Ban CNTT và Chương trình hành động thực hiện chuyển đổi số

Không nằm ngoài xu hướng chuyển đối số của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, VNA cũng đang từng bước chuyển mình để có thể hòa nhập và trở thành một hãng hàng không số hàng đầu khu vực. Là một Ban chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp VNA trong việc xây dựng, triển khai và đảm bảo hoạt động cho cơ sở hạ tầng thông tin, hạ tầng dữ liệu và đảm bảo ANTT – Ban Công nghệ Thông tin…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Theo dòng lịch sử, thế giới đã trải qua 03 cuộc cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng về sản xuất cơ khí vào cuối thế kỷ 18, cuộc cách mạng về sản xuất hàng hóa hàng loạt vào cuối thế kỷ 19 và cuộc cách mạng thứ 03 là cuộc cách mạng về số hóa vào những năm 1960. Hiện tại, trong thế kỷ 21 – cả thế giới đã và đang bước vào cuộc cách mạng thứ 4 – là cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Cuộc cách mạng 4.0 (CMCN 4.0) là một cuộc cách mạng đại diện cho các công nghệ mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số, được đánh giá dựa trên các công nghệ trong nhiều lĩnh vực như dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), robotics, công nghệ sinh học, các công nghệ tự vận hành: xe tự lái, máy bay không người lái… Các công nghệ này tác động rất lớn đến đời sống xã hội cũng như sản xuất kinh doanh và cả các hệ thống chính trị, kinh tế thế giới. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, CMCN 4.0 cho thấy bước tiến vượt bậc về việc nâng cao năng suất, chất lượng cũng như trải nghiệm của người dùng đối với một sản phẩm dịch vụ. Đồng thời CMCN 4.0 cũng góp phần sinh ra một mô hình kinh tế mới – mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy). 

Trên thực tế kinh tế chia sẻ không phải là một lĩnh vực mới, nhưng dưới sự tác động của CMCN 4.0, mô hình này dần dần chuyển đổi từ hoạt động chia sẻ truyền thống (giữa các thành viên gia đình, bạn vè) chuyển sang hình thức kinh doanh (cho thuê, mượn, trao đổi sản phẩm dịch vụ giữa những người không quen biết) với mục đích thương mại. Có thể kể đến những mô hình kinh tế chia sẻ đi đầu cho cuộc cách mạng 4.0 trong một vài lĩnh vực như:

Lĩnh vực vận tải: Uber, Grab, Didi, Yandex, Gojek

Lĩnh vực chia sẻ phòng ở: Airbnb, Homeaway, Expedia,…

Lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending): Zopa Funding Circle, Lending Club, Lufax,…

Cuộc CMCN 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh đang làm thay đổi toàn bộ bối cảnh trên toàn cầu và tất nhiên Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc cách mạng này. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thường xuyên đưa ra nhiều thông điệp yêu cầu thức đẩy CMCN 4.0 trong các hội nghị, hội thảo, diễn đàn,… và nhận định CMCN 4.0 là xu thế tất yếu mà Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp, công ty, tổ chức nói riêng phải tập trung hướng đến để có thể bắt kịp các nước phát triển trên thế giới.

Không nằm ngoài xu hướng chuyển đối số của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, VNA cũng đang từng bước chuyển mình để có thể hòa nhập và trở thành một hãng hàng không số hàng đầu khu vực. Là một Ban chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp VNA trong việc xây dựng, triển khai và đảm bảo hoạt động cho cơ sở hạ tầng thông tin, hạ tầng dữ liệu và đảm bảo ANTT – Ban Công nghệ Thông tin…

alt text
Các thành viên Ban CNTT. (Ảnh: CNTT).

Thực hiện Kế hoạch số 136/KH/ĐUTCT ngày 02/08/2021 của Đảng ủy TCT Hàng không Việt Nam về Kế hoạch Tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK ngày 07/06/2021” của BCH Đảng bộ Khối DNTW về “Thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Nghị quyết số 55/NQ/ĐUTCT ngày 16/6/2021 cảu DDUTHK về “Triển khai công tác Chuyển đổi số tại TCTHK Việt Nam giai đoạn 2021-2025”, Ban Công nghệ thông tin đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Triển khai áp dụng công nghệ hạ tầng số, dữ liệu số để cấu trúc lại quy trình, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý điều hành của TCTHK; Trở thành doanh nghiệp định hướng dữ liệu (data-driven enterprise), hoàn thành mục tiêu đưa Vietnam Airlines trở thành Hãng hàng không số hiện đại trước năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

Vietnam Airlines trở thành đơn vị dẫn đầu về chuyển đổi số và dẫn đầu về an ninh thông tin, thương mại điện tử trong số các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước với các mục tiêu chính như sau:

► Phát triển hạ tầng số:

– Đẩy mạnh triển khai hạ tầng CNTT sử dụng công nghệ Cloud Computing (Infrastructure as a Service – IaaS, Platform as a Service – PassS, Software as a Service – SaaS). Giảm dần các hệ thống hosting tại trung tâm dữ liệu truyền thống On Premise. Đến năm 2025, hoàn thành chuyển đổi 0% các hệ thống lên môi trường Cloud.

– Đẩy mạnh triển khai mạng WAN trên cloud để thay thế cho mô hình mạng truyền thống. Triển khai ứng dụng công nghệ mạng 5G để truyền dữ liệu và backup cho các kênh truyền thống.

► Tổ chức, quản trị dữ liệu:

– Xây dựng kho dữ liệu dùng chung đáp ứng nhu cầu Xử lý dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc; xây dựng khung quản trị dữ liệu; Quản lý chất lượng dữ liệu; Quản lý vận hành dữ liệu – DOC; Quản lý an ninh dữ liệu;…

– Hoàn thành hệ thống báo cáo thông minh cho tất cả các khối/ lĩnh vực trước năm 2025.

– Tích hợp các ứng dụng, các nguồn dữ liệu giúp các nhóm làm việc hiệu quả hơn, ra quyết định nhanh hơn, tiết kiệm chi phí;

alt text
Tích hợp các ứng dụng, các nguồn dữ liệu giúp các nhóm làm việc hiệu quả hơn, ra quyết định nhanh hơn. (Ảnh: CNTT).

3. Nhiệm vụ và giải pháp

Thống nhất nhận thức về chuyển đổi số và vai trò của cấp ủy và người đứng đầu. Cấp ủy, người đứng đầu tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Đảng ủy TCT về chuyển đổi số; tổ chức phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức của đảng viên, người lao động trong Ban về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số; chỉ đạo đổi mới hoạt động, điều hành sang môi trường số; tiên phong, đi đầu trong công việc chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của ban CNTT.

Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT hiện có, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để tham mưu cho cấp ủy về chuyển đổi số.

► Phát triển hạ tầng số:

– Tham mưu trong việc tổ chức các hệ thống CNTT tại các trung tâm dữ liệu của TCT hoặc trên môi trường Cloud với lộ trình và kế hoạch cụ thể đối với các hệ thống đang chuẩn bị nâng cấp/ triển khai mới. Đảm bảo độ sẵn sàng của các hệ thống CNTT theo các chỉ tiêu KPIs đề ra đáp ứng nhu cầu của chuyển đổi số.

– Thúc đẩy việc ứng dụng, quản trị dữ liệu, hướng đến ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng các hệ thống giám sát, điều hành tập trung nâng cao khả năng phân tích thông tin và dự báo phục vụ chung cho quản trị, điều hành của TCT.

► Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng:

– Đảm bảo công tác an ninh thông tin, an toàn dữ liệu và an ninh mạng theo các chỉ tiêu KPIs đề ra nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi số, bảo vệ dữ liệu nội bộ, tài chính và khách hàng của TCT.

– Duy trì và liên tục cập nhật Quy chế bảo mật an toàn thông tin của TCT nhằm tuân thử các quy định của pháp luận Việt Nam, các tổ chức, hiệp hội mà TCT tham gia và luật pháp các nước trên thế giới.

– Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo, kiểm tra nhận thực của cán bộ, đảng viên, người lao động về an toàn bảo mật thông tin trên môi trường số.

Ban CNTT

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.