủy diệt giống nòi ta, hòng đặt ách cai trị lâu dài ở Việt Nam. Chúng tìm cách hủy hoại văn hóa dân tộc ta.
Với cách lập luận, ngắn gọn nhưng đanh thép bản Đề cương đã tố cáo âm mưu thủ đoạn thâm độc của các thế lực ngoại xâm, giác ngộ quần chúng nhân dân nhận phân biệt rõ bộ mặt giả dối của chúng, từ đó thức tỉnh nhân dân đi theo ngọn cờ của đảng. Tham gia cách mạng đấu tranh lật đổ chế độ thuộc địa, giành chính quyền về tay nhân dân, bảo đảm được sự trường tồn và phát triển của nền văn hóa dân tộc do chúng ta xây dựng.
Trong không khí sôi sục của cách mạng, giữa dòng sự kiện và những diễn biến phức tạp của tình hình.Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí tổng bí thư Trường Chinh đã sớm nhận thấy vai trò tác động văn hóa, chính là định hướng phát triển của cách mạng mang tính văn hóa trong nhân dân, đó là tư tưởng lớn thuộc về tầm nhìn chiến lược.
Tác dụng của đề cương văn hóa Việt Nam đã được chứng thực từ thực tiễn và thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 của việc xây dựng đất nước, của đường lối và phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc cũng như qua các chặng đường lịch sử sau này trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc gắn liền với sức mạnh nội sinh của văn hóa, của lòng yêu nước, sức sáng tạo, dũng cảm và hy sinh của con người Việt Nam và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Luận điểm triết học về văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh “văn hóa soi đường cho quốc dân đi.”mãi mãi còn giá trị khi khẳng định văn hóa là mục tiêu, động lực của phát triển con người là chủ thể sáng tạo văn hóa và sáng tạo lịch sử mà ở đó giá trị văn hóa gồm: chân, thiện, mỹ thì con người là giá trị cao nhất-giá trị của mọi giá trị. Sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người có thể xem đó là chính là chính động lực của văn hóa, lan tỏa những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
3. Nội dung và bố cục và các nguyên tắc vận động và ý nghĩa của “Bản đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943”.
Đề cương đã xác định ba nguyên tắc vận động cuộc vận động văn hóa nước Việt Nam là:
- Dân tộc Hoá mang hàm ý là (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến văn hóa Việt Nam phát triển độc lập)
- Đại chúng hóa mang ý nghĩa là (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc rời xa đông đảo quần chúng)
- Khoa học hoá tức là (chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trải khoa học phản tiến bộ.) Nhìn lại chặng đường hơn 80 năm qua, chúng ta càng thấy rõ con đường phát triển của văn hóa Việt Nam là đúng đắn và ưu việt. Văn hóa luôn được Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định là một mặt trận: “Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Văn hóa được thấm nhuần, kết tinh trong những chủ trương, đường lối của Đảng, được kiểm chứng bằng những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Khi nghiên cứu về triết học mácxít thì đó là một hệ thống lý luận nhân đạo chủ nghĩa về con người, là cơ sở cho mọi hoạt động sáng tạo tự do và phát huy tính tích cực xã hội của con người. Nó mang tính cách mạng sâu sắc, tính khoa học nghiêm túc và sự sáng tạo không ngừng nghỉ.Chính vì vậy đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước, triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pắc Bó – Cao Bằng từ ngày 10 đến 19-5-1941.
Nghị quyết trung ương 8 trong khi giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đã đề cập về vấn đề dân tộc và Văn hóa của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển, tồn tại và bảo đảm. Sự độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và tôn trọng. Quan điểm khoa học và chính trị sáng suốt đó chính là sự thấm nhuần triết học Mác- Lênin về quyền tự quyết dân tộc bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong đặc tính dân tộc đại chúng khoa học và cách mạng đảng xây dựng.
Các nguyên tắc vận động “Dân tộc -đại chúng và khoa học” Đây là ba đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam, từ đó xác lập ba tắc cốt lõi xây dựng nền văn hóa Việt Nam-một nền văn hóa mới do cách mạng sinh thành:
Ba đặc tính cơ bản này đều là những giá trị định hướng, đều suất phát và quy tụ vào chủ đề văn hóa từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc. Đó là con người Việt Nam, nhân dân và dân tộc Việt Nam.
Các đặc tính trên đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, tổ quốc của nhân dân, khẳng định vai trò nhân dân như chủ thể sáng tạo văn hóa, cảm thụ và tiêu dùng các giá trị văn hóa của chính mình tạo ra, văn hóa phải đi vào cuộc sống đại đa số quần chúng nhân dân, quyền chủ quyền của người dân, xây dựng văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần.
Để nhân dân trong từng quốc gia có thể sở hữu văn hoá thì đảng cách mạng phải làm cho nhân dân có độc lập tự do, người dân là chủ và giai cấp nô lệ phải được xóa bỏ. Có thể nói đạo đức là cốt lõi của văn hóa, lòng vị tha nhân ái và khoan dung. Phẩm chất yêu nước thương nòi của con người Việt Nam đã làm cho tính dân tộc và khuynh hướng dân tộc hóa của văn hóa Việt Nam trở nên tích cực và tốt đẹp.
Đại chúng hóa phải dựa trên cơ sở khoa học, và lấy hồn cốt và cốt cách, sinh khí và bản sắc từ dân tộc hoá với truyền thống dân tộc, bản sắc dân tộc để khẳng định được tinh thần dân tộc, ý thức và bản lĩnh của dân tộc.
Trong hành trình văn hóa mà con người đã hoạt động và sắp đặt như một lựa chọn của giá trị, con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại đã chọn dòng trong chứ không chọn dòng đục. Tinh thần dân tộc và tâm hồn dân tộc chói sáng và lòng yêu nước , chủ nghĩa anh hùng cách mạng có từ truyền thống dựng nước, giữ nước Việt Nam, đó là sức sống bất diệt của dân tộc và văn hóa dân tộc Việt Nam.
Như một quy luật phát triển của thời đại và sự vận động của xã hội thì bản chất đời sống xã hội và thực tiễn lịch sử luôn luôn vận động và biến đổi. Các khái niệm như dân tộc, khoa học, đại chúng từng là ba phương châm lớn của đề cương.
Sau 80 năm cũng đương nhiên mang theo nhiều nội hàm mới, ý nghĩa mới, giá trị mới. Các khái niệm quen thuộc giờ sẽ được tăng thêm những luồng không khí mới từ thế giới hội nhập, từ thời đại 4.0, từ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để tạo nên sức sống mới và đã tạo đà phát triển mới. Đó là quá trình tự làm mới, tự nâng tầm của đề cương. Nên trên tinh thần đó vận dụng gắn kết, lồng ghép quán triệt các tư tưởng của đề cương với một nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta đang tiến hành hiện nay được đặt ra như một yêu cầu khách quan.
4. Hiểu về “Đề cương văn hóa Việt Nam 1943’” một như một bản thiết kế chính luận chính trị được phát triển từ tư tưởng lý luận văn hóa kết hợp từ truyền thống và vừa mang tính hiện đại,đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam”
Một trong những luận điểm của Hồ Chí Minh về lịch sử văn hóa dân tộc chính là Chính Trị mà chúng ta kế thừa và vận dụng, phát triển: chính trị nghĩ rộng cũng là văn hóa, văn hóa nghĩ sâu cũng là chính trị nên tất yếu phải xây dựng văn hóa chính trị.
Bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa là hiện thân của văn hóa chính trị, ứng xử chính trị bằng sự tinh tế của mình Bác đã nêu gương thực hành cho tất cả chúng ta nhất là trong đội ngũ cán bộ đảng viên công chức.
Tại hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện nghị quyết 13 của đảng được tổ chức tại Hà Nội năm 2021. Cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:”văn hóa là một phạm trù rất rộng, có thể hiểu được dưới nhiều góc độ khác với nhiều cách tiếp cận khác nhau…. nhưng chung quy có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Nghĩa rộng: thì văn hóa là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Nghĩa hẹp: thì văn hóa là những hoạt động tinh thần của xã hội, gồm có những lĩnh vực: giáo dục khoa học, văn học, nghệ thuật đạo đức. .. văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi nói đến văn hóa là nói đến những gì tinh hoa, tinh túy nhất, vật chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái nhân nghĩa, nhân tình và tiến bộ.”
Thời gian càng lùi xa thấm thoát hơn 80 năm thì giá trị, ý nghĩa và sức sống của để cung văn hóa Việt Nam năm1943 càng được tỏa sáng, nó vẫn còn mãi trong hành trình xây dựng, kiến tạo văn hóa mới con người mới trong thời đại mới ở Việt Nam-thời đại Hồ Chí Minh-thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay đó là định hướng xã hội chủ nghĩa là khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc Để dân tộc cường thịnh, trường tồn mà Đảng ta đã nói rõ trong văn kiện đại hội XIII. Bằng cách nào đó sâu xa nhất, tốt nhất để nuôi dưỡng tinh thần và khát vọng cống hiến đó để biến khát vọng phát triển thành hiện thực sinh động, sống động cuộc sự phát triển làm cho đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Để có thể làm được việc này, chỉ có thể là khai thác, tận dụng sức mạnh nội sinh, nguồn lực nội sinh từ văn hóa, từ con người Việt Nam. Đó cũng là ý nghĩa hiện thời và tương lai của bản để cương văn hóa Việt Nam năm 1943.
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tiến trình Đổi mới hội nhập quốc tế -những nhận thức,luận điểm mới của đảng ta: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo phát triển nền văn hóa nước nhà.
Người quan niệm văn hóa có sức mạnh nội sinh tức là sửa xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, văn hóa tạo sức mạnh để chiến thắng tàn bạo.Ngày 20.3.1946 người công bố tác phẩm” ĐỜI SỐNG MỚI. Người viết : “trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc, thực hành đời sống mới là một điều cần kíp trong công việc cứu quốc và kiến quốc”Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, từ hoạt động thực tiễn đúc kết thành lý luận, lý luận chính mình thông qua thực tiễn phát triển của xã hội. ‘’
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng Trung ương (khóa VIII) tháng 7 năm 1998, đã ra Nghị quyết chuyên đề về: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, xác định những quan điểm cơ bản: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là tư tưởng tiến bộ và nhân văn, phù hợp với thực tiễn của cộng đồng 54 dân tộc đang sinh sống ở Việt Nam và xu thế chung của cộng đồng quốc tế đang hướng tới xây dựng một công ước quốc tế về đa dạng văn hóa hiện nay.
Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Quan điểm chỉ rõ về cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa hiện nay đang diễn ra hết sức nóng bỏng, quyết liệt, phức tạp. Văn hóa là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và khác với các hoạt động kinh tế nhưng có tính bổ trợ rất cao trong việc thúc đẩy kinh tế và phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia.
Có thể nói: Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, cùng với di sản tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đảng ta vận dụng và phát triển sáng tạo trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, qua gần 40 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà đảng và nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về văn hóa và con người, những lý luận mang tầm tư duy thời đại.
Trước hết, đó là xác định tính chất bản chất của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa tiên tiến, nội dung xã hội chủ nghĩa đã thể hiện tinh thần thời đại bằng hình thức dân tộc, giữ gìn và phát huy truyền thống các giá trị tinh hoa, giá trị văn hóa truyền thống lịch sử kết hợp với giá trị của thời đại, của thế giới.
Đảng ta đã đã ý thức về tầm quan trọng để xây dựng văn hóa con người Việt Nam với các đặc trưng dân tộc ,nhân văn ,dân chủ và khoa học luôn nhấn vào giá trị nổi bật của dân tộc Việt Nam lòng yêu nước, đoàn kết dân chủ và đồng thuận để xây dựng phẩm chất nhân cách con người xứng tầm với chủ đề xây dựng và phát triển văn hóa. Đó cũng chính là làm sáng tỏ tiềm năng, tiềm lực và thực lực của Việt Nam trong phát triển các luận điểm liên quan mật thiết với văn hóa, với hội nhập.
5. Đảng ta đặc biệt chú trọng tới nền tảng tư tưởng, ý thức hệ tiên tiến của thời đại để đảng thực sự trong sạch vững mạnh là vô cùng quan trọng và có tính quyết định. Nên đảng ta luôn phải gắn liền xây dựng với chỉnh đốn đảng toàn diện về chính trị tư tưởng đạo đức tổ chức. Tập trung xây dựng đảng về văn hóa để mạnh giáo dục đạo đức, phẩm giá, lương tâm, danh dự và lối sống nhất là trong đội ngũ của lãnh đạo
Một vấn đề thiết thực, cốt yếu là giữ gìn bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập, xử lý mối quan hệ giữa thời cơ và thách thức trong phát triển, thông qua hội nhập, do đó trong hội nghị văn hóa toàn quốc 11/2021 đảng ta nêu ra thông điệp: văn hóa còn thì dân tộc còn. Đó chính là quan điểm định hướng và phát triển văn hóa của đảng ta trong đổi mới và hội nhập.
Có thể nói, qua thực tiễn cách mạng, qua thực tiễn đổi mới xây dựng và bảo vệ đất nước đảng ta đã không ngừng tìm tòi và tổng kết, phát triển lý luận đặc biệt là lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong lý luận nền tảng của lý luận về văn hóa dựa trên quan điểm phương pháp khoa học.
Từ đề cương văn hóa Việt Nam 1943, chủ nghĩa mác Lênin về vấn đề văn hóa Việt Nam của tổng bí thư Trường Chinh, tư tưởng phong cách đạo đức Hồ Chí Minh đã nâng công tác lý luận lên một tầm cao mới để phát triển và xây dựng đất nước.Đề cương văn hóa Việt Nam với tên gọi Đề Cương đã phác thảo một số luận điểm ,luận cứ hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam khi còn non trẻ trong điều kiện hoạt động bí mật. Thể hiện sự xúc tích, cổ động của với cách thể hiện định hướng phát triển xuyên thời gian.
Đề cương văn hóa Việt Nam chính là cương lĩnh đầu tiên của đảng về văn hóa, tìm nguồn chính thức về văn hóa trên diễn đàn tư tưởng dân tộc, thể hiện lý tưởng cách mạng
chân chính của đảng, khát vọng xây dựng phát triển nền văn hóa cách mạng cho dân tộc ta theo ba nguyên tắc của cuộc vận động lớn là: “dân tộc hóa” “đại chúng hóa” và “khoa học hóa” chính là trụ cột của Liên Văn Hoá( là sự xuyên thấm, tương tác, đối thoại lẫn nhau giữa các nền văn hóa, chú ý tới sự phân tích, chọn lựa, hiệu quả giao tiếp, tiếp thu những tri thức mới để tạo ra các giá trị văn hóa mới – kết quả của sự giao thoa văn hóa).
Có thể hiểu liên văn hóa cũng cấu trúc nền móng vững chắc là văn hóa dân tộc với tư tưởng, tâm hồn, trí tuệ được trổ nhiều cửa xổ để đón cậu luôn gió văn hóa bốn phương, có nhiều cửa chính để đón độc giả từ khắp nơi ghé thăm, chiêm ngưỡng.
Cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bài nói tại hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện nghị quyết đại hội XIII của đảng(24.11.2021): ” Đứng trước thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thực sự là nền tảng tinh thần, động lực phát triển soi đường cho quốc dân đi, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đường nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21.”
Nước ta có hàng ngàn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biến đổi, thằng trầm do thiên nhiên tạo con người tạo ra, đã tích lũy và phát huy được nhiều giá trị bản sắc riêng của văn hóa dân tộc làm nên hồn cốt của dân tộc, đồng thời tiếp thu cả góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại.
Đó chính là sự khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòa bình, tinh thần đoàn kết, khoan dung với văn hóa của con người Việt Nam. Theo tinh thần của nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ 13 của đảng và và các văn kiện trước đó thì nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực con người và hệ giá trị gia đình Việt NamViệt Nam.
Được đảng ta rất quan tâm. Để làm tốt được việc này thì việc nghiên cứu quán triệt các phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng theo tinh thần của đề cương văn hóa Việt Nam với yêu cầu mới nội dung mới điện mới sẽ mang lại những kết quả tích cực đối với nhiệm vụ xây dựng các hệ giá trị.
Như vậy hệ giá trị mới mang được hơi thở sức sống của đề cương. Còn Đề cương thì nhờ đó mà được làm mới, thêm giá trị và ý nghĩa để ngày càng phù hợp với xu thế mới, với thực tiễn lịch sử mới. Nhìn lại quá trình thực hiện các quan điểm lớn, các tư tưởng lớn của đề cương của văn hóa Việt Nam cảm thấy rõ hơn tầm nhìn chiến lược của đảng về văn hóa,
nhất là trong buổi cảnh hiện nay, khi các nguy cơ về văn hóa đã được cảnh báo từ để Cương vẫn đang hiện hữu dưới hình thức khác nhau, mức độ khác nhau gây cản trở bước tiến về văn hóa điều đó đòi hỏi phải có tầm tư duy chiến lược đối với cán bộ đảng viên trên mặt trận này.
Phần II : Liên hệ thực tiễn sinh động của Vietnam Airlines( Cơ sở hạ tầng)
Với khẩu hiệu ‘’ Mục tiêu lớn, quyết tâm cao , hành động mạnh mẽ ‘’hãng hàng không quốc gia Viêt Nam- Vietnamairlines của chúng ta , dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ủy Tổng Công ty Hàng không việt Nam phát triển để nâng tầm dịch vụ trong nền kinh tế trải nghiệm,là điểm ‘’ Chạm’’ trong việc xây dựng Tư duy văn hóa dịch vụ hàng không của Vietnam Airlines.
1.Liên hệ cấp Tổng Công ty và Đoàn Tiếp Viên Vietnamairlines về tìm hiểu các văn kiện của đảng và phát triển Văn hóa Việt Nam trong doanh nghiệp:
Để trở thành một hãng hàng không mang tầm vóc quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam – một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu mạnh được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines – một tập đoàn hàng không có trách nhiệm đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á cùng với mạng bay khắp các châu lục đã và đang tạo đà cho sự cất cánh của đất nước vào trong tiến trình hội nhập sâu rộng hợp tác kinh tế quốc tế.
Cách đây hơn 20 năm( 20.10.2002) sự kiện nhận diện thương hiệu với biểu tượng của VNA là hình ảnh cách điệu được lấy cảm hứng từ hoa sen – một trongnhững hình ảnh đặc trưng của đất nước Việt Nam. Từ xưa trong tâm trí của người Việt Nam đến nay, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang, thuần khiết, và luôn giữ một vai trò quantrọng trong nền di sản văn hóa của đất nước.
Biểu tượng Bông sen vàng của VNA được giới thiệu lần đầu vào năm 2002 và đã đạt được những thành công đáng kể cũng như được ghi nhận trên toàn thế giới. VNA đã trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận hai loại máy bay thế hệ mới hiện đại là Airbus A350-900 và Boeing 787 đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới với trang phục của tiếp viên với tà áo dài mang tính truyền thống rất cao, giữ được bản sắc vốn có của trang phục Việt Nam.
Với niềm vui cùng VNA đã có một cán bộ hưu trí đã sáng tác bài thơ “Tự hào 30 năm Vietnam Airlines” dành tặng con gái cùng toàn thể CBNV nhân dịp kỷ niệm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tròn 30 tuổi (1993-2023) như đã nói lên được sự phát triển của một hãng hàng không uy tín và với nỗ lực phục vụ hành khách trên các đường bay nội địa và quốc tế góp phần vào sự hội nhập chung để đưa văn hóa Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại.
‘’Ba mươi năm phát triển và trưởng thành
Vietnam Airlines giành nhiều thành tích.
Được sự tin yêu của khách trong, ngoài nước
Được gọi tên trên thế giới hàng không.’’
Trong thời gian qua các cấp ủy Đảng của Đoàn Tiếp Viên nói riêng và của Tổng công ty HKVN – Vietnamairlines trong quá trình và phát triển thì công tác chỉ đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp luôn nằm trong quỹ đạo văn hóa đặc sắc Việt Nam mà Đề cương văn hóa Việt Nam chính là tiền đề, văn kiện đầu tiên để đảng phát triển và luôn làm mới.
Điều đó đã phản ánh sự vận dụng sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội XIII của Đảng, nghị quyết Đại hội Đảng Bộ khối lần thứ III, nghị quyết ĐH đảng bộ TCT lần thứ 5( nhiệm kỳ 2020-2025). Công tác tổ chức xây dựng Đảng, tình hình, kết quả thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chiến lược, tầm nhìn đến năm 2045 theo định hướng khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
Tại hội nghị tập huấn ngiệp vụ công tác Đảng năm 2024 của Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (22.8.2024-28.8.2024) tại Quảng Ninh sau năm ngày trao đổi học tập trao đổi học tập nghiêm túc đã có rất nhiều nội dung đã hoàn thành chương trình đề ra như là : nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, tuyên truyền các nội dung đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tiến tới đại hội lần thứ XIV của ĐCSVN.
Tiếp tục đổi mới đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên truyền , thông tin theo hướng đa dạng hóa, ngắn gọn dễ hiểu, dễ thực hiện phù hợp với từng đối tượng; triển khai mạnh mẽ Giải Búa Liềm Vàng khối DNTW năm 2024 đến từng tổ chức cơ sở đảng ( Đây là một nội dung quan trọng mà Đảng Ủy TCTHKVN đã triển khai đến Đảng Ủy Đoàn Tiếp viên và đến từng chi bộ trong hệ thống của VNA)
Trong những năm vừa qua toàn đảng viên trong đảng bộ ĐTV chúng ta đã thực hiện nghiêm các nghị quyết liên quan đến việc tiếp tục bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22.10.2018 của Bộ Chính Trị khóa XII, việc này được quán triệt và thực hiện đến từng đảng viên trong chi bộ trực thuộc.
Một Nghị quyết hết sức quan trọng đối với TCTHKVN là nghị quyết số 06-NQ/ĐUK của ban chấp hành đảng bộ Khối DNTW, nghị quyết số 270-NQ/ĐUTCT ngày 16 tháng 1/2024 về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại TCTHKVN đã được triển khai rộng rãi đến toàn Đảng bộ.
Các cán bộ, công nhân viên, tiếp viên hàng không đã được học tập về nền kinh tế trải nghiệm và nâng tầm dịch vụ của Vietnam Airlines luôn coi khách hàng ở trung tâm trong mọi suy nghĩ và hành động ,được chú trọng phát triển số hóa thông tin và phân tích dữ liệu khách hàng để nâng tầm dịch vụ bằng các trải nghiệm cá nhân hóa nhằm nuôi dưỡng lòng trung thành của khách trong nền kinh tế trải nghiệm từ đó mang lại hiệu quả cho Vietnam Airlines là một trong những cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, góp phần chung trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà đảng ta đã và đang xây dựng.
Toàn thể cán bộ công nhân viên đều được học tập về Nền kinh tế trải nghiệm theo cách vận động của thị trường hàng không tức là trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu mạnh Vietnamairlines, là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho hãng.
Nền kinh tế trải nghiệm mang đến cho nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp một phương thức mới để hiểu về khách hàng,như một cách tiếp thêm năng lượng cho khách hàng thông qua các dịch vụ trải nghiệm chất lượng cao và hơn thế nữa, đó không chỉ đơn giản là việc bán những trải nghiệm đáng nhớ hay có ý nghĩa cho khách hàng mà chúng ta tin rằng với thương hiệu mạnh của mình.
Vietnam Airlines trong tương lai đã và đang thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn và mang đến cho khách hàng của họ những trải nghiệm khơi dậy cảm xúc mạnh mẽ lưu giữ ấn tượng tốt đẹp với cả hệ thống của VNA. Giúp công ty trở nên khác biệt và vượt trội bằng cách cung cấp trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng của VNA.
Điều đó minh chứng cho những chính sách lớn về Nâng tầm dịch vụ trong nền kinh tế trải nghiệm,là điểm ‘’ Chạm’’ trong việc xây dựng Tư duy văn hóa dịch vụ hàng không của Vietnam Airlines. Không chỉ phát triển nhiều khách hàng trung thành cho hãng mà còn mang lại lợi nhuận cao hơn, tạo ra được nhiều cảm xúc khi khách hàng trải nghiệm bay cùng Vietnamairlines.
2. Liên hệ thực tiễn đến từng chi bộ, đảng viên LĐTV 6 thông qua các tài liệu đảng mà Đảng ủy tổng công ty và Đoàn tiếp viên đã triển khai:
Liên đội Tiếp viên 6, đứng đầu là đồng chí Phạm Minh Hiền 4 Bí thư chi bộ, Đoàn phó, Liên đội trưởng luôn quán kịp thời các tài liệu sinh hoạt chi bộ thường xuyên định kỳ hàng tháng đến từng đảng viên trong chi bộ để từ đó mỗi hạt nhân đảng viên trong chi bộ sẽ lan tỏa các chủ trương chính sách đến với quần chúng trong liên đội.
Đặc biệt nhấn mạnh nhiều đến việc học tập giá trị tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay, là người đặt nền móng xây dựng nền đạo đức mới- đạo đức cách mạng đồng thời là nhà thực hành đạo đức mẫu mực và vĩ đại của Việt Nam.
Tư tưởng, tấm gương đó vẫn tiếp tục soi sáng, định hướng cho công cuộc xây dựng chỉnh đốn đảng, tiếp tục bồi hoàn nền đạo đức mới, con người mới, xã hội mới nhằm đưa dân tộc Việt Nam đến văn minh và tiến bộ.
Các đảng viên trong chi bộ hiểu rõ nội dung trong bối cảnh mới của đất nước đang phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế với sự xâm nhập, giao thoa của nhiều luồng văn hóa và trong điều kiện phát triển của công nghệ, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt thì Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân vừa đảm bảo lợi ích cốt lõi quốc gia, vừa phải ổn định tình hình an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền, ghìn giữ bồi đắp giá trị văn hóa dân tộc…
Đồng chí Nguyễn Thu Lý –Đảng viên, Liên đội phó Lđ TTV6, Giáo viên dịch vụ đã phát biểu trong buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ theo chuyên đề xây dựng văn hóa dịch vụ như sau: ‘’Là hãng hàng không quốc gia, VNA chúng ta cam kết mang đến cho khách hàng những chuyến bay an toàn tuyệt đối, đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Để làm được điều đó, mỗi nhân viên của VNA – các VNA-er đã và đang thể hiện sự chuyên nghiệp, nhiệt huyết, thân thiện, chủ động bày tỏ quan tâm tới khách hàng. Tất cả các phẩm chất đó được xây dựng trên cơ sở bản sắc văn hoá Việt.
Vì vậy, giữ gìn bản sắc văn hoá Việt là điều cốt lõi mà mỗi VNA-er cần duy trì, phát huy: Trong cách phục vụ luôn thể hiện con người Việt Nam hiếu khách, thân thiện, khiêm nhường,… Phát huy văn hoá Việt Nam đồng thời luôn sáng tạo, phát triển bản thân để mang đến cho khách hàng những dịch vụ xuất sắc, ví dụ như ẩm thực Việt. Các TVHK chúng ta cần nắm vững các kiến thức sản phẩm dịch vụ mang bản sắc văn hoá Việt, chủ động, tự tin giới thiệu với hành khách để với họ, mỗi chuyến bay VNA là một trải nghiệm khó quên.’’
Khi cả nước đang nỗ lực thi đua để chuẩn bị chào mừng đại hội đảng các cấp và đại hội lần thứ XIV của đảng, bản thân tôi và các đảng viên khác trong chi bộ khi được chi bộ giao nhiệm vụ viết về giải Búa Liềm Vàng hàng năm không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là niềm tự hào của mỗi đảng viên trong chi bộ LĐTV6 góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng và phát triển của Đảng bộ Đoàn Tiếp Viên nói riêng và cả Tổng Công ty nói chung.
Đã nhiều chuyến bay tôi cũng đã cùng các đồng nghiệp của mình sáng tác những vần thơ mang âm hưởng trữ tình quê hương nhưng sâu lắng gửi tặng hành khách trên chuyến bay xa để rồi với cảm xúc dâng trào khi hành khách chia sẻ trên các nền tảng xã hội đã ra tạo hiệu ứng lan tỏa sự tích cực của hành khách đối với Vietnamairlines:
… ‘’bản tình ca thoang thoảng gió heo may.
Chiều hôm nay, bay qua từng ngọn gió.
Qua bờ tre, lấp ló những cánh đồng.
Vượt biển xanh bát ngát sóng mênh mông.”…
… Để rồi khi nói về xây dựng văn hóa doanh nghiệp chỉ đơn giản như chính là khi những đồng nghiệp của chúng tôi viết về các nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp trong ‘’vạn dặm nâng niu” của ĐTV khi thực hiện nhiệm vụ bay phục vụ các khách hàng thân yêu của mình, họ đẹp tựa như những cánh sen vàng thuần khiết và tinh khôi…
‘’Tóc dài búi chặt lưới bao
Áo dài vén gọn ra vào đoan trang.
Giầy cao đi đứng thẳng hàng,
Dáng thon, mặt sáng, đôi hàng mi cong.
Môi xinh điểm nụ cười hồng
Má đào, mũi thẳng, hàm răng trắng đều.’’