Linh vật của người Việt

Linh vật được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng, niềm tin tâm linh, tôn giáo

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

alt text

Si vẫn hình đầu rồng Đất nung. Thời Lý, thế kỷ 11 – 13

Linh vật là những con vật linh thiêng thường được mô tả trong văn hóa dân gian, thần thoại, truyền thuyết và được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.

Linh vật của người Việt rất phong phú, được người Việt sáng tạo nên hoặc giao lưu, tiếp biến từ các nền văn hóa bên ngoài, phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc. Mỗi linh vật đều mang một hoặc nhiều chức năng, ý nghĩa biểu tượng văn hóa khác nhau, vừa thể hiện bản sắc riêng phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, vừa mang đặc điểm, phong cách nghệ thuật đặc trưng riêng của mỗi thời kỳ lịch sử.

Vật Tổ (tô tem giáo) trong văn hóa Đông Sơn

Trong buổi đầu hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, cư dân Việt CỔ – chủ nhân sáng tạo văn hóa Đông Sơn (cách đây khoảng 2.000 – 2.500 năm) đã định cư và liên kết vững chắc thành cộng đồng quốc gia – dân tộc. Lúc này, ý thức dân tộc đã nảy sinh và định hình, người Việt Cô đã bắt đầu xây dựng huyền thoại về Tổ tiên, nguồn gốc dân tộc qua tín ngưỡng thờ vật Tổ. Hình ảnh chim lạc có mặt ở hầu hết trống đồng Đông Sơn và những danh từ Lạc Việt, Lạc tướng, Lạc dân, Lạc điền ghi trong sách CB chứng tỏ đây là vật Tổ của cộng đồng người Việt CỔ. Nếu họ không chỉ theo tô tem của một loại động vật, thì ta thấy ngoài chim lạc, còn có giao long (cách điệu từ cá sấu), hươu, CÓc… cũng xuất hiện phổ biến trên đồ đồng Đông Sơn.

Từ bộ Tứ linh…

Đứng đầu trong các linh vật được người Việt tôn thờ phổ biến là bộ Tứ linh: long (rồng), ly (kỳ lân), quy (rùa), phương. Đây cũng là những linh vật quan trọng trong văn hóa các nước Á Đông. Ở Việt Nam, đề tài Tứ linh xuất hiện liên tục và dày đặc trong nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau từ cung đình tới dân gian. Khi đứng riêng lẻ và tùy theo hoàn cảnh xuất hiện khác nhau thì mỗi đề tài mang một ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Chẳng hạn, rồng là biểu tượng linh thiêng gắn với tổ tiên, cội nguồn dân tộc thông qua truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”, rồng còn là hình ảnh gắn với thần quyền, vương quyền. Kỳ lân là hiện thân của lòng nhân từ, mỗi khi nó xuất hiện là điềm báo có thành nhân, minh quân ra đời. Phượng là biểu tượng của thời thái bình thịnh trị, đại diện cho đức hạnh và cái đẹp. Rùa tượng trưng cho sự bền vững, trường tồn. Nhưng khi cùng xuất hiện thành bộ trên một hiện vật, Tứ linh mang ý nghĩa biểu tượng bao quát hơn. Nó thể hiện mong ước thái bình thịnh trị, xã hội an lạc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người được no đủ, sống lâu…

… đến những linh vật huyền thoại khác

Ngoài bộ Tứ linh, người Việt còn sử dụng nhiều loại linh vật huyền thoại khác: sấu, ngựa có cánh, garuda, cá hóa rồng, long mã, bồ lao, si vẫn… Đây là những linh vật tưởng tượng, hoặc được ghép từ hai hoặc người Việt, có đầu sư tử, thân chồn, đuôi sóc, thường được thể hiện trên mặt dốc thành bậc trước cửa chùa, tháp. Ngựa có cánh là một loại ngựa thần trong văn hóa phương Tây, gọi là pegasus, được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ 15, trên đồ gốm xuất khẩu thông qua đặt hàng của thương nhân nước ngoài. Còn garuda là một loại chim thần có nguồn gốc từ Ấn Độ, thường được miêu tả trong hình thức người – chim. Trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam, garuda là linh vật trấn giữ các góc tháp, đỡ góc bệ thờ hoặc mái đao chùa garuda là hình ảnh tiêu biểu cho sự giao lưu văn hóa Đại Việt – Champa. Cả hoá rồng gắn với tích “Ngư dược vũ môn” của khoa cử nho học, tượng trưng cho sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới | thành công của các sĩ tử.

Những linh vật huyền thoại còn lại đều là những biểu tượng văn hóa chung của khu vực Á Đông, được người Việt tiếp biến, sử dụng.

Long mã là linh vật có đầu rồng, thân ngựa, thường xuất hiện thành cặp với thần quy (rùa thần) trong đề tài về hà đồ – lạc thư. Đây là cặp biểu tượng khởi nguyên của Kinh dịch, tư tưởng triết học về quy luật của sự biến đổi. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực như vũ trụ, thiên văn, địa lý, phong thủy, trị nước, nhân mệnh…

Bộ Lao là linh vật theo truyền thuyết có nguồn gốc từ động vật biển, rất sợ cá kình. Khi bị cá kình đuỗi đánh thì kêu rống lên rất to. Người xưa khi đúc chuông thường tạo quai hình bồ lao, còn dùi thì làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Ở Việt Nam, bồ lao thường được thể hiện dưới dạng hình rồng hai đầu.

Theo truyền thuyết, si vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Bởi vậy, người xưa thường đắp nó trên nóc mái các Công trình kiến trúc với ý nghĩa phòng ngừa hoả hoạn. ở Việt Nam, si vẫn còn được gọi với tục danh là con kìm, trong nhiều hình thức khác nhau: hình đầu rồng, hình rồng, hình cá, hình đầu rồng đuôi cá, hình đuôi si, hình đầu rồng đuôi si.

Và những con vật có thật được linh hóa

Nhiều con vật có thật có sức mạnh, mang những thuộc tính tốt đẹp, đem lại lợi ích hoặc gần gũi với đời sống cũng được người Việt tôn thờ hoặc gán cho những ý nghĩa biểu tượng tốt đẹp. Chúng thường được tạc bày trong các không gian thờ cúng, trang trí kiến trúc hoặc đặt trước công cung điện, đền, chùa, lăng mộ… với chức năng trấn giữ, bảo vệ, trừ tà… Đó là sự tử, hổ, voi, khỉ, ngựa, chó, hạc, rắn, uyên ương… Những linh vật này có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian, Phật giáo, Nho giáo hoặc Đạo giáo. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc sử dụng hỗn hợp các hình tượng tôn giáo khá phổ biến. Trong nhóm này, sư tử là linh vật có diễn biến phát triển phức tạp, đa dạng nhất cả về tên gọi, đặc điểm hình tướng, chức năng sử dụng và ý nghĩa biểu tượng. Trong số Tết Đinh Dậu 2017, chúng tôi sẽ kể tới độc giả câu chuyện đầy đủ, hấp dẫn hơn về linh vật này.

Theo heritagevietnamairlines.com

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.