Vietnam Airlines được đối tác giảm hơn 23.300 tỷ đồng chi phí thuê tàu bay

Trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Vietnam Airlines đã được đối tác giảm hơn 1 tỷ USD (hơn 23.300 tỷ đồng) chi phí và nghĩa vụ thanh toán tiền thuê tàu bay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Theo đó, Vietnam Airlines (VNA) và đối tác cho thuê tàu bay là ALC đã ký thỏa thuận hỗ trợ chi phí thuê tàu bay vào chiều 15/12 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Vietnam Airlines cho biết đạt được thỏa thuận hỗ trợ với Air Lease Corporation (ALC) sau một thời gian dài đàm phán dưới sự chỉ đạo và theo dõi sát sao của Thủ tướng.

Theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ALC sẽ giảm giá trực tiếp tiền thuê tàu bay trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng hiện tại (khoảng 420 triệu USD) và cắt giảm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê thông qua việc hủy, lùi lịch nhận các tàu bay mới (hơn 600 triệu USD) cho Vietnam Airlines, tương đương số tiền hãng được đối tác hỗ trợ tương đương hơn 23.300 tỷ đồng.

alt text
Vietnam Airlines được đối tác miễn giảm hơn 23.300 tỷ đồng chi phí và nghĩa vụ thuê tàu bay

Có trụ sở tại Los Angeles (Hoa Kỳ), ALC là một trong những công ty cho thuê tàu bay lớn nhất thế giới với hơn 450 tàu bay cho thuê trên toàn cầu. ALC là đối tác cho thuê tàu bay lớn nhất của VNA với tổng số 22 chiếc thuộc các dòng tàu bay thế hệ mới nhất, chiếm hơn 30% trong tổng số các tàu bay thuê của hãng.

Thỏa thuận hỗ trợ với ALC là thành quả quan trọng, góp phần giúp VNA tiết kiệm đáng kể các chi phí tàu bay, cân đối dòng tiền và vượt qua những khó khăn bởi đại dịch Covid-19. VNA đã và đang triển khai quyết liệt kế hoạch tái cơ cấu, thực hiện các biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong dài hạn.

Trong khi đó, với đội tàu bay lớn nhất Việt Nam gồm hơn 100 chiếc, VNA có chi phí tàu bay chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng chi phí. Đội tàu bay quy mô lớn, trong khi nhiều đường bay đều bị tạm dừng vì Covid-19, đã gây ra áp lực chi phí không nhỏ lên VNA. Do đó, tái cơ cấu đội tàu bay, cắt giảm chi phí là mục tiêu chiến lược để hãng sớm vượt qua khủng hoảng Covid-19.

Trước đó, trong đại hội cổ đông bất thường tổ chức ngày 14/12 vừa qua, Vietnam Airlines đã công bố kế hoạch bán 15 chiếc tàu bay trong tháng này và 12 chiếc trong 2 năm tới, gồm 21 tàu A321 và 6 tàu ATR-72.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết kế hoạch này nhằm bán bớt tàu bay hãng đang sở hữu và đẩy sớm hơn quá trình hiện đại hoá đội bay, thay thế cho những tàu trên 12 năm tuổi.

Trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, để tàu bay không phải “nằm đất”, cũng như tận dụng cơ hội từ thị trường hàng hoá, Vietnam Airlines đã tháo ghế 8 tàu bay thân rộng và 7 tàu bay A321 để chờ hàng. Doanh thu từ chở hàng của hãng năm nay ước đạt xấp xỉ 8.000 tỷ đồng – cao hàng đầu trong nhóm các hãng bay Đông Nam Á.

Để chuẩn bị cho việc bay quốc tế trở lại sắp tới, Vietnam Airlines vẫn đang làm việc rất sát với Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải, ngành du lịch. Hãng này xác định các thị trường quan trọng để mở đường bay là Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng xem xét báo cáo để mở thêm đường bay từ Mỹ, châu Âu bởi lượng người Việt học tập, làm việc có nhu cầu về quê ăn Tết rất lớn.

Theo báo danviet.vn

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.