[VNAerAtHome] Lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực là “chế tài” phòng dịch tốt nhất

Phần thi tham gia thử thách của chị Trần Hồng Nga, Ban KHPT ở hạng mục “Bé khoẻ bé đẹp”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

IRONMAN 70.3 Đà Nẵng 2020 – Embracing challenges

Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, một thực tế không thể tránh khỏi là chúng ta phải học cách thích nghi với cuộc sống trong thời kỳ cả nước đang căng mình chống chọi đại dịch, một trải nghiệm không hẳn “vui vẻ” gì khi mọi hoạt động thường ngày đều bị đảo lộn. Vậy làm sao để cân bằng cuộc sống trong mùa đại dịch này đây?

Mỗi người đều có cách thức để bảo vệ bản thân và gia đình một cách tốt nhất. Tôi cũng chọn cho mình một cách sống vì sức khỏe bản thân (tinh thần và thể lực), vì sức khỏe gia đình và cộng đồng xung quanh. Đó là tập tại nhà.

alt text
alt text

Lối sống lành mạnh với suy nghĩ tích cực luôn là “chế tài” phòng dịch tốt nhất.

Duy trì lối sống tích cực trong mùa dịch

Vậy là cuộc thi 3 môn phối hợp theo khuôn khổ IRONMAN 70.3 (70.3 dặm, bao gồm: bơi 1,2 dặm (1,9km), đạp xe 56 dặm (90km) và chạy bộ 13.1 dặm (21,1km)) đã dời ngày tổ chức từ 10/05/2020 sang 06/09/2020. Môn thể thao tôi lựa chọn làm điểm mốc đáng nhớ trong năm 2020 sau kế hoạch chạy Marathon tại Phú Quốc bị tạm hoãn.

Ironman 70.3 với tôi không đơn giản chỉ là một cuộc thi đấu, đó là một phong cách sống. Mỗi cá nhân sẽ tham dự vào cuộc thi sẽ có những mục tiêu khác nhau, nhưng tựu chung, đó là sự kỷ luật, cam kết rèn luyện bản thân và tuân thủ một cách nghiêm túc. Ở đâu đó sau vạch đích đó là cả một sự nỗ lức và đền đáp sau những tháng rèn luyện từ những lúc sáng sớm khi 2 đứa con còn đang say ngủ, hay những khoảng trống ngắn ngủi những lúc nghỉ trưa. Một cảm giác không thể diễn tả bằng lời.

Với một môn thể thao khắc nghiệt ngoài trời, các bài tập bổ trợ tại nhà không thể thay thể cho việc tập luyện Bơi, Đạp, Chạy ngoài trời được. Nhưng với thời điểm hiện tại lại hoàn toàn có ích thay vì “liều mình” ra các phòng Gym hay nơi tụ tập đông người. Điều tích cực là, cả nhà sau những giờ tập luyện luôn có những giây phút ấm áp và đầy ắp tiếng cười.

Trong những ngày “tự giác cách ly”, cuộc sống gia đình thú vị hơn bởi những người “bạn tập” bất đắc dĩ là 2 đứa con nhỏ (Sam 5 tuổi và Shin 2 tuổi) khi các bé hăng hái chạy nhảy và bắt chiếc các bài tập của mẹ như một phần của trò chơi trong ngày. Bé Sam rất hăng hái đạp xe và chạy quanh nhà trong khi bé Shin luôn “bắt chiếc” mẹ trong những động tác chống đẩy – nhưng thay vì nâng ngực bé mới chỉ biết nhổm mông và cười khanh khách.

Đối với tôi, 3 môn thể thao phối hợp không chỉ là câu chuyện thi đấu và tìm ra người thắng cuộc. Đó là một hành trình dài từ lúc đăng ký, lên kế hoạch tập luyện cũng như những cung bậc thăng trầm của cả chuyến hành trình dài với sự phân bổ thời gian, sức lực và cả chiến thuật để có thể về đích với những cố gắng và nỗ lực đến những giọt mồ hồi cuối cùng. Vì tôi biết rằng, đằng sau vạch đích đó là những lời động viên và vòng tay gia đình luôn chờ đợi.

Video tập luyện của tôi: 

Hãy cứ tin rằng tháng 9 tới đại dịch sẽ qua, cuộc sống lại trở lại bình thường và quãng thời gian trải qua là những “trải nghiệm” của cuộc sống. Như lời bài hát của Đen vâu “Kỷ niệm sẽ là thứ duy nhất, đi theo ta cả cuộc đời dài. Nếu không có gì để nhớ về, ta sợ lòng mình khô nứt nẻ”.

alt text
Chị Trần Hồng Nga.

Họ và Tên: Trần Hồng Nga

Năm sinh: 1987

Công tác tại: Ban Kế hoạch và Phát triển

Thời gian công tác: 9 năm

Sở thích: đọc sách, chơi piano và tập thể thao

Share bài viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.