Kiến nghị Hà Nội khôi phục vận tải đường bộ, hàng không

Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng Hà Nội cần xác định sống chung với dịch về lâu dài, dần mở lại vận tải hành khách để tạo điều kiện cho người dân đi lại.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngày 30/9, Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn khôi phục vận tải hành khách công cộng tại địa phương nới lỏng giãn cách sau Chỉ thị 16. Việc triển khai cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định, riêng lĩnh vực hàng không, đường sắt do Bộ Giao thông Vận tải quyết, có sự đồng thuận của địa phương nơi đi, nơi đến.

Hà Nội đã thực hiện Chỉ thị 15 được 10 ngày, nhưng vẫn dừng hoạt động xe khách liên tỉnh và xe buýt nội đô. Thành phố kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục dừng đường bay đến Nội Bài, dừng vận tải khách bằng đường sắt đến Hà Nội. Lý do là tình hình dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố phía Nam và một số địa phương khác còn phức tạp; nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Hà Nội còn rất cao.

Với góc nhìn chuyên gia, ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội, đánh giá tình hình dịch bệnh ở Hà Nội đã cơ bản được kiểm soát, tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi một hơn 90%. Đây là lượng người tham gia giao thông chính. Trong bối cảnh này, thành phố nên cho phép xe buýt nội đô, xe khách liên tỉnh hoạt động, áp dụng quy định phòng dịch với bến xe, người lái, người phục vụ và hành khách theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải. Xe khách liên tỉnh không được dừng đỗ tại địa bàn có dịch.

“Nếu phòng dịch quá cẩn trọng thì không thể sống chung với dịch như chỉ đạo của Chính phủ và làm đứt đoạn chuỗi sản xuất, ảnh hưởng công việc của người dân. Chúng ta cần tập sống chung với dịch”, ông Liên nói.

alt text
Xe buýt vẫn dừng hoạt động tại Hà Nội. (Ảnh: Ngọc Thành).

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cũng cho rằng Hà Nội nên mở lại tuyến xe khách đến các tỉnh đã hết dịch sau 15 ngày vì khi khôi phục sản xuất kinh doanh thì người dân các tỉnh có nhu cầu về thủ đô làm việc.

Bộ Giao thông Vận tải đã lập kế hoạch vận tải khách đã lấy ý kiến địa phương, trong đó có Hà Nội. Bộ ban hành hướng dẫn thì các địa phương cần thực hiện thống nhất, tránh mỗi nơi một kiểu. “Địa phương phải chịu trách nhiệm về phòng chống dịch nên thường đặt ra yêu cầu riêng, song về chuyên ngành giao thông thì cần chấp hành hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải”, ông Quyền nói.

Với hàng không, ông Bùi Doãn Nề, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam, nói Hà Nội – TP HCM là đường bay trục chính trong mạng nội địa, nối liền hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Từ đây, các chuyến bay nối chuyến đi tới các sân bay nội địa và quốc tế.

Nếu Hà Nội vẫn đóng cửa Nội Bài thì kế hoạch phục hồi đường bay nội địa của ngành hàng không chưa thể thực hiện. Trục bay Nội Bài – Tân Sơn Nhất chưa được mở thì cơ hội vực dậy ngành hàng không càng chậm, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và sự đi lại của người dân. Các địa phương cần thực hiện theo lộ trình mở đường bay của Bộ Giao thông Vận tải để thúc đẩy kinh tế xã hội.

alt text
Máy bay đỗ la liệt tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: Ngọc Thành).

Lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp hàng không kiến nghị sớm khôi phục các đường bay nội địa, nhất là chặng Hà Nội – TP HCM. Hành khách cần đáp ứng điều kiện như đã tiêm vaccine hoặc có xét nghiệm âm tính, việc tuân thủ 5K.

“Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ xem xét, sớm áp dụng cơ chế sử dụng hộ chiếu vaccine vì nhiều nước đã áp dụng để mở cửa. Các doanh nghiệp hàng không cũng đã xây dựng quy trình kiểm soát, khai thác chặt chẽ để phòng chống dịch an toàn và giảm thủ tục phiền hà cho khách hàng”, ông Nề nói.

Về phía cơ quan quản lý, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không Việt Nam, nhận định vướng mắc lớn nhất trong việc mở lại các đường bay thương mại nội địa là ở địa phương như Hà Nội. Nhu cầu đi lại của hành khách rất lớn. Khôi phục vận tải tại các địa phương nới lỏng giãn cách là vấn đề sống còn, không chỉ với ngành hàng không.

Bộ Y tế đã hướng dẫn về điều kiện hành khách đi các chuyến bay nội địa để đảm bảo phòng dịch, là cơ sở để mở đường bay. Ông Thắng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ thống nhất trên cả nước, tránh để mỗi địa phương áp dụng một cách, gây khó khăn cho mở đường bay.

Trong đợt dịch thứ tư, Hà Nội ghi nhận gần 4.000 ca Covid-19, gần đây thêm chưa tới 10 ca mỗi ngày. Riêng sáng 1/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận 5 ca qua sàng lọc ho sốt, chưa rõ nguồn lây. Quận Nam Từ Liêm phải cách ly hai tòa chung cư, quận Hoàn Kiếm tạm thời phong tỏa phố Phủ Doãn.

Theo Vnexpress

Spirit Vietnam Airlines
Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.